- Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hồn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
40. PHÂN TÍCH NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU CỦA CƠNG CUỘC ĐỔI MỚI VÌ CNXH CỦA ĐẢNG.
CNXH CỦA ĐẢNG.
Năm bài học kinh nghiệm
Nhìn lại 30 năm đổi mới, từ những thành tựu cũng như những hạn chế, khuyết điểm, rút ra một số bài học sau:
Một là, trong q trình đổi mới phải chủ động, khơng ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam. Đây là bài học về “chủ động” và
“sáng tạo”.
Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn. Q trình đổi mới, bên cạnh những cơ hội, ln xuất hiện những vấn đề mới, những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân phải chủ động, không ngừng sáng tạo.
Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh ngày nay là sự nghiệp vơ cùng khó khăn, phức tạp và lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật để có một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sự nghiệp cách mạng đó địi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải kiên định, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là nhận thức đúng, vận dụng và không ngừng phát triển sáng tạo học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, làm cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hồn thiện đường lối đổi mới. Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Hai là, đổi mới phải ln ln qn triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa
vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Đây là bài học về “nhân dân” và “phát
huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc”.
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân. Xa rời, đi ngược lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất bại.
Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhân dân là người làm nên những thành tựu của đổi mới. Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ hưởng thành quả đổi mới. Đổi mới là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, càng cần phải phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cần phòng, chống đặc quyền, đặc lợi, chống suy thối, biến chất.
Ba là, đổi mới phải tồn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tơn trọng quy luật khách quan,
xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đây là bài học về đổi mới
tồn diện, đồng bộ, tơn trọng quy luật khách quan và thực tiễn.
Thực tiễn đã chỉ rõ, phải đổi mới toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị; từ hoạt động của cấp trung ương đến hoạt động của địa phương và cơ sở.
Trong quá trình đổi mới phải tổ chức thực hiện quyết liệt với bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, hiệu quả; khắc phục tình trạng nóng vội, chủ quan sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá công cuộc đổi mới; đồng thời phải chủ động, năng động, khơng ngừng sáng tạo, khắc phục tình trạng bảo thủ, trì trệ, bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Phải tôn trọng quy luật khách quan. Coi sự phát triển của thực tiễn là yêu cầu và cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ thực tiễn. Phải bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới. Để dân tin, dân ủng hộ, dân tích cực thực hiện đường lối đổi mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách khơng phù hợp, cản trở sự phát triển; thực hiện nói đi đơi với làm.
Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là bài học về “lợi ích dân tộc” và “phát huy sức mạnh tổng hợp”.
Luôn luôn coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập, tự chủ đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc là cơ sở để kết hợp sức mạnh thời đại, làm cho sức mạnh tồn dân tộc mạnh hơn, dựa trên ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Đây là bài học về “xây dựng Đảng và hệ thống chính trị”.
Cơng cuộc đổi mới là sự nghiệp vĩ đại, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới.
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến cơng tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới.
Thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới. Sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng được bắt nguồn và nhân lên từ sức mạnh của nhân dân. Củng cố, bồi dưỡng quan hệ mật thiết giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, trước hết là mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, là vấn đề trọng đại, cấp thiết, có ý nghĩa sống cịn đối với cách mạng Việt Nam.