Tác động tới Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 68 - 78)

*Tác động tới chính trị

Sau thất bại tại Việt Nam (1975) Hoa Kỳ đã quay sang thực hiện chiến lược bao vây cấm vận, thù địch chống phá Việt Nam. Nhưng từ sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là những năm gần đây, xuât phát từ mục tiêu, chiến lược toàn cầu “cam kết - mở rộng”, xuất phát từ Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump, ngồi ra, cịn xuất phát từ những đặc thù trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt (đó là quan hệ Hoa Kỳ với Việt Nam, Hoa Kỳ đã từng gây ra cuộc chiến tranh lạnh đó vẫn cịn trong lịng người dân Hoa Kỳ). Giờ đây, Hoa Kỳ quay lại Việt Nam đã hoàn toàn khác trước. Xuất phát từ những mục tiêu trên, chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump đã tác động sâu sắc tới chính trị Việt Nam.

Về chiến lược an ninh: Việt Nam nằm trong khu vực CA - TBD, cho nên Việt Nam có thể là thành viên tham gia vào thế cân bằng chiến lược trong khu vực ĐNA và việc hình thành trật tự quốc tế mới ở khu vực. Khách quan, điều này có lợi cho Hoa Kỳ ở CA - TBD, bảo đảm cho hồ bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Hoa Kỳ khơng lo có cường quốc nào nổi lên thách thức lợi ích của Hoa Kỳ.

Việt Nam có vị trí chiến lược rất quan trọng, là ban cơng nhìn ra biển Đơng, án ngữ đương giao thơng chiến lược biển nối Hoa Kỳ - Đông Bắc Á - Nhật Bản - ấn Độ Dương - Trung Quốc là đường vận chuyển chiến lược khơng chỉ đối với Hoa Kỳ mà cịn đối với đồng minh Nhật Bản. Hàng năm có hàng ngàn triệu tấn dầu mỏ đưa về Hoa Kỳ, Nhật và các đồng minh khác từ Trung Đông về nuôi nền công nghiệp các nước này. Nếu khơng có con đường này nền kinh tế Hoa Kỳ, Nhật Bản… sẽ khủng hoảng. Lợi ích sống cịn của Hoa Kỳ bị đe doạ. Vì vậy, Hoa Kỳ muốn khai thác vị trí này để bảo vệ lợi ích cho Washington.

lược mới ở khu vực ĐNA. Thế cân bằng chiến lược cũ đã bị đổ vỡ do Liên Xô rút Cam Ranh và Hoa Kỳ rút các căn cứ ở Philippin. Muốn bảo vệ lợi ích của mình, Hoa Kỳ cần có một ĐNA hồ bình, ổn định, hợp tác. Muốn vậy phải cân bằng chiến lược, Việt Nam có thể tham gia thế cân bằng chiến lược này. Do đó Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam tham gia ASEAN.

Mục tiêu cơ bản trong chiến lược “cam kết - mở rộng” là nhằm thiết lập một trận tự thế giới mới do Hoa Kỳ thao túng, lãnh đạo. Hoa Kỳ cũng cần một trật tự khu vực mới do Hoa Kỳ chi phối. Việt Nam có vị trí quan trọng, nếu Việt Nam tham gia trật tự này thì Hoa Kỳ có mơi trường quốc tế thuận lợi để thực hiện chiến lược “cam kết - mở rộng” ở khu vực. Mục tiêu quan trọng trong chiến lược toàn cầu “cam kết - mở rộng” của Hoa Kỳ là Washington quyết tâm kiềm chế, không để bất kỳ cường quốc nào nổi dậy tranh chấp quyền lãnh đạo đối với mình, thì ở ĐNA, cường quốc đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ đánh giá thập kỷ 20,30 của thế kỷ XXI, Trung Quốc có thể phát triển thành cường quốc cả về kinh tế, chính trị thách thức vai trị lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Do đó, Hoa Kỳ hy vọng tạo được thế cân bằng chiến lược ở ĐNA thì Hoa Kỳ có thể kiềm chế được Trung Quốc. Chiến lược của Hoa Kỳ ở đây là vừa “chơi” (buôn bán, hợp tác đầu tư) vừa kiềm chế. Nhưng đồng thời cũng đối phó với Trung Quốc, đề phịng Trung Quốc trở thành đối thủ của Hoa Kỳ. Ngay từ bây giờ, Hoa Kỳ dùng Nhật Bản và liên minh quân sự Hoa Kỳ - Nhật, Hoa Kỳ - Hàn Quốc để kiềm chế Trung Quốc từ phía Đơng Bắc. Sử dụng liên minh quân sự với Philippin, Úc, Thái Lan để kiềm chế phía ĐNA và Nam Thái Bình Dương. Về phía Tây dùng ấn Độ Dương. Về phía Tây dùng ấn Độ Dương - Đơng Phi - Vịnh Pecxích - Pakistan tạo thành hành lang kiềm chế Trung Quốc về phía này.

