Tác động tới khu vực Đông Na mÁ * Tác động tới an ninh, chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 63 - 68)

* Tác động tới an ninh, chính trị

Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump tác động đến tình hình an ninh, chính trị trong khu vực, điều đó thể hiện trên một số nội dung sau:

Hoa Kỳ tích cực thúc đẩy an ninh với các nước trong khu vực, tạo một thế cân bằng chiến lược ở ĐNA, trong đó Hoa Kỳ chiếm ưu thế nhằm bảo đảm lợi ích của mình tại khu vực này. Hoa Kỳ đã đẩy mạnh cam kết an ninh đa phương và duy trì an ninh song phương với các nước trong khu vực.

Để có thể tác động đến an ninh, chính trị khu vực ĐNA, Hoa Kỳ tham gia và tìm cách đóng vai trị lãnh đạo tại “diễn đàn an ninh ASEAN (ARF)” gồm 18 nước trong và ngồi khu vực được hình thành theo sáng kiến của ASEAN. Trong các liên minh quân sự của Hoa Kỳ ở CA - TBD, liên minh Hoa Kỳ - Nhật giữ vai trò nòng cốt, là xương sống của an ninh khu vực. Hoa Kỳ coi các liên minh này là nịng cốt của “cộng đồng Thái Bình Dương mới”. Tổng thống Donald Trump xác nhận: Cộng đồng Thái Bình Dương dựa trên cơ sở cam kết vững chắc và thường xuyên của Hoa Kỳ về việc duy trì liên minh Hiệp ước và sự có mặt về quân sự của Hoa Kỳ ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên và khắp khu vực này. Hoa Kỳ ép Nhật Bản tham gia gánh vác trách nhiệm nhiều hơn nữa cả về quân sự lẫn tài chính. Đồng thời kiềm chế Nhật Bản vươn lên nắm vai trò khống chế khu vực. Hiệp ước an ninh Nhật - Hoa Kỳ được điều chỉnh vào tháng 4/1996, có tầm quan trọng ở chỗ: theo Hiệp ước an ninh ký kết trước đây thì Hoa Kỳ - Nhật liên minh phòng thủ chỉ ở trong phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. Nay liên minh quân sự mới giữa Hoa Kỳ

và Nhật Bản được mở rộng ra khắp CA - TBD. Báo chí quốc tế vạch rõ Hiệp ước này nhằm biến Nhật Bản thành một pháo đài của Hoa Kỳ, kiềm chế Trung Quốc không để nước này trở thành đối thủ nguy hiểm của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ tăng cường quan hệ với ASEAN để củng cố vị thế của Hoa Kỳ ở ĐNA. Đây là khu vực được coi là bản lề chiến lược nối Thái Bình Dương với ấn Độ Dương, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đầu thế giới. ĐNA là bạn hàng lớn thứ tư của Hoa Kỳ, Washington không muốn Trung Quốc và Nhật Bản nhảy vào thay thế chỗ trống do việc Hoa Kỳ và Nga rút quân khỏi khu vực này. Hoa Kỳ đẩy mạnh quan hệ hợp tác và an ninh khu vực. Việc bỏ cấm vận và bình thường hố quan hệ với Việt Nam cũng khơng ngồi mục tiêu vì lợi ích của Hoa Kỳ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN.

Hoa Kỳ đã tham gia làm thành viên diễn đàn an ninh khu vực (ARF) và đã sử dung chính sách ngoại giao phịng ngừa ở diễn đàn này để giải quyết các mâu thuẫn trước khi chúng có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang ở Đông Nam Á và CA - TBD. Sau chiến tranh lanh, châu Á nói chung và ĐNA nói riêng được Hoa Kỳ coi là một trong hai cánh quan trọng của chiến lược toàn cầu “cam kết và mở rộng”. Trong đó có 3 nội dung chính: Thứ nhất: Tăng cường và xác định cở sở mới cho các Hiệp ước an ninh trong thời kỳ chiến tranh lạnh: trong đó hiệp ước Hoa Kỳ - Nhật đã được thổi thêm luồng sinh khí mới. Bản báo cáo “chiến lược an ninh CA - TBD” của Hoa Kỳ nêu rõ: “Hoa Kỳ có 6 cam kết an ninh CA - TBD, trong đó có hiệp ước an ninh Hoa Kỳ - Nhật, cộng hoà Triều Tiên, Australia, Cộng hoà Philippin và Thái Lan và Hiệp ước liên kết tự do với Cộng hoà quần đảo MarShall, Liên bang các nước Micronesia. Các cam kết tay đôi này vẫn là bất khả xâm phạm và sự chấm dứt chiến tranh lạnh đã không làm suy giảm tầm quan trọng của chúng. Thứ hai: Duy trì một lực lượng qn sự Hoa Kỳ bố trí ở phía trước tại CA - TBD theo

“chiến lược căn cứ tiền tiêu”. Thứ ba: Thông qua đối thoại về an ninh khu vực để thiết lập và phát triển quan hệ song phương, đa phương về an ninh.

