Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Một phần của tài liệu Giải đề cương lịch sử đảng VN (Trang 94)

- Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hồn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm

2. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân là người làm nên lịch sử, là chủ thể của lịch sử, đó là quan điểm cơ bản trong lý luận Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về cách mạng xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh, cách mạng muốn thành cơng thì phải lấy dân chúng làm gốc; có dân thì có tất cả, nghĩa là phải dựa vào dân, tổ chức, vận động để nhân dân hiểu rằng cách mạng là cơng việc của chính nhân dân. Người mong muốn, cách mạng thành cơng thì quyền giao cho dân chúng số nhiều.

- Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử từ Cách mạng Tháng Tám 1945, hai cuộc kháng chiến và công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Ngồi lợi ích của dân tộc, giai cấp và nhân dân, Đảng khơng có lợi ích nào khác. từ khi thành lập (1930), Đảng đã xác định ln ln gắn bó với nhân dân, từng trải đấu trang mà trưởng thành. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Nhân dân là người bảo vệ Đảng, giúp đỡ Đảng về mọi mặt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và chính phong trào cách mạng của nhân dân đã hiện thực hóa mục tiêu cách mạng do Đảng đề ra.

- Trong điều kiện Đảng cầm quyền, phải phòng ngừa nguy cơ sai lầm về đường lối, nguy cơ xa rời quần chúng nhân dân và cả nguy cơ suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ, quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng. Ở mọi thời kỳ cách mạng, nhất là trong điều kiện hiện nay, Đảng đặc biệt chú trọng công tác vận động quần chúng nhân dân, lấy dân làm gốc, Đảng chú trọng thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đảng và các cơ quan nhà nước các cấp phải thật sự hiểu dân, tin dân, gần dân, bàn bạc với dân và thật sự vì dân.

Một phần của tài liệu Giải đề cương lịch sử đảng VN (Trang 94)