Như vậy, Việt Nam nằm trong vành đai chiến lược có lợi mà Hoa Kỳ muốn khai thác. Hiện nay, một số thế lực phản động ở Hoa Kỳ vẫn còn âm mưu thực hiện chiến lược diễn biến hồ bình nhằm chống phá, lật đổ chế độ

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hoa Kỳ cho đây là loại hình “chiến thắng khơng cần chiến tranh”. Các biện pháp mà Hoa Kỳ đã và sẽ áp dụng đối với nước ta trong chiến lược này là:

Tấn công trên lĩnh vực hình thái ý thức, tuyên truyền thẩm thấu tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền và các quan niệm giá trị của phương Tây. Đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, văn hố phẩm độc hại tung vào nước ta bằng mọi con đường như du lịch, kiều bào về thăm người thân… vào móc nối, tổ chức hoạt động chống phá ta. Hình thức hoạt động phức tạp đa dạng như: Bài bác thành quả cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Xuyên tạc lịch sử. Đổ lỗi cho Đảng cộng sản Việt Nam để mất thời cơ trong quan hệ với Hoa Kỳ; Bôi nhọ chế độ là mất dân chủ, mất nhân quyền…; Kích động quân chúng xấu đấu tranh địi xố bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; Tuyên truyền xuyên tạc chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo…; Lập các đảng phái phản động hoạt động ở cả trong và ngồi nước; Ni dưỡng đưa tay chân phản động luồn sâu, leo cao vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để chống phá từ bên trong, từ trên cao…

Đấu tranh giữa “diễn biến hồ bình” và chống diễn biến hồ bình là cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài nhưng đầy trí tuệ của dân tộc ta nhằm bảo vệ thành quả đã giành được. Chiến lược diễn biến hồ bình là thủ đoạn tổng hợp cả về kinh tế, chính trị, văn hố, tư tưởng, tâm lý, xã hội, gây kích động, khơng loại trừ cả hành vi vũ trang bạo động… Âm mưu này làm cho quần chúng nhân dân khó nhận thấy, khó phân biệt, dễ nhầm lẫn. Đó là thách thức đối với công tác chống diễn biến hồ bình của ta.

Do vậy, Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump đã tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị của nước ta hiện nay.

Sau gần 20 năm thi hành chính sách thù địch đối với Việt Nam khơng mang lại kết quả mong muốn. Ngược lại còn gây thất thiệt đối với các nhà kinh doanh Hoa Kỳ trên thị trường Việt Nam, khơng giúp gì cho chiến lược phục hưng nền kinh tế Hoa Kỳ. Do đó ngày 3/2/1994, Hoa Kỳ đã bỏ cấm vận chống Việt Nam và ngày 11/7/1995, tun bố bình thường hố với Việt Nam. Đây là lợi ích vì nước Hoa Kỳ, Tổng thống B. Clintơn đã thừa nhận: “Bước đi này sẽ giúp đất nước ta tiến lên phía trước về một vấn đề chia rẽ người Hoa Kỳ với nhau đã quá lâu rồi” [10, tr. 28].

Giờ đây Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN và từng bước hoà nhập vào CA - TBD, nếu khơng có quan hệ bình thường với Việt Nam nhất là về kinh tế là đã để mất một thị trường quan trọng ở ĐNA. Hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam càng có tác dụng tốt trong việc thực thi chiến lược coi là ưu tiên số một (chiến lược kinh tế) trong điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ ở CA - TBD thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.

