Tác động tới Hoa Kỳ *Tác động tới chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 78 - 84)

*Tác động tới chính trị

Chính sách ĐNA của tổng thống Donald Trump đã tác động đến tình hình chính trị Hoa Kỳ. Những mâu thuẫn trong xã hội nảy sinh, một loạt các quyết sách cứng rắn được ban hành trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Donald Trump đã làm nảy sinh mâu thuẫn trong nội bộ, đời sống chính trị nước Hoa Kỳ rơi vào tình trạng bất ổn và phân hóa sâu sắc. Xu hướng phân hóa diễn ra khơng chỉ giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mà ngay trong nội bộ các đảng cũng đang có sự bất đồng, tranh cãi, khơng nhượng bộ nhau trong một loạt các vấn đề chính trị, xã hội.

Trong lĩnh vực quốc phịng - an ninh: Định hướng chung của Hoa Kỳ như sau: (1) Hỗ trợ nâng cao tiềm lực quốc phòng của các nước đồng minh, đối tác, đảm bảo cho các nước này có đủ khả năng ứng phó với sức ép, răn đe và đánh bại các mối đe dọa an ninh. (2) Duy trì và mở rộng sự can dự thường xuyên với đồng minh, đối tác có tiềm năng ở khu vực cả bằng hình thức song và đa phương nhằm ứng phó với các thách thức chiến lược chung. (3) Tiến hành xây dựng các chương trình đối tác chống khủng bố mới ở ĐNA nhằm đối phó với sự gia tăng hoạt động của chủ nghĩa khủng bố ở khu vực. (4) Tăng cường xây dựng chương trình cảnh báo an ninh hàng hải ở Nam Á và

ĐNA thơng qua chương trình huấn luyện cho hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển các nước khu vực. (5) Thúc đẩy chia sẻ thơng tin tình báo giữa các nước với Hoa Kỳ. (6) Tiếp tục tiến hành các hoạt động tự do hàng hải, tự do trên khơng thường xn trên phạm vi tồn khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế. (7) Tăng cường hợp tác với các quốc gia khu vực nhằm ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là các mối đe dọa có sự hậu thuẫn của nhà nước.

Để bảo đảm lợi ích quốc gia, Hoa Kỳ xác định một loạt các biện pháp như: (1) Bảo vệ người dân Hoa Kỳ và lối sống Hoa Kỳ. (2) Nâng cao sự thịnh vượng của người dân thông qua các quan hệ kinh tế cùng có lợi để đối phó với việc mất cân bằng thương mại. (3) Duy trì hịa bình thơng qua sức mạnh bằng việc tái xây dựng lực lượng qn đội để có thể duy trì ưu thế vượt trội, đồng thời nhờ vào các đồng minh, đối tác để chia sẻ gánh nặng trách nhiệm để đối phó với những mối đe dọa chung. (4) Tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ bằng việc cạnh tranh và lãnh đạo các tổ chức đa phương để bảo vệ lợi ích và các nguyên tắc của Hoa Kỳ. Chiến lược Quốc phòng năm 2018 là bước cụ thể hóa NSS- 2017 bằng việc: Bảo vệ lãnh thổ; duy trì vai trị siêu cường quân sự trên thế giới; bảo đảm sự cân bằng giữa các cường quốc ở các khu vực trọng yếu theo cách của Hoa Kỳ; hướng tới một trật tự thế giới ở đó Hoa Kỳ có được sự thịnh vượng và an ninh cao nhất. Hoa Kỳ sẽ triển khai 3 nhóm biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Thực trạng lực lượng của Hoa Kỳ

