LÀM RÕ NHỮNG BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG ĐỔI MỚI TƯ DUY QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Giải đề cương lịch sử đảng VN (Trang 67 - 69)

III. Ý nghĩa của hội nghị

28. LÀM RÕ NHỮNG BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG ĐỔI MỚI TƯ DUY QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM

KINH TẾ CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 1985

Trong suốt giai đoạn 1979-1985, Đảng đã có nhiều đột phá trong tư duy quản lý kinh tế:

- Sau năm 1975, đất nước cịn vơ vàn những khó khăn. Đó là: Hậu quả của 30 năm chiến tranh đối với cả nước và chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam phải giải quyết vô cùng nặng nề; miền Nam hậu quả của chiến tranh và chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; miền Bắc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bị tàn phá nặng nề trong hai cuộc chiến tranh phá hoại năm 1964-1968 và năm 1972; Nền kinh tế quốc dân mất cân đối một cách gay gắt, nhất là cung-cầu lương thực, sản xuất không đủ tiêu dùng. Trong khi đó, Mỹ và các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng nước ta. Nhân dân VN phải tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây-Nam và biên giới phía Bắc. Các nước XHCN gặp nhiều khó khăn, đã bộc lộ trì trệ, địi hỏi phải cải cách, cải tổ....

- Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) được là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, “tìm kiếm lối thốt” cho nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng, trì trệ với những chủ trương, biện pháp cấp bách, mạnh mẽ, kiên quyết, đem lại hiệu quả thiết thực nhằm đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, làm cho sản xuất “bung ra”; tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển…; đồng thời được tự do lưu thơng hàng hóa, xóa bỏ “ngăn sông, cấm chợ”. Đặc biệt là Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư ngày 13/01/1981 về cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp...

- Trước hiện tượng “khốn chui” trong hợp tác xã nơng nghiệp ở một số địa phương, sau khi tổ chức thí điểm, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981) về khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp. Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khốn theo diện tích và tự mình làm các khâu, cấy, chăm sóc và thu hoạch, cịn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức khoán

sẽ được hưởng và tự do mua bán. Chủ trương đó được nơng dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu rộng.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khốn, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Những chủ trương trên đã tạo nên động lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất cơng nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%.

- Hội nghị Trung ương 6 (7-1984) chủ trương tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông với hai loại công việc cần làm ngay: Một là, phải đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do; Hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế.

- Hội nghị Trung ương 7 (12-1984) xác định kế hoạch năm 1985 phải tiếp tục coi mặt trận sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Hội nghị Trung ương 8 khoá V (6-1985) được coi là bước đột phá thứ hai trong q trình tìm tịi, đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

- Về cơ chế quản lý kinh tế, Hội nghị cho rằng, bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi

mới cơ chế quản lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển. Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa là: Đổi mới kế hoạch hoá theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng hoá-tiền tệ; làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; phân biệt chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế; phân công, phân cấp bảo đảm các quyền tập trung thống nhất của Trung ương trong những khâu then chốt, quyền chủ động của địa phương trên địa bàn lãnh thổ, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở.

Đây là những đột phá về tư duy nhằm mở đường cho phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở

quan trọng để Đảng ta đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế, khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, khơng có một lực lượng chính trị nào khác, ngồi Đảng

Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và cũng chính trong q trình đó, Đảng ta đã tích lũy và đúc rút được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang mà hơm nay chúng ta có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy. Đó là truyền thống trung thành vơ hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Một phần của tài liệu Giải đề cương lịch sử đảng VN (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w