Sự triển khai chính sách Đơng Na mÁ của chính quyền tổng thống Donald Trump

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 50 - 63)

thống Donald Trump

Năm 2018, với việc áp đặt quyết liệt chủ trương “nước Hoa Kỳ trên hết” trên mọi phương diện của chính sách đối ngoại, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump dù vấp phải những chỉ trích, nhưng về cơ bản đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho nước Hoa Kỳ, tái khẳng định vai trò siêu cường thế giới, kiểm sốt được các “điểm nóng” và dồn ép được các “đối thủ chiến lược”. Đây là cơ sở quan trọng để Tổng thống Trump tiếp tục theo đuổi các ưu tiên chính sách nhằm “giữ cho nước Hoa Kỳ tiếp tục vĩ đại” sau khi đã “làm cho nước Hoa Kỳ vĩ đại trở lại”. Hoa Kỳ tiếp tục hiện thực hóa

mục tiêu chiến lược đối ngoại toàn cầu đã được xác định trong Chiến lược An ninh Quốc gia 2017. Để giữ vững vị trí “số một” thế giới và duy trì trật tự thế giới đơn cực do Hoa Kỳ đứng đầu, Chính quyền Hoa Kỳ đã can thiệp mạnh vào các thiết chế quốc tế; tăng cường can dự vào các khu vực, chủ động đẩy nóng nhiều vấn đề và sẵn sàng chấp nhận “va chạm” với cả đồng minh, đối tác nhằm làm suy yếu đối phương về mọi mặt. Cụ thể:

(1) Hoa Kỳ rút khỏi một loạt các thiết chế đa phương.

(2) Hoa Kỳ áp đặt cuộc chơi ngay cả với các đồng minh, đối tác.

(3) Hoa Kỳ chủ động đẩy nóng các khu vực và vấn đề quốc tế để trục lợi. (4) Hoa Kỳ chủ động điều chỉnh quy mơ và thế bổ trí lực lượng nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quân sự trên toàn cầu.

Cụ thể, sự triển khai chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống

Donald Trump thể hiện trên các nội dung sau:

2.2.1. Về an ninh, chính trị

Thứ nhất, chính quyền tổng thống Donald Trump tăng cường quan hệ với các nước ĐNA.

ĐNA là khu vực như một chiếc cầu nối chiến lược, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; lại là khu vực đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bậc nhất thế giới. ASEAN là thị trường rộng lớn đầy quyến rũ đối với các nhà kinh doanh Hoa Kỳ. Đồng thời ASEAN cũng đang là bạn hàng có hạng của Hoa Kỳ (bạn hàng đứng hàng thứ 4 của Hoa Kỳ). chính quyền tổng thống Donald Trump chủ trương duy trì sự có mặt và ảnh hưởng của họ tại vùng này. Chính quyền tổng thống Donald Trump tìm cách thiết lập một thế cân bằng chiến lược mới có lợi cho họ; kiềm chế khơng để Trung Quốc và Nhật Bản lợi dụng việc Hoa Kỳ, Nga rút khỏi các căn cứ quân sự trong vùng để “Lấp khoảng trống chiến lược”. Dư luận thế giới cho rằng kế hoạch tăng cường các cuộc đối thoại đa phương về an ninh trong khu vực CA - TBD là nhằm tăng cường sự dính líu của Hoa Kỳ bị giảm sút sau chiến tranh lạnh. Kế hoạch đó là nhằm giành quyền chủ đạo thuộc về mình, coi đó là biện pháp có hiệu quả nhất để duy trì ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại khu vực này.

Thứ hai, ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản đối với khu vực.

Ngày nay, Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng tăng mạnh lên, đều có mưu đồ mở rộng ảnh hưởng của họ ra toàn khu vực ĐNA, trong đó là một khu vực chiến lược hàng đầu mà hai nước này rất quan tâm đến. Về mặt địa - chiến lược, truyền thống văn hoá Trung Quốc và cả Nhật Bản đều gần gũi khu vực này hơn Hoa Kỳ. Vì vậy, Hoa Kỳ ra sức lơi kéo các nước ĐNA đi vào quỹ đạo do Hoa Kỳ điều khiển. Được như vậy là điều càng hỗ trợ đắc lực cho chiến lược “cam kết và mở rộng” của Hoa Kỳ.

