Chiến lược xoay trục sang châ uÁ của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 29 - 34)

Dự báo về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời gian tới, một số nhà phân tích cho rằng, về cơ bản, Chính quyền Trump tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại như hiện nay, trọng tâm là khôi phục sức mạnh cả về kinh tế và quân sự nhằm thực hiện mục tiêu xuyên suốt, lâu dài là duy trì và củng cố vị trí siêu cường số 1 của Hoa Kỳ và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ đối với thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục triển khai chính sách theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, chú trọng bảo vệ an ninh, an toàn của nước Hoa Kỳ và người dân Hoa Kỳ trước những đe dọa từ bên ngồi (vấn đề vũ khí hạt nhân,

khủng bố, thâm hụt thương mại…); tiếp tục các chính sách bảo hộ, khôi phục vị thế nước Hoa Kỳ theo phương châm “hịa bình thơng qua sức mạnh”. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ tập trung vào việc xử lý quan hệ với Trung Quốc và Nga; gia tăng các biện pháp về thương mại với nhiều quốc gia và khu vực; xử lý vấn đề Iran và Triều Tiên theo hướng cứng rắn, tăng cường sức ép nhiều mặt với cả hai nước và cụ thể hóa, đẩy mạnh việc thực thi Chiến lược “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” nhằm kiềm chế Trung Quốc, duy trì, gia

tăng các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để duy trì ảnh hưởng và lợi ích của Hoa Kỳ tại khu vực này.

Các nhà hoạch định chiến lược Hoa Kỳ xác định, khu vực CA - TBD có vị trí và vai trị quan trọng sống cịn đối với lợi ích an ninh, chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: (1) CA - TBD có dân số chiếm 50% dân số toàn cầu, là khu vực phát triển nhanh và năng động nhất thế giới. Khu vực này gắn chặt với Hoa Kỳ cả về mặt địa lý, cũng như lợi ích quốc gia và địa chiến lược. (2) Khu vực này đã và đang bộc lộ những thách thức an ninh đe dọa khơng chỉ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ mà cả hịa bình và ổn định tồn cầu. Theo Hoa Kỳ, hệ thống và trật tự quốc tế do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã và đang bị thách thức nghiêm trọng bởi các hành động cứng rắn của Trung Quốc, chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như sự gia tăng hoạt động của chủ nghĩa khủng bố. (3) Lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ tại khu vực bị đe dọa do sự chuyển dịch của trật tự kinh tế khu vực, đặc biệt là sự nổi lên của một số nền kinh tế cạnh tranh với Hoa Kỳ, trong đó có Trung Quốc.

Chính vì vậy Hoa Kỳ cho rằng, nếu Hoa Kỳ khơng đóng vai trị lãnh đạo ở khu vực CA - TBD, thì hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ có thể bị đe dọa, phương hại đến lợi ích của cả Hoa Kỳ, khu vực và toàn cầu. Điều này đặt ra vấn đề cấp bách đối với Hoa Kỳ đó là cần có một chiến lược tổng thể để củng cố vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ nhằm: Bảo vệ hịa bình và an ninh; tăng cường thịnh vượng và thúc đẩy tôn trọng nhân quyền ở khu vực này.

như sau: (1) Hỗ trợ nâng cao tiềm lực quốc phòng của các nước đồng minh, đối tác, đảm bảo cho các nước này có đủ khả năng ứng phó với sức ép, răn đe và đánh bại các mối đe dọa an ninh. (2) Duy trì và mở rộng sự can dự thường xuyên với đồng minh, đối tác có tiềm năng ở khu vực cả bằng hình thức song và đa phương nhằm ứng phó với các thách thức chiến lược chung. (3) Tiến hành xây dựng các chương trình đối tác chống khủng bố mới ở ĐNA nhằm đối phó với sự gia tăng hoạt động của chủ nghĩa khủng bố ở khu vực. (4) Tăng cường xây dựng chương trình cảnh báo an ninh hàng hải ở Nam Á và ĐNA thơng qua chương trình huấn luyện cho hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển các nước khu vực. (5) Thúc đẩy chia sẻ thơng tin tình báo giữa các nước với Hoa Kỳ. (6) Tiếp tục tiến hành các hoạt động tự do hàng hải, tự do trên không thường xuên trên phạm vi toàn khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế. (7) Tăng cường hợp tác với các quốc gia khu vực nhằm ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là các mối đe dọa có sự hậu thuẫn của nhà nước.

