Về kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 48 - 49)

* Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á

Cùng với việc đẩy mạnh quan hệ an ninh - quân sự, chính quyền Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tăng cường hợp tác với các nước ĐNA trên lĩnh vực kinh tế. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump công bố một khung khổ hợp tác mới với ASEAN có tên là “Sáng kiến doanh nghiệp vì

ASEAN” nhằm xây dựng các hiệp định thương mại tự do song phương

(BFTA) với một số nước thành viên của ASEAN và hiệp định khung về thương mại đầu tư Hoa Kỳ - ASEAN. ĐNA là thị trường thương mại với đầu tư quan trọng của Hoa Kỳ. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), kim ngạch thương mại song phương Hoa Kỳ-ASEAN năm 2002 đạt 120 tỷ USD,trong đó xuất khẩu của Hoa Kỳ sang ASEAN là 44 tỷ (gấp hơn 2 lần mức xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc Ấn Độ). Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào ASEAN năm 2002 đạt hơn 88 tỷ USD, vượt qua đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc, Mêhicô, Braxin và Nhật Bản.

Tháng 11 năm 2005, Hoa Kỳ và các nước ASEAN triển khai “Sáng kiến củng cố đối tác” nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Hoa Kỳ - ASEAN. Ngày 25/8/2006, Hoa Kỳ ký với ASEAN “Thỏa thuận khung về thương mại và đầu tư” (TIFA). Thỏa thuận này đánh dấu sự hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn nữa của Hoa Kỳ đối với các nước ĐNA, cùng với sự can dự trở lại về chính trị và quân sự. Tiếp tục thực hiện các nội dung hợp tác kinh tế, Chính quyền của Tổng thống Đonald Trump mở rộng quan hệ kinh tế với các nước ĐNA thơng qua những hiệp định thương mại.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tham gia và chi phối nền kinh tế khu vực ĐNA. Nội dung chính sách về kinh tế trong quan hệ với ĐNA, Hoa Kỳ muốn bốn điều: (1) Tăng cường xuất khẩu sang khu vực ĐNA, thúc ép các nước trong vùng; (2) giảm thâm hụt buôn bán khổng lồ với các nước bạn hàng chủ yếu trong khu vực, chi phối nền kinh tế ĐNA; (3) Chuyển hoá nền kinh tế các nước XHCN cịn lại trong khu vực thơng qua chiến lược

“khuyếch trương” sang nền kinh tế thị trường tự do TBCN; (4) Ngăn cản sự hình thành của những khối kinh tế trong khu vực mà khơng có Hoa Kỳ tham gia (như đề án của Malaixia về thiết lập tổ chức kinh tế Đông Á EAC).

* Các mục tiêu kinh tế

Chính quyền của Tổng thống Đonald Trump xác định khu vực ĐNA như một công cụ phục vụ nền kinh tế Hoa Kỳ trong tương lai, do đó chiến lược “xoay trục” liên quan việc xây dựng một cấu trúc kinh tế khu vực, duy trì sự thịnh vượng chung, có lợi cho Hoa Kỳ. Trao đổi thương mại Hoa Kỳ - ASEAN đạt 198 tỷ USD (năm 2018) [73, tr. 65], năm 2019 dự kiến vượt mức 250 tỷ USD. Hoa Kỳ đứng thứ 4 trong các đối tác thương mại của ASEAN, đứng thứ 3 về đầu tư trực tiếp tại khu vực với tổng vốn đầu tư hơn 5,8 tỷ USD. Rõ ràng về kinh tế, ĐNA đem lại nhiều nguồn lợi lớn, thậm chí đem lại những nguồn “siêu lợi ích” cho Hoa Kỳ nếu như Hoa Kỳ áp đặt được sự ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Ưu tiên trước mắt của Chính quyền của Tổng thống Donald Trump trong các chuyến thăm của các quan chức cấp cao đến ĐNA là thúc đẩy q trình đàm phán và kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một hiệp định kinh tế khơng có sự tham gia của Trung Quốc, với những luật chơi mới có sức hấp dẫn các bên tham gia.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w