Thứ ba, ngăn chặn các nước trong khu vực liên kết với nhau, tạo thành khu vực độc lập mà khơng có sự tham gia của Hoa Kỳ.

phó lại với việc họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh, thách thức đến lợi ích của Hoa Kỳ. Nhưng cịn đối với các quốc gia nhỏ và vừa trong khu vực đang có xu hướng liên kết tạo thành một khối thống nhất để chông lại sự chi phối của Hoa Kỳ khơng phải là khơng có. Việc đề xướng thành lập một khu vực theo kiểu mà Malaixia đã đề xuất là một ví dụ. Nếu đề xuất của Malaixia được thực hiện, nghĩa là một tổ chức mà các nước ĐNA đã gạt Hoa Kỳ và các nước lớn ra ngoài. Điều này, đối với Hoa Kỳ là một thách thức, ảnh hưởng đến chiến lược “cam kết và mở rộng” của Hoa Kỳ. Ngoài ra, nếu để các nước trong khu vực trở thành một tổ chức độc lập chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng xâm nhập kinh tế Hoa Kỳ vào khu vực này. Từ đó thu hẹp thị trường rộng lớn của Hoa Kỳ đối với ĐNA, ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phục hưng kinh tế Hoa Kỳ.

Thứ tư, hỗ trợ trên biển vì an ninh của ĐNA.

Triển khai chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump về lĩnh vực này, Hoa Kỳ đào tạo cho các lực lượng Cảnh sát Biển và các bên liên quan khác thông qua Sáng kiến Thực thi Pháp luật trên Biển tại ĐNA (trước đây là sáng kiến Vùng Vịnh Thái Lan), nhằm nâng cao khả năng phối hợp lực lượng và chia sẻ thông tin.

Các chương trình hỗ trợ an ninh, ví dụ như Hỗ trợ Tài chính cho Qn đội Nước ngồi, Giáo dục và Huấn luyện Quân sự Quốc tế, hay Sáng kiến An ninh trên Biển, hỗ trợ cho việc chuyên nghiệp hóa các lực lượng quân sự của các nước ASEAN, và tăng cường an ninh trên biển và nhận thức về lĩnh vực trên biển cho các nước này. Hoa Kỳ và Thái Lan sẽ đồng chủ trì Diễn tập trên Biển ASEAN - Hoa Kỳ lần đầu tiên. Diễn tập này sẽ tăng cường năng lực liên quan đến nhận thức về các lĩnh vực trên biển, chia sẻ thông tin, và ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên biển.

Thứ năm, yêu cầu các nước đồng minh phải gánh vác trách nhiệm cao hơn trước những bất ổn trong khu vực, đồng thời chia sẻ chi phí cho việc bảo đảm an ninh của những nước này thông qua tăng chi phí cho lực lượng đồn trú của Hoa Kỳ ở khu vực.

Nhìn lại lịch sử hình thành các hiệp ước đồng minh an ninh quân sự do Hoa Kỳ ký kết nói chung, cũng như dưới thời Tổng thống Donald Trump nói riêng có thể thấy rõ, việc bảo đảm an ninh và ổn định phát triển cho các đồng minh là một nội dung tất yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã thiết lập tại khu vực vai trò trung tâm, là cái “ô bảo trợ an ninh” đối với các nước đồng minh thơng qua việc cam kết hỗ trợ những khoản chi phí quốc phịng khổng lồ.

Tuy nhiên, trước bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, cần bảo đảm thế và lực khơng bị suy yếu, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã chọn phương cách buộc các nước đồng minh phải chia sẻ nhiều hơn trách nhiệm trong các vấn đề khu vực, giảm thiểu gánh nặng chi phí cho các hoạt động an ninh, quốc phịng mà Hoa Kỳ cam kết trước đó. Chính sách này vừa tạo điều kiện cho các nước đồng minh khẳng định sự lớn mạnh về an ninh, quân sự, vừa tăng cường năng lực cần thiết ứng phó trước các mối đe dọa của khu vực. Ngoài ra, việc giảm chi phí cam kết an ninh, quốc phịng giúp Hoa Kỳ tập trung hơn vào các hạng mục khác, như nâng cấp sức mạnh quân sự quốc gia.