ở khu vực đang thể hiện khả năng bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ cũng như những ưu tiên của Hoa Kỳ ở khu vực với mạng lưới lực lượng triển khai phía trước, các căn cứ hỗn hợp, cơ sở hạ tầng, các thỏa thuận quốc tế hỗ trợ cho lực lượng của Hoa Kỳ cả thời bình và thời chiến. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện có hơn 2.000 máy bay; 200 tàu chiến, tàu ngầm; hơn 370.000 binh lính lục quân, hải quân, lính thủy đánh bộ, phi công, nhân viên dân sự và các nhà thầu quốc phòng. Các lực lượng này tập trung lớn ở Nhật Bản, Hàn Quốc bảo đảm khả năng hỗ trợ cho các chiến dịch quan trọng ở khu vực. Một số đồng

minh khác cũng là nơi đồn trú của lính Hoa Kỳ với quy mô nhỏ, như Philippines, Australia, Singapore, Quần đảo Diego Garcia/Anh.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang triển khai một loạt các biện pháp như: Đầu

tư cho các đơn vị, cơ sở duy tu, bảo dưỡng của Hải quân và Không quân với mục tiêu bảo đảm lực lượng máy bay chiến đấu luôn trong trạng thái sẵn sàng cao; đầu tư cho các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến có thể tương thích với hệ thống của Nhật Bản và Australia. Bộ Quốc phịng Hoa Kỳ sẽ hiện đại hóa, trang bị những vũ khí mới, khí tài tiên tiến để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh cao như: Đẩy mạnh triển khai Lực lượng Đặc nhiệm đa năng; tăng cường quan hệ giữa các lực lượng đa quốc gia; mở rộng các cuộc diễn tập Tuyến đường Thái Bình Dương (Pacific Pathways); mua khoảng 400 tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến và hơn 400 tên lửa không đối đất; phát triển các phương tiện mặt nước khơng người lái tích hợp kết nối với tên lửa Tomahawk; tăng cường tiềm lực cho tác chiến trên biển, dưới nước và hệ thống phòng thủ tên lửa; đầu tư hỗ trợ cho các chiến dịch tiến công và phịng thủ khơng gian mạng.

Tăng cường quan hệ đồng minh, đối tác.

Đối với Thái Lan, Hoa Kỳ tái khẳng định Thái Lan là đồng minh chủ chốt ngồi NATO của Hoa Kỳ. Bộ Quốc phịng Hoa Kỳ tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước hướng tới mục tiêu chung bảo đảm an ninh khu vực, đối phó với những thách thức, như tội phạm xuyên quốc gia, buôn người, buôn ma túy… Hai nước đang duy trì hơn 130 cam kết hợp tác quân sự hàng năm, trong đó có cuộc diễn tập quy mơ lớn Cobra Gold. Hoa Kỳ tiếp tục đề nghị Thái Lan cho Hoa Kỳ tiếp cận sân bay Utapao và cảng Sattahip để tiến hành các hoạt động cứu trợ thảm họa thiên tai.

Đối với Phillippines, Hiệp ước Quốc phòng song phương Hoa Kỳ - Phillippines 1951, Hiệp định Lực lượng viếng thăm 1998 và Hiệp định hợp tác quốc phòng tiên tiến là nền tảng cho việc củng cố quan hệ an ninh giữa hai nước. Hai nước đang duy trì 280 hoạt động quốc phòng song phương và Phillippines là nước chủ nhà của nhiều cuộc diễn tập song phương do USINDOPACOM khởi xướng. Hoa Kỳ sẽ làm sâu sắc quan hệ quốc phịng, trong đó chú trọng vấn đề

an ninh hàng hải, hàng không.

Đối với Singapore, Hoa Kỳ xác định Singapore là đối tác bền vững của Hoa Kỳ với những cam kết mạnh mẽ thúc đẩy sự ổn định ở khu vực. Quan hệ Hoa Kỳ - Singapore được xác lập rõ ràng với Bản ghi nhớ 1995, Hiệp định khung chiến lược 2005 và Hiệp định hợp tác quốc phòng tiên tiến năm 2015. Bộ Quốc phịng Hoa Kỳ tổ chức các khóa huấn luyện phi cơng máy bay chiến đấu cho Singapore và Singapore hàng năm gửi khoảng 1.000 nhân viên, quân nhân tham gia các khóa huấn luyện ở Hoa Kỳ.

Đối với Indonesia, Hoa Kỳ ủng hộ Indonesia trở thành “bản lề an ninh

hàng hải toàn cầu” kết nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Hoa Kỳ sẽ thúc

đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia trên 6 lĩnh vực: Mua bán quốc phịng và nghiên cứu phát triển; gìn giữa hịa bình; chun nghiệp hóa qn đội; cứu hộ, cứu nạn; chống các mối đe dọa xuyên quốc gia như khủng bố, cướp biển. Hai bên tiếp tục duy trì hơn 200 cam kết quân sự song phương hàng năm, trong đó có các hoạt động diễn tập quân sự chung.