Để bảo vệ lợi ích của mình, Hoa Kỳ có nhiều biện pháp để duy trì ổn định an ninh trong khu vực. Việc duy trì hồ bình, ổn định hợp tác và phát triển ở khu vực này, trong đó Việt Nam là một nhân tố quan trọng, phù hợp với lợi ích chiến lược của các nước ASEAN, đồng thời cũng phù hợp với lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ trong giai đoạn mới hiện nay. Chính vì lẽ đó Hoa Kỳ tích cực tham gia diễn đàn an ninh ĐNA dó các nước ASEAN đề xướng, tỏ ý đồng tình với việc Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN tán thành quan hệ bình thường hợp tác phát triển với các nước ASEANvới Việt Nam, tìm cách khai thác ý chí của ASEAN vào Việt Nam kiềm chế Trung Quốc từ phía Nam.

* Tác động tới kinh tế

Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump đang tác động mạnh mẽ đến các nước trong khu vực, thể hiện trên các nội dung sau:

Về quan hệ thương mại, Hoa Kỳ - ĐNA đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay đổi đối với cấu trúc thương mại khu vực, các biến số khác nhau liên quan đến Trung Quốc và những phản ứng của ĐNA đối với chính sách của Hoa Kỳ, như được mô tả ở trên. Mặc dù khó có thể đưa ra dự báo đầy đủ về các quan hệ thương mại sẽ phát triển như thế nào trong những năm tới, nhưng có 4 tác động rõ ràng:

Một là, khơng có các thỏa thuận thương mại đa phương mới nổi của

khu vực có nghĩa là những lợi ích của Hoa Kỳ đang bị phớt lờ khi khu vực này hội nhập về kinh tế. Trước khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP năm 2017, thì hiệp định thương mại này được cho là sẽ trở thành hiệp định lớn nhất thế giới, chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu, với Hoa Kỳ đi đầu trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn cao hơn có lợi cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có phần lợi rất lớn trong cách thức định hình các quy tắc, đặc biệt là trong các lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng như cơng nghệ, dịch vụ tài chính và thương mại kỹ thuật số. Các

tiêu chuẩn cao về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mơi trường và lao động cũng mang lại cho Hoa Kỳ những lợi thế và sẽ kéo các nền kinh tế Hoa Kỳ và ĐNA xích lại gần nhau hơn. Tương tự, các tiêu chuẩn TPP sẽ là một cách để duy trì Internet tự do và cởi mở cũng như cuộc cạnh tranh công bằng bằng cách áp đặt các quy định đối với các SOE.

Những người tham gia hội nghị bàn tròn đồng ý rằng hiện tại Hoa Kỳ có tầm quan trọng hơn bao giờ hết về cả kinh tế lẫn chiến lược khi xem xét xu hướng hướng nội và bảo hộ ngày càng lan rộng ở ĐNA, nhưng Hoa Kỳ hiện đang đứng ngoài.

Hai là, các công ty Hoa Kỳ vẫn sẽ được hưởng lợi từ cấu trúc thương

mại mới, mặc dù Hoa Kỳ không phải là một bên tham gia, điều sẽ có tác động đối với quan hệ thương mại Hoa Kỳ - ĐNA. Mặc dù việc Hoa Kỳ không tham gia các cuộc đàm phán thương mại khu vực thu hút được nhiều sự chú ý, nhưng điều quan trọng là phải nhận ra rằng các công ty của Hoa Kỳ đã hoạt động ở các nền kinh tế mà hiện đang tham gia CPTPP cũng như các khu vực thương mại tự do khác và do đó sẽ được hưởng lợi. Một người tham gia hội nghị bàn trịn cho biết các cơng ty lâu đời của Hoa Kỳ ở ĐNA coi cấu trúc thương mại khu vực là một cơ hội mà họ nên tận dụng. Tuy nhiên, một người tham gia hội nghị bàn tròn khác lo lắng rằng việc Hoa Kỳ không tham gia cấu trúc thương mại mới nổi sẽ khơng khuyến khích các cơng ty Hoa Kỳ dịch chuyển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh sang ĐNA.