Hoa Kỳ khuyến khích Nhật Bản gánh vác vai trò quốc tế lớn hơn mặc dù hiện nay nước này có đóng góp chi phí quốc phòng lớn nhất cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng yêu cầu Hàn Quốc tăng chi phí cho việc đóng qn và triển khai THAAD ở Hàn Quốc. Tháng 3/2019, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã ký thỏa thuận chính thức về việc chia sẻ chi phí để duy trì hoạt động của lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc (USFK). Theo thỏa thuận, Hàn Quốc sẽ tăng 8,2% chi phí đóng góp để duy trì hoạt động của USFK. Trước đó, Hàn Quốc cũng đã nhất trí chi 1.040 tỷ n (920 triệu USD) trong năm 2019 cho các hoạt động của USFK gồm 28.500 binh sĩ Hoa Kỳ, tăng từ mức 960 tỷ uôn của năm 2018.

Thứ sáu, trấn an các đồng minh trước mối nghi ngại về cam kết bảo trợ an ninh của Hoa Kỳ đối với khu vực.

Vị trí dẫn dắt của Hoa Kỳ tại khu vực, trong đó có việc bảo đảm an ninh và mang lại sự ổn định cho các đồng minh dường như bị lung lay sau những tuyên bố về “Nước Hoa Kỳ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump. Những địi hỏi có phần cứng rắn và gay gắt của Hoa Kỳ đối với các đồng minh trong việc đóng góp về viện trợ quân sự hay hậu thuẫn trong các trường hợp cần thiết đã gây một số phản ứng từ chính các nước này. Chưa kể, dấu hiệu xói mịn những cam kết bảo trợ an ninh tập thể của Hoa Kỳ khiến cho các nước đồng minh của Hoa Kỳ có thiên hướng chuyển sang hợp tác với Trung Quốc.

Thực tế này buộc Chính quyền của Tổng thống Donald Trump phải có những động thái mang tính xoa dịu tâm lý của các nước đồng minh thông qua các hoạt động ngoại giao. Tháng 11/2017, Tổng thống Donald Trump có chuyến cơng du châu Á đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền nhằm nhấn mạnh cam kết về mối liên minh và đối tác lâu dài, đồng thời tái khẳng định sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Ngồi ra cịn có các chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ R.  Ti-lơ-xơn (R. Tillerson) đến Hàn Quốc (tháng 3-2017), Philíppin, Thái Lan (tháng 8-2017); Ngoại trưởng Hoa Kỳ M.  Pom-peo (M.  Pompeo) tới Hàn Quốc, Nhật Bản (tháng 10-2018). Đáng chú ý, mới đây Tổng thống Donald Trump đã có chuyến thăm Nhật Bản (tháng 5/2019) nhằm củng cố vững chắc quan hệ đồng minh, mà một trong những nội dung quan trọng là thống nhất các chiến lược an ninh tại CA - TBD.

Bên cạnh đó, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiếp tục chứng minh vai trò và tầm ảnh hưởng của mình thơng qua các khoản hỗ trợ về qn sự và tài chính với chương trình đầu tư trị giá gần 120 triệu USD năm 2018 dành cho kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng tại khu vực. Một cam kết trong vòng 5 năm cũng được Hoa Kỳ đưa ra với tên gọi “Sáng kiến Trấn an

thông điệp trấn an các đồng minh, đối tác bằng cam kết hỗ trợ, hợp tác lâu dài, nghiêm túc, đáng tin cậy [86, tr. 17].

2.2.2. Về kinh tế

Chính sách đối ngoại của ơng Donald Trump có sự ưu ái đặc biệt cho ĐNA, thể hiện ở các cuộc viếng thăm và tham dự các sự kiện quan trọng của khu vực. Đặc biệt, trong chiến lược an ninh quốc gia mới được cơng bố của chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đề cập tới chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do” mà trong đó khu vực ĐNA là khu vực trọng tâm nằm ở giữa hai đại dương và là nơi kết nối về mặt kinh tế, về hàng hải cũng như về mặt chiến lược giữa “hai cánh” của chiến lược này.

Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, dường như Hoa Kỳ đang hành động theo tiếp tục coi trọng vai trò của ĐNA và ASEAN, thể hiện qua việc Tổng thống Donald Trump đã tới tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Kinh tế CA -TBD (APEC) ở Việt Nam cũng như các hội nghị của Hiệp hội Các quốc gia ĐNA (ASEAN) ở Philippines, thăm chính thức Việt Nam cũng như Philippines...

