- Sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng được bắt nguồn và nhân lên từ sức mạnh của nhân dân Củng cố, bồi dưỡng quan hệ mật thiết giữa các tổ chức
2011) có một số điều chỉnh quan trọng.
Thứ nhất:
Trong các đặc trưng, ngồi đặc trưng “Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” khơng đổi, Cương lĩnh năm 2011 có bổ sung hai đặc trưng bao trùm, tổng quát:
- “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Thực tiễn cho thấy, nước ta hiện nay, dân chủ và việc thực hiện dân chủ giữ vị trí và vai trị đặc
biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Dân chủ không những là mục tiêu, mà còn là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Khi dân chủ được bảo đảm mới có thể nói đến cơng bằng và đến lớn mạnh, những điều đó mới thể hiện sự văn minh.
-“có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Các đặc trưng khác diễn đạt mới rõ hơn, không chỉ là thay đổi từ ngữ mà chứa đựng những nội dung mới, với ý nghĩa phù hợp hơn với mục tiêu khi nước ta đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
Thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Nhà nước ấy thuộc về nhân dân, do nhân dân xây dựng nên và hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục tiêu căn bản của cơng cuộc đổi mới nói chung, của đổi mới chính trị và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng ở nước ta chính là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ hai: nếu Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội ''do nhân dân lao
động làm chủ'' thì trong Cương lĩnh 2011, đặc trưng thứ hai được điều chỉnh thành ''do nhân dân làm chủ''. Rõ ràng, khái niệm ''nhân dân” có nội hàm rộng hơn so với khái niệm ''nhân dân lao động'' được đề cập trong Cương lĩnh năm 1991. Điều này cho phép thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc và huy động sức mạnh của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, đặc trưng thứ 2 trong Cương lĩnh năm 1991 ''Có một nền kinh tế phát triển cao
dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu'' được Cương lĩnh 2011 bổ sung bằng ''Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp''. Điều này là cần thiết và đúng đắn. Bởi lẽ, theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quy luật về mối quan hệ
biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là xương sống của mọi hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ sở hữu chế độ công hữu) không đồng nhất với quan hệ sản xuất. Dù đóng vai trị hết sức quan trọng, song quan hệ sở hữu cũng chỉ là một trong 3 yếu tố (quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối) cấu thành quan hệ sản xuất.
Thứ tư, cụm từ ''được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng” trong đặc trưng thứ tư
của Cương lĩnh 1991 được Cương lĩnh 2011 lược bỏ và xác định là ''Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện”. Theo chúng tôi điều này là hợp lý. Bởi lẽ, sự ''ấm no, tự do, hạnh phúc'' của con người cũng đã bao hàm ý nghĩa được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất cơng.
Thứ năm, trong Cương lĩnh năm 2011 xác định ''con người... có điều kiện phát triển
tồn diện'' (trong Cương lĩnh 1991 viết: ''Con người... có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân'', cũng Văn kiện Đại hội X ghi ''con người ... được phát triển tồn diện''). Việc bổ sung cụm từ ''có điều kiện” là chính xác thể hiện trong chủ nghĩa xã hội sự phát triển của con người luôn được tạo điều kiện, đồng thời phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ sáu, trong đặc trưng thứ 5 của Cương lĩnh năm 1991 viết ''Các dân tộc trong nước
bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”; trong Cương lĩnh năm 2011, đặc trưng này được điều chỉnh thành ''Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển''. Việc thay thuật ngữ ''tương trợ'' bằng thuật ngữ ''tơn trọng'' hồn tồn đúng đắn và làm cho đặc trưng này có nội dung tồn diện hơn (với 4 tiêu chí: bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau), bởi thuật ngữ ''tương trợ” và ''giúp nhau” về cơ bản, có nội dung như nhau.
Thứ bảy, nếu Cương lĩnh 1991 xác định đặc trưng thứ 6 của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới'' thì trong Cương lĩnh 2011, nó được diễn đạt một cách chính xác hơn - ''Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới''. Cụm từ ''với các nước trên thế giới'' rõ ràng rộng hơn cụm từ ''với nhân dân tất cả các nước trên thế giới''. Nó thể hiện mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt Nam không chỉ với nhân dân các nước, mà cùng với nhà nước, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ của các nước trên thế giới.
Mọi kết quả nhận thức đều do thực tiễn quy định: Phải xuất phát từ thực tiễn và được chính thực tiễn kiểm nghiệm. Đó là biện chứng của quá trình nhận thức. Đặc biệt, việc xác định đúng và trúng những đặc trưng bản chất, cốt lõi của chủ nghĩa xã hội - một xã hội hoàn toàn mới và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phát triển xã hội của dân tộc ta, như cách nói của V.I.Lênin, chỉ có thể dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của hàng triệu người khi họ bắt tay vào hành động. Hơn nữa, thực tiễn luôn vận động, biến đổi không ngừng; do đó, lý luận cũng phải có sự thay đổi tương ứng nhằm phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với thực tiễn. Nghĩa là, sự điều chỉnh, bổ sung và phát triển những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội cho sát với thực tế khách quan luôn là việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xun. Đó cũng chính là ý nghĩa của nguyên tắc mang tính phương pháp luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra: lý luận phải gắn liền với thực tiễn.