Thúc đẩy kết nối khu vực. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ coi trọng cơ chế hợp

tác ba bên giữa các quốc gia, đối tác cùng tư tưởng để phát huy tối đa đóng góp của từng bên đối với hịa bình, an ninh và sự kết nối với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ hình thành cơ chế hợp tác giữa các bộ ba: Hoa Kỳ - Nhật - Hàn; Hoa Kỳ - Nhật - Ấn; Hoa Kỳ - Hàn - Australia; Hoa Kỳ - Nhật - Australia. Các cơ chế ba bên này sẽ đưa ra những ưu tiên khác nhau, các cơ chế hợp tác quan trọng đối với an ninh khu vực. Nâng cao các thể chế khu vực thông qua các cam kết đa phương. Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN đối với cấu trúc an ninh khu vực. Hoa Kỳ và ASEAN có nhiều giá trị chung và ASEAN là đối tác chủ chốt của Hoa Kỳ trong thúc đẩy các chủ trương của chiến lược FOIP như: Tự do hàng hải, kinh tế tự do, quản trị tốt, tôn trọng trật tự dựa trên luật pháp. Hoa Kỳ tôn trọng nguyên tắc đồng thuận của ASEAN trong việc ra quyết định và tin rằng ASEAN sẽ có tiếng nói chung để duy trì một khu vực khơng có hành động cưỡng bức. Hoa Kỳ tiếp tục tham gia các cơ chế đối thoại và Hội nghị EAS, ADMM+… của ASEAN, đồng thời tranh thủ cơ hội để thúc đẩy các cơ chế hợp

tác song phương hoặc ba bên khác.

Hoa Kỳ tiếp tục triển khai Sáng kiến An ninh hàng hải (MSI) và Sáng kiến Hoạt động Hịa bình tồn cầu (GPOI). Đối với MSI, Hoa Kỳ đánh giá sau hơn 3 năm triển khai, sáng kiến tạo sự kết nối giữa các nước trong khu vực, nâng cao khả năng, tiềm lực của các nước, như: Philippines, Indonesia, Malaysia, Thailand, Sri Lanka, and Bangladesh. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ưu tiên nâng cao việc chia sẻ thông tin, khả năng tương tác, hợp tác về an ninh hàng hải, tiến hành nhiều nhiệm vụ ở Biển Đơng. Mục tiêu trong năm tài khóa 2019 là nâng cao khả năng tương tác, hiệp đồng giữa các thành viên trên một nền tảng chung. Đối với GPOI, cùng với việc khuyến khích các nước tham gia có nhiều đóng góp hơn nữa, Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ các nước trong thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hịa bình của Liê hợp quốc, nâng cao sự chun nghiệp hóa, hợp tác trong khu vực giữa các lực lượng bảo đảm an ninh. USINDOPACOM tiếp tục triển khai GPOI với các đối tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao gồm: Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand…

Tóm lại, chính sách ĐNA của tổng thống Donald Trump đã tác động mạnh mẽ tới chính trị Hoa Kỳ, thể hiện trong các chính sách tồn cầu mới của Hoa Kỳ.

* Tác động tới kinh tế

Sau một nhiệm kỳ cầm quyền, chính sách ĐNA của tổng thống Donald

Trump đã tác động tới kinh tế Hoa Kỳ. Chính sách cắt giảm thuế và nới lỏng các quy chế giám sát, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng chi tiêu quân sự tạo ra một cú sốc nguồn cung cho nền kinh tế Hoa Kỳ, tỷ phú người Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump đã làm nền kinh tế lớn nhất thế giới này có những bước tiến mà hầu hết các chuyên gia trước đó đều cho là khơng thể. Kinh tế Hoa Kỳ đã đạt được sự tăng trưởng bùng nổ không thể phủ nhận; những thành tựu kinh tế dưới các chính sách của Tổng thống Donald Trump thực sự là điểm nhấn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong Quý III/2018 tăng 3,2%, trước