Ngồi ra, cũng có một số động thái khác như chính quyền Tổng thống Trump đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN ngay sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền hoặc mời các lãnh đạo ASEAN, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo ĐNA đầu tiên, tới thăm Nhà Trắng... Đây là những biểu hiện cho thấy dường như bản thân ông Donald Trump cũng như là chính quyền của ơng vẫn rất coi trọng việc phát triển quan hệ với khu vực ĐNA nói chung cũng như là ASEAN nói riêng.

Tầm quan trọng của ĐNA trong các mối quan tâm kinh tế và an ninh cơ bản của chính quyền Tổng thống Donald Trump ở châu Á cần được nhìn nhận ở hai khía cạnh. Về mặt kinh tế: Quyết định của ơng Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dường như khiến cho

quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ với khu vực châu Á nói chung và ĐNA nói riêng ít nhiều bị ảnh hưởng, bởi 4 nước trong khu vực ĐNA (Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam) tham gia vào hiệp định này. Tuy nhiên, cũng không nên quá thổi phồng vấn đề bởi lâu nay Hoa Kỳ vẫn là đối tác quan trọng của khu vực. Hoa Kỳ cũng là nhà đầu tư ngày càng có vai trị quan trọng ở khu vực, như đầu tư của Hoa Kỳ vào Singapore cũng khá lớn...

Nếu tính cả ĐNA thì đầu tư của Hoa Kỳ là dẫn đầu, vượt xa cả Trung Quốc. Điều này cho thấy mặc dù việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP đã tác động khá tiêu cực đối với quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và khu vực ĐNA thì mối quan hệ đối tác này vẫn rất quan trọng và có sức sống riêng của nó.

Khát quát sự triển khai chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump trên lĩnh vực kinh tế trên một số nội dung sau:

Một là, thúc đẩy quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và ĐNA.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tăng cường đầu tư vào ĐNA. Các nền kinh tế năng động trong ĐNA với tốc độ tăng trưởng cao biến khu vực này thành một thị trường quan trọng đối với xuất khẩu và đầu tư của Hoa Kỳ. ĐNA là điểm đến đầu tư hàng đầu của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ tại khu vực này (tổng số cộng dồn đạt 329 tỷ đơ la) cịn lớn hơn so với toàn bộ số vốn FDI của Hoa Kỳ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cộng lại.

ĐNA là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 đối với hàng hóa của Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang ĐNA đã tạo ra khoảng 500.000 việc làm. Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn thứ 4 của ĐNA. Sáng kiến Một Cửa sổ ASEAN (ASW), được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hoa Kỳ vào năm 2008 đã giúp ASEAN cắt giảm chi phí kinh doanh và đẩy mạnh thương mại hàng hóa. USAID đã cung cấp hỗ trợ nhằm nâng cấp các phần mềm kỹ thuật và cải cách luật pháp để triển khai ASW, cho phép trao đổi thông tin hải quan dễ dàng hơn giữa các nước ASEAN với Hoa Kỳ.

Sáng kiến Mạng lưới Giao dịch và Hỗ trợ Hạ tầng (ITAN) của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy hạ tầng chất lượng cao và bền vững về tài chính trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ cho các nhu cầu đầu tư hạ tầng của ĐNA. ITAN cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Philippines, giúp Việt Nam triển khai Quy hoạch Phát triển Điện năng và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, cũng như phối hợp với công ty điện lực nhà nước Indonesia trong việc hiện đại hóa các mạng lưới điện và đa dạng hóa các nguồn năng lượng.

Quỹ Tư vấn Giao dịch ITAN, được công bố vào tháng 7/2018, sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước ĐNA trong việc đánh giá các dự án hạ tầng tiềm năng. Các dự án cụ thể sẽ được thông báo trong cuối năm 2019. Công ty Đầu tư Tư nhân Hải ngoại hiện đang ưu tiên cho các dự án tại Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Các dự án hiện nay bao gồm một hoạt động trị giá 10 triệu đô la tại Myanmar nhằm kết nối các bên cho vay với các nhà cung cấp nông sản, và

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w