Trong lĩnh vực kinh tế: Hoa Kỳ thúc đẩy lợi ích kinh tế tại khu vực thơng

qua các giải pháp: (1) Đẩy mạnh ký các hiệp định thương mại đa phương và song phương với các đối tác khu vực dựa trên luật lệ chung nhằm tạo điều kiện để mở rộng không gian kinh tế Hoa Kỳ, trong đó có việc tiến hành các cuộc đối thoại kinh tế chính thức với các đối tác hoặc trong các cơ chế hợp tác, như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), APEC, G20... (2) Tiến hành đối thoại để tiến tới thiết lập khuân khổ can dự kinh tế tồn diện với ASEAN. (3) Có chiến lược xây dựng nền tảng thương mại toàn diện và vững mạnh ở khu vực, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty và doanh nghiệp Hoa Kỳ. (4) Ưu tiên củng cố và tăng cường khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng các biện pháp răn đe và trừng phạt các hành động ăn cắp trí tuệ thơng qua hệ thống mạng. (4) Triển khai các chương trình và sáng kiến về năng lượng ở khu vực, trong đó có việc tăng cường quan hệ với khối tư nhân và các cơ chế đa phương để đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực. (5) Thúc đẩy chương trình hợp tác Sáng kiến Tiểu vùng sơng Mekong, trong đó tập trung

vấn đề dự báo các thách thức và đe dọa, triển khai các chương trình hợp tác xuyên biên giới về sử dụng nguồn nước, đào tạo, kết nối mạng...

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng sẽ tập trung triển khai mở rộng giá trị Hoa Kỳ tại khu vực thơng qua các chương trình thúc đẩy dân chủ, bảo vệ nhân quyền, tự do báo chí, quyền của người lao động... Hoa Kỳ sẽ ủng hộ cả bằng hành động đối với cộng đồng bị áp bức và những người đi tìm tự do, chân giá trị và tơn trọng luật lệ. Hoa Kỳ có thể sử dụng biện pháp đối ngoại, cấm vận và các công cụ khác để cô lập nhà nước hoặc lãnh đạo các nước đi ngược lại giá trị Hoa Kỳ.

Hội nghị Cấp cao Hoa Kỳ - ASEAN tại Sunnyland năm 2016 mang tính biểu tượng và đầy ý nghĩa bởi đây là lần đầu tiên Washington tổ chức một hội nghị cấp cao với ASEAN trên đất Hoa Kỳ. Sự kiện này cho thấy tầm quan trọng ngày một lớn của ASEAN trong chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ ở CA-TBD, hay còn được biết đến với tên gọi “Chiến lược xoay trục sang châu Á”. Hội nghị đồng thời cũng đánh dấu một sự thay đổi trong xu hướng truyền thống của Hoa Kỳ, vốn trước đây thường đánh giá thấp tầm quan trọng của khu vực ĐNA.

Thông qua chiến lược tái cân bằng, Hoa Kỳ muốn mở rộng mạng lưới đồng minh và bè bạn vì mục đích chung là mang lại an ninh, thịnh vượng kinh tế cho khu vực CA-TBD. Mặc dù có những lo ngại rằng nước Hoa Kỳ thời kỳ hậu Obama có thể thờ ơ với Đơng Nam Á, song có một thực tế là tầm quan trọng về kinh tế và an ninh của khu vực CA-TBD có thể giúp duy trì chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ kể cả sau khi ông Obama rời khỏi Nhà Trắng.