đó, GDP Quý II/2018 tăng 4,2%, mức tăng tốt nhất trong gần 4 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,9% (7.2018), 3,7% (9.2018) bằng mức thấp nhất trong gần 50 năm qua (năm 1969 = 3,7%), chỉ tính riêng trong tháng 8.2018, có 201.000 việc làm đã được tạo thêm. Ngày 07.09.2018, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), lương trung bình theo giờ của lao động Mỹ đã tăng lên 27,16 USD, mức tăng lương cao nhất tại Mỹ kể từ tháng 5.2009. Tính từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, có thêm khoảng 3,9 triệu người Hoa Kỳ có việc làm, trong khi dưới thời Tổng thống Obama 2,6 triệu người Hoa Kỳ mất việc làm. Tính đến hết quý II/2018, quy mô nền kinh tế Hoa Kỳ tăng thêm 1,4 nghìn tỷ USD (dưới thời Tổng thống Obama, kinh tế Hoa Kỳ chỉ tăng thêm 481 tỷ USD). Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tăng 27% trong bối cảnh lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết tăng vọt. Niềm tin của doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng mạnh; nhờ chương trình cắt giảm thuế, lợi nhuận của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tiến dần đến ngưỡng kỷ lục. Niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ đang ở mức cao nhất trong vịng 18 năm.

Chính sách ĐNA của tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy lợi ích kinh tế tại khu vực thơng qua các giải pháp: (1) Đẩy mạnh ký các hiệp định thương mại đa phương và song phương với các đối tác khu vực dựa trên luật lệ chung nhằm tạo điều kiện để mở rộng khơng gian kinh tế Hoa Kỳ, trong đó có việc tiến hành các cuộc đối thoại kinh tế chính thức với các đối tác hoặc trong các cơ chế hợp tác, như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), APEC, G20... (2) Tiến hành đối thoại để tiến tới thiết lập khuân khổ can dự kinh tế tồn diện với ASEAN. (3) Có chiến lược xây dựng nền tảng thương mại toàn diện và vững mạnh ở khu vực, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty và doanh nghiệp Hoa Kỳ. (4) Ưu tiên củng cố và tăng cường khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng các biện pháp răn đe và trừng phạt các hành động ăn cắp trí tuệ thông qua hệ thống mạng. (4) Triển khai các chương trình và sáng kiến về năng lượng ở khu vực, trong đó có việc tăng cường quan hệ với khối tư nhân và các cơ chế đa phương để đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực. (5) Thúc đẩy chương trình hợp tác Sáng kiến Tiểu vùng sơng

Mekong, trong đó tập trung vấn đề dự báo các thách thức và đe dọa, triển khai các chương trình hợp tác xuyên biên giới về sử dụng nguồn nước, đào tạo, kết nối mạng...

Tóm lại, chính sách ĐNA của tổng thống Donald Trump đã tác động tới sự phát triển kinh tế và chính sách kính tế của Hoa Kỳ. Trong đó, Hoa Kỳ đặt trọng tâm chính sách kinh tế sang khu vực ĐNA.

* Tác động tới văn hóa, giáo dục

Chính sách ĐNA của tổng thống Donald Trump đã tác động đến văn hóa, giáo dục Hoa Kỳ. Hoa Kỳ tăng cường mở rộng, truyền bá, áp đặt văn hóa Hóa Kỳ cho các nước, trong đó có các nước ĐNA. Hoa Kỳ tăng cường mở rộng, hợp tác giáo dục với các nước thứ ba giữa Hoa Kỳ và Singapore, Khung Kết nối Hoa Kỳ - ASEAN (US - ASEAN Connect), và DCCP đều nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực, đào tạo cho các cán bộ từ 10 quốc gia ASEAN và Đông Timor về kết nối số, an ninh mạng và các công nghệ mới. Hoa Kỳ đã hỗ trợ tăng cường năng lực về thực hành tốt nhất trong lĩnh vực xây dựng chính sách quốc gia về mạng, thơng qua việc nâng cao năng lực ứng phó sự cố và nhận thức về an ninh mạng, cũng như xây dựng lực lượng lao động về không gian mạng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w