Ba là, sự can dự kinh tế ngày càng sâu sắc của Trung Quốc trong khu

vực sẽ có tác động đến quan hệ thương mại Hoa Kỳ - ĐNA, đặc biệt là trong nền kinh tế kỹ thuật số. Với việc Hoa Kỳ không tham gia sâu vào các cuộc đàm phán thương mại khu vực, Trung Quốc sẽ đặc biệt có được ảnh hưởng đáng kể. Như một người tham gia hội nghị bàn trịn đã nói, “Khi Hoa Kỳ ít hoạt động hơn, Trung Quốc tiến vào và tăng cường vai trị của mình trong khu vực”.

Cụ thể, các cơng ty của Hoa Kỳ sẽ thua cuộc khi luật chơi dành cho nền kinh tế kỹ thuật số được lập ra. Đặc biệt, Alibaba và Tencent đang tiến vào vào các nước ĐNA bằng thương mại điện tử và dịch vụ thanh toán di động

thông qua liên doanh với các công ty địa phương. Bằng cách cung cấp cho thị trường ĐNA các lựa chọn rẻ hơn, đồng thời tạo ra một hệ sinh thái kỹ thuật số tích hợp, Trung Quốc sẽ sớm cung cấp điện thoại, dịch vụ điều hành và các nền tảng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người ĐNA, mà cuối cùng sẽ tác động tiêu cực đến địa vị của các công ty công nghệ thông tin của Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Hoa Kỳ - ĐNA. Trung Quốc đang khuyến khích tạo lập một hệ sinh thái kỹ thuật số nơi các chính phủ ĐNA, noi gương Trung Quốc, sẽ có quyền kiểm duyệt và quản lý nội dung trực tuyến lưu hành trong biên giới của họ.

Một cách riêng rẽ, quan hệ thương mại Trung - Hoa Kỳ xấu đi sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và sắp xếp lại các động lực kinh doanh trong khu vực. Trong khi một số công ty Hoa Kỳ đang rời khỏi Trung Quốc để tái bố trí và ĐNA dường như là một điểm đến thích hợp đối với nhiều cơng ty, thì vẫn chưa rõ mọi việc sẽ phát triển như thế nào. Một người tham gia hội nghị bàn tròn cảnh báo: Căng thẳng kinh tế và thuế quan có thể có những tác động lan tràn kéo dài; các nước khác trong khu vực nên chuẩn bị sẵn sàng. Trong khi nhiều công ty Trung Quốc đã dần rời khỏi Trung Quốc vì chi phí lao động tăng lên, thuế quan do Hoa Kỳ áp đặt sẽ đẩy nhanh tiến trình dịch chuyển này, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và ơ tơ. Động lực này cuối cùng có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ và ĐNA có khối lượng thương mại lớn hơn, nhưng có thể sẽ làm tăng thặng dư thương mại của ĐNA với Hoa Kỳ, có khả năng gây xích mích và khiến Chính quyền Trump áp thuế quan mới.

Cuối cùng, các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, tương đối mở cửa như Việt Nam, Singapore hoặc Malaysia vận chuyển một lượng lớn linh kiện hoặc bộ phận sang Trung Quốc để lắp ráp sau đó xuất khẩu thành phẩm sang Hoa Kỳ và sẽ phải chịu chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp do cuộc chiến thương mại gây ra. Khi Chính quyền Trump đánh thuế Trung Quốc và bị trả đũa, có những quan ngại rằng các nền kinh tế ĐNA, và đặc biệt là các nước phụ thuộc vào xuất khẩu, ngay cả khi không trực tiếp bị nhắm mục tiêu, có thể chịu thiệt

hại do tính phức tạp của các chuỗi cung ứng tồn cầu và bản chất móc nối của thương mại trong khu vực.

Bốn là, trong ngắn hạn, các bên lợi ích liên quan từ bên ngồi cơ quan

hành pháp sẽ cần chứng minh rằng việc Hoa Kỳ không tham gia cấu trúc thương mại khu vực mới nổi đang gây tổn hại cho quan hệ thương mại Hoa Kỳ - ĐNA và cho những lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ như thế nào. Với việc Chính phủ Hoa Kỳ khơng can dự, các chun gia phi chính phủ nên phân tích và truyền đi dữ liệu về các tác động kinh tế và chiến