Vai trò cá nhân Donald Trump trong chính sách Đơng Na mÁ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 37 - 42)

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, ĐNA nhận được sự ưu tiên cao nhất từ trước tới nay trong chính sách đối ngoại của Washington. Ưu ái này có phần giảm đi sau khi người kế nhiệm - Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng, khu vực này vẫn là một ưu tiên quan trọng đối với lợi ích quốc gia và Washington cần phải dành sự quan tâm phù hợp.

Hiện tại, có thể khẳng định, mức độ cam kết của Hoa Kỳ tại khu vực ngày càng lớn hơn và phụ thuộc vào ba yếu tố chính: Bản tính thất thường của ơng Donald Trump; Vai trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và di sản của chính quyền Obama.

Thứ nhất, về nhân tố Donald Trump, những tuyên bố trong chiến dịch

tranh cử cho thấy rõ ràng rằng, ơng Donald Trump khơng ưa thích chủ nghĩa đa phương, không đánh giá cao tầm quan trọng của liên minh và đưa ra chiến lược nước Hoa Kỳ là trên hết. Chính sách chống nhập cư của ơng Trump nhắm mục tiêu tới những người Hồi giáo từ Brunei, Indonesia và Malaysia. Việc ông Donald Trump tuyên bố rút khỏi đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đã tạo ra một cú sốc đối với nhiều nước trong ĐNA.

Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo trong ASEAN nói riêng và CA-TBD nói chung đang theo dõi mọi động thái của ơng Donald Trump đều có chung nhận định rằng, ơng vẫn chưa bỏ xa ĐNA trong hoạch định chính sách.

Những đồn đoán của dư luận quốc tế về việc Tổng thống Donald Trump sẽ ngừng “xoay trục” sang CA-TBD là khơng có cơ sở. Bởi vì, chiến lược “xoay trục” là một chiến lược lâu dài, nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở khu vực CA-TBD, một khu vực có vị trí chiến lược vơ cùng quan trọng. “Xoay trục” là một chiến lược lâu dài chứ không phải chỉ theo một quyết định nhẹ nhàng của một vị Tổng thống trong một nhiệm kỳ 4 năm.

Các Tổng thống khác nhau sẽ thực hiện chiến lược xoay trục theo cách riêng của mình, họ sẽ sử dụng các công cụ và phương tiện thực thi khác nhau và sẽ khơng có Tổng thống nào dám từ bỏ chiến lược xoay trục.

Với ĐNA, ông Trump dường như cũng khơng có bất cứ ấn tượng nào xấu, ơng cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong hai chuyến thăm tích cực tới khu vực và bày tỏ sự chào đón các nhà lãnh đạo Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đến thăm Nhà Trắng vào năm 2017. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên tại Singapore vừa qua, ông Trump đã hứa với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long rằng ông sẽ trở lại Singapore vào tháng 11 năm nay để tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ - ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

Xét về nhân tố thứ hai - Trung Quốc, có thể nói chính phạm vi mở rộng

ảnh hưởng của Trung Quốc tại ĐNA đã thúc đẩy Hoa Kỳ phải có những tiếp cận kịp thời tới khu vực. Đây là xu hướng khó thể lay chuyển xong lại bị “ngáng đường” bởi chính sách đối ngoại độc lập mới cũng như sự tham gia chọn lọc của ơng Trump tại ĐNA. Chính Hoa Kỳ đang tạo ra những khoảng trống mà Trung Quốc luôn sẵn sàng và vui vẻ lấp đầy ở khu vực có vị trí đối ngoại quan trọng này. Nếu như khơng tiếp tục duy trì sự hiện diện một cách mạnh mẽ, Washington có thể đánh mất vai trị của mình tại ĐNA và nhường vị trí đó cho Bắc Kinh.