Vì vậy có thể khẳng định: Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump đã tác động mạnh đến kinh tế nước ta. Điều đó thể hiện ở việc Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ bn bán, hợp tác đầu tư.

Do có nguồn vốn khổng lồ, có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường đã quen biết, cho nên sau bãi bỏ lệnh cấm vận và đặc biệt là sau tun bố bình thường hố của B. Clintơn (11/7/95), nhịp độ đầu tư của các công ty Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam tăng rất nhanh. Hiện nay, đã có hơn 120 cơng ty Hoa Kỳ, trong đó có 24 cơng ty hàng đầu mở văn phịng đại diện tại Việt Nam. Đến nay, Bộ kế hoạch và đầu tư của Việt Nam đẫ cấp giấy phép cho 506 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 14,909 tỷ USD, đưa Hoa Kỳ từ vị trí thứ 24 (trước khi bỏ cấm vận) và vị trí thứ 13 (sau khi bỏ cấm vận) lên hàng vị trí hàng đầu trong tổng số các nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của các công ty Hoa Kỳ. Điều quan trọng là những công ty hàng đầu của Hoa Kỳ đã tham gia chính thức với

dự án có quy mơ lớn, có tầm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Ví dụ cơng ty Mobill Oil có dự án khai thác mỏ dầu Thanh Long với số vốn 55 triệu USD, tập đoàn BBI China Bearch Ltd trong dự án xây dựng khu du lịch Non Nước với vốn đầu tư tới 243 triệu USD vv…

Theo Bộ thương mại Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ có ý định sẽ đẩy mạnh đầu tư của mình ở Việt Nam, trong vài năm tới sẽ trở thành một trong ba nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Cơ sở của dự định đó là vì họ có ba thuận lợi cơ bản: Các công ty Hoa Kỳ đến sau, nhưng hầu hết họ đã có mặt và nghiên cứu kỹ thị trường Việt Nam, có kinh nghiệm và vốn hiểu biết Việt Nam từ trước 1975; Các công ty Hoa Kỳ mạnh về vốn, kỹ thuật và công nghệ; Mạng lưới chi nhánh các công ty Hoa Kỳ có ở khắp châu Á. Trên thực tế, thơng qua chế độ tham dự cổ phần, các cơng ty Hoa Kỳ có mặt ở Việt Nam đằng sau các cơng ty có xuất xứ từ các NICs Đơng Á và ASEAN.

Triển vọng quan hệ hợp tác Viêt - Hoa Kỳ, như ông Desaise Anderson, Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đánh gía: Chúng tơi nhìn nhận Việt Nam như một thị trường đầy hứa hẹn cho đầu tư của Hoa Kỳ cho hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, quan hệ Viêt - Hoa Kỳ trên lĩnh vực kinh tế khơng dễ “thuận buồm xi gió”, quan hệ này đang đứng trước thách thức, trước hết là trên bình diện quan hệ quốc tế trong khu vực cũng như giữa hai nước.

Thứ nhất, Như trên đã nêu, Hoa Kỳ bình thường hố và phát triển quan

hệ kinh tế với Việt Nam là nằm trong nhu cầu điều chỉnh chiến lược kinh tế CA -TBD của Hoa Kỳ. Trong lúc đó, tại khu vực này Nhật Bản đang giữ vai trị kinh tế hàng đầu ở châu Á. Vì vậy, Hoa Kỳ tất yếu phải cạnh tranh quyết liệt với Nhật Bản trong khu vực APEC nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các

nước trong khu vực cũng đang diễn ra gay gắt. Các thị trường Trung Quốc, Thái lan, Philippin, Indonexia… đều là những thị trường hấp dẫn. Ở đâu hấp

dẫn hơn, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ hướng vốn đầu tư vào thị trường đó.

Thứ ba, Các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp tư

nhân mà Hoa Kỳ muốn ưu tiên liên doanh, còn yếu ớt; thiếu kinh nghiệm thương trường, kinh nghiệm quản lý khó có khả năng tiếp thu cơng nghệ cao và nguồn vốn đầu tư lớn.

Thứ tư, Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có các Hiệp định đầu tư và mậu dịch,

chưa có chế độ tối huệ quốc hội đối với Việt Nam. Đó là những vấn đề khó khăn cho các cơng ty của cả hai bên.

Để phục vụ chiến lược phục hưng kinh tế Hoa Kỳ, cần tận dụng địa bàn quan trọng là CA - TBD mà trong địa bàn này, Việt Nam lại là một thị trường quan trọng. Việc mở rộng buôn bán với Việt Nam đã được các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ thúc dục. Việt Nam có những nhân tố đầy hấp dẫn đối với Hoa Kỳ: Việt Nam là một địa bàn rộng, thuận lợi về giao thông, đặc biệt là giao thơng đường biển; Việt Nam có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú chưa được thăm dò khai thác đáng kể; Người lao động Việt Nam có tay nghề khá, giá lao động vào loại thấp nhất trong khu vực; Việt Nam là một thị trường quan trọng đang trong quá trình phát triển với hơn 90 triệu người tiêu dùng; Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá rất cần kỹ thuật tiên tiến mà Hoa Kỳ có thừa khả năng cung cấp. Mặt khác thị trường Hoa Kỳ cũng cần những hàng hoá rẽ của Việt Nam; Việt Nam là thị trường buôn bán, đầu tư đầy tiềm năng đã và đang thu hút nhiều nước vào làm ăn, Hoa Kỳ không thể bỏ lỡ cơ hội ở đây; Hoa Kỳ đến Việt Nam trước, nhưng lại vào làm ăn sau nhiều nước khác, vì vậy Hoa Kỳ cũng phải cạnh tranh với các nước khác… Nếu khai thác tốt thị trường Việt Nam, chắc chắn sẽ góp phần vào chiến lược phục hưng kinh tế Hoa Kỳ.

Như vậy, Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump đã tác động mạnh đến kinh tế nước ta. Điều quan trọng là chúng ta phải tận

dụng những lợi ích, cơ hội từ hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ mang lại để phát triển nền kinh tế của đất nước.

* Tác động tới văn hóa, giáo dục

Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump tác động đến văn hóa giáo dục ở nước ta. Thực hiện chính sách này, Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống giáo dục đại học của thế kỷ XXI với mục tiêu đào tạo các sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việc với những kỹ năng cần thiết để có thể cạnh tranh trên thị trường ngày có tính chất toàn cầu nhiều hơn. Hợp tác về giáo dục giữa hai nước đã có từ trước khi tái thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, đã tăng lên hàng năm, và ngày càng chứng kiến nhiều các quan hệ hợp tác đổi mới sáng tạo với các trường đại học và các doanh nghiệp. Thông qua hỗ trợ của Hoa Kỳ, nỗ lực chung của chúng ta đã có tác động tới 30.000 sinh viên đại học trên cơ sở hỗ trợ chương trình giảng dạy, đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cấp trong các lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và công tác xã hội. Chúng ta đã mở rộng phạm vi hỗ trợ tới các lĩnh vực đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Trên cơ sở phát huy những chuyên môn và nguồn vốn từ khu vực tư nhân, các chương trình trong lĩnh vực giáo dục đại học của chúng ta đã có những tác động sâu rộng và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam.

Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) sẽ là một mốc son trong hợp tác giáo dục Hoa Kỳ - Việt Nam. Với khoản đầu tư trên 20 triệu đơla từ Chính phủ Hoa Kỳ, FUV sẽ là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam và là đóng góp độc đáo của Hoa Kỳ vào q trình phát triển của Việt Nam. Thơng qua hình mẫu các nguyên tắc cốt lõi, bao gồm tự do học thuật, đề cao thực tài, minh bạch và tiếp cận bình đẳng, FUV sẽ là trường đại học đẳng cấp quốc tế đối với Việt Nam và thúc đẩy những liên kết mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ.

Giáo dục đại học là một trong những ví dụ điển hình nhất về mối quan hệ giao lưu nhân dân ngày càng phát triển mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Những ví dụ về hỗ trợ của Hoa Kỳ trong hơn hai mươi năm qua thúc

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w