Các nước ĐNA đã nhận thức một cách rõ ràng về “chiến lược tái cân bằng” của Hoa Kỳ. Ví dụ, Malaysia là một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ trong “chiến lược xoay trục sang châu Á”. Các nước khác như Việt Nam, Philippines và Singapore cũng đã xây dựng các mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Ví dụ, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã nâng cấp quan hệ song phương thành “đối tác toàn diện”. Theo đó, hai nước khơng chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và an ninh mà cịn hợp tác về văn hóa, du lịch và thể thao...

Hội nghị Cấp cao Hoa Kỳ - ASEAN cho thấy cam kết của Washington đối với khu vực ĐNA khơng cịn chỉ hạn chế trong các vấn đề an ninh truyền thống. Thông qua “sức mạnh mềm”, Hoa Kỳ ngày càng tăng cường can dự với ASEAN trong các vấn đề kinh tế cũng như an ninh phi truyền thống. Hội nghị này có thể đặt tiền đề cho các tổng thống tương lai của Hoa Kỳ tổ chức các cuộc họp tương tự và thể chế cơ chế này. Bên cạnh đó, Tổng thống Obama có thể cũng muốn truyền thông điệp cho tổng thống kế tiếp rằng: Hoa Kỳ nên duy trì chiến lược tái cân bằng.

Một số nhà phân tích cho rằng chính quyền Obama đã bắt đầu đánh giá cao chủ nghĩa đa phương kiểu ASEAN. Điều này khơng có gì đáng ngạc nhiên khi mà chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama tập trung vào hợp tác đa phương theo các tiêu chí quốc tế. Tuy nhiên, điều này có thể khơng diễn ra trong chính quyền kế tiếp ở Hoa Kỳ.

Để giúp duy trì sự chú ý của Hoa Kỳ đối với ĐNA, các nước ASEAN cần tích cực hợp tác với Hoa Kỳ vì những lợi ích chung. Trên thực tế, chỉ có cùng chia sẻ mục tiêu chung - đó là tất cả vì sự thịnh vượng - mới giúp duy trì chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ trong tương lai gần.

Đối thoại ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 32 đã diễn ra từ 27-28/3/2019 tại Washington D.C,Hoa Kỳ. Đây là Hội nghị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao ASEAN và Hoa Kỳ nhằm kiểm điểm tiến trình hợp tác và thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN - Hoa Kỳ, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại.

Các nước khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ đối với hồ bình, an ninh và thịnh vượng khu vực. Hai bên bày tỏ hài lịng về tiến triển tích cực trong thực hiện Kế hoạch hành động giai đoạn 2016 - 2020, theo đó 100% các dịng hành động đã và đang được triển khai, hoàn tất. Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với

tổng kim ngạch thương mại đạt hơn 234,2 tỷ USD, và là nhà đầu tư lớn thứ 5 vào ASEAN với tổng FDI đạt hơn 4,3 tỷ USD.

Trên cơ sở hơn 40 năm quan hệ, Hoa Kỳ tái khẳng định tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của mình, bày tỏ mong muốn ASEAN đồn kết, xây dựng thành cơng Cộng đồng, phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực. ASEAN đánh giá cao những cam kết của Hoa Kỳ, bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác toàn diện, thúc đẩy đối thoại tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

ASEAN cho rằng các chương trình hợp tác phát triển của Hoa Kỳ với ASEAN đều đang được triển khai hiệu quả, như Thoả thuận Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), Sáng kiến hợp tác kinh tế mở rộng (E3), Sáng kiến kết nối ASEAN - Hoa Kỳ (ASEAN-US Connect), Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công (LMI), Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), Chương trình Quan hệ Đối tác ASEAN - Hoa Kỳ về Quản trị tốt, Phát triển công bằng và bền vững và an ninh (PROGRESS)… Đồng thời, ASEAN hoan nghênh việc Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra những chương trình hợp tác phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w