Nhân tố thứ ba là di sản của người tiền nhiệm Obama. Trong nhiệm kỳ

8 năm của mình, ơng Obama đã 8 lần đến thăm các nước ĐNA, 7 lần gặp gỡ tập thể lãnh đạo các nước ASEAN, quan hệ của Hoa Kỳ và ASEAN được thúc đẩy ở mức độ cao, liên tiếp và có hiệu quả. Sẽ thực sự là uổng phí nếu như ơng Donald Trump xóa bỏ những dấu ấn tốt đẹp vẫn chưa phai màu đó.

Phân tích qua ba yếu tố trên đủ thấy rằng, ông Donald Trump sẽ không lãng quên ĐNA, ông sẽ tiếp tục cam kết mạnh mẽ tại khu vực, tuy vậy cũng

sẽ có những đổi thay thể hiện bản sắc riêng của ông. Bốn tháng sau khi nhậm chức ơng Donald Trump khơng có bất cứ một cuộc họp hay điện đàm với một nhà lãnh đạo ĐNA nào, trong khi cùng thời gian đó ơng đã có 15 cuộc điện đàm với lãnh đạo các nước Trung Đông, 14 cuộc với lãnh đạo châu Âu, 7 cuộc với lãnh đạo khu vực Hoa Kỳ Latinh, 6 cuộc tới Đông Bắc Á, 3 cuộc tới châu Phi, 2 cuộc tới Bắc Hoa Kỳ, 2 cuộc tới châu Đại Dương và 1 cuộc tới Nam Á.

Nhưng bắt đầu từ quý II năm 2017, chính quyền Donald Trump bắt đầu tỏ ra quan tâm hơn tới ASEAN. Một loạt tín hiệu đã được đưa ra nhằm trấn an các nhà lãnh đạo khu vực về một nước Hoa Kỳ cam kết và có trách nhiệm. Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phịng và chính ơng Donald Trump đều đã đến thăm khu vực. Đặc biệt,vừa qua, sức mạnh mềm to lớn của đảo quốc Singapore nhỏ bé đã lấy được lịng tin của ơng Donald Trump với không chỉ quốc đảo này, mà là cả khu vực ĐNA. Singapore không chỉ trở thành đối tác quan trọng của Hoa Kỳ tại ĐNA, mà còn phát huy được vai trò xây dựng trong cục diện quan hệ quốc tế, khi là nước trung gian tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều.

Thời gian gần đây, một số động thái khá sớm từ phía Hoa Kỳ dường như báo hiệu sự coi trọng của chính quyền mới đối với ĐNA. Tháng 3-2017, Ngoại trưởng Rex Tillerson tổ chức gặp các đại sứ, đại biện các nước ASEAN tại Washington D.C, tái khẳng định Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN và sẵn sàng hợp tác góp phần vào hịa bình, phát triển và an ninh khu vực. Tháng 4-2017, Phó Tổng thống Hoa Kỳ M.Pence thăm trụ sở ASEAN tại Jakarta. Tháng 5-2017, các ngoại trưởng ASEAN đã có cuộc gặp với ngoại trưởng Tillerson tại Washington D.C. Kết quả cuộc gặp về cơ bản đã làm hài lòng cả hai bên, đặc biệt là trấn an ASEAN về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, trong đó Hoa Kỳ khẳng định hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN cũng như các thể chế

do ASEAN dẫn dắt trong cấu trúc khu vực đang định hình ở khu vực CA- TBD…

Như vậy, có thể nói, nhìn lại gần 1 nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, mặc dù có những động thái nhất định nhằm trấn an ASEAN về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, song chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN thực sự chưa rõ ràng và không làm an lòng các nước trong khu vực. Với chuyến thăm châu Á của Donald Trump, tín hiệu phát ra thậm chí cịn gây nhiều băn khoăn hơn, báo hiệu nhiều thách thức hơn đối với ASEAN trong thời gian tới. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc ASEAN phải ứng xử trước cạnh tranh chiến lược Hoa Kỳ - Trung, đồng thời làm sao thúc đẩy gắn kết với Hoa Kỳ về kinh tế, thương mại, đầu tư, một lĩnh vực có thể nói là cịn dang dở từ thời Obama. Khách quan mà nói, chính quyền Obama, với một đội ngũ mạnh về CA-TBD, cũng phải mất hai năm mới định hình rõ nét chiến lược “Tái cân bằng”. D.Trump mới cầm quyền gần một năm trong bối cảnh nội bộ phức tạp, đội ngũ đối ngoại nói chung và về CA-TBD chưa hồn chỉnh, tình hình khắp nơi trên thế giới cũng có nhiều biến động khơng thuận. Đồng thời, lợi ích của Hoa Kỳ ở ĐNA và với ASEAN vẫn cịn ngun, thậm chí cịn lớn hơn trước cả về kinh tế, an ninh và đặc biệt là vai trò địa - chiến lược của khu vực.

Do vậy, điều quan trọng là ĐNA cần tiếp tục củng cố đoàn kết, tiếp tục xây dựng Cộng đồng vững mạnh, khẳng định vai trị trung tâm trong cấu trúc chính trị - an ninh khu vực, tăng cường sự hấp dẫn về một thị trường với 600 triệu dân, GDP dự kiến đạt 4,7 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Đồng thời, cần duy trì đồng thuận, có tiếng nói chung, khéo léo xử lý cạnh tranh nước lớn trong bối cảnh rất phức tạp hiện nay.

Kết luận chương 1

ĐNA là một khu vực có vị trí địa lý, địa chính trị vơ cùng quan trọng, có tuyến hàng hải huyết mạch, chi phối nền kinh tế của nhiều cường quốc. Khu vực này đang có sự phát triển kinh tế vơ cùng năng động và là một thị trường rộng lớn với hơn 600 triệu dân, có nguồn tài ngun khống sản, dầu khí phong phú.

Hoa Kỳ là một trong số các cường quốc hàng đầu thế giới đánh giá cao vị trí, vai trị quan trọng của khu vực ĐNA, Hoa Kỳ nhận thấy rằng cần phải can thiệp vào ĐNA mạnh mẽ hơn nữa để lấy lại ảnh hưởng và “những gì đã mất” vào tay các cường quốc khác đang nổi lên. Trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, vai trị của khu vực ĐNA hiện nay có thể coi là “người cầm lái” trong các diễn đàn APEC, ASEM, ASEAN+... Song vai trị người cầm lái đó có lợi cho nước Hoa Kỳ hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ở những khía cạnh khác nhau và thời điểm khác nhau. Để gia tăng ảnh hưởng và hình ảnh tại khu vực này, Hoa Kỳ đã và đang hoạch định nhiều trọng điểm chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình với các quốc gia ĐNA.

Qua 4 nhiệm kỳ Tổng thống, đặc biệt là tổng thống đương nhiệm hiện nay là D.Trump, Hoa Kỳ ln đánh giá cao vai trị và vị trí chiến lược của ĐNA trong chính sách đối ngoại quốc gia. Vị trí địa chính trị quan trọng của khu vực ĐNA đối với Hoa Kỳ được đặt trong tâm trên 3 phương diện chính là quan hệ an ninh - quốc phòng, quan hệ thương mại và địa bàn lan tỏa sức mạnh mềm của Hoa Kỳ. Mặc dù có những phản ứng nhất định của các quốc gia ĐNA trước sự can dự ngày càng sâu của Hoa Kỳ tại khu vực này nhưng có thể thấy rằng với vị trí chiến lược đặc biệt, ĐNA sẽ ln là nước cờ địa chính trị quan trọng mà Hoa Kỳ khơng thể bỏ qua trong chính sách đối ngoại tại khu vực CA-TBD.

Chương 2: NỘI DUNG VÀ SỰ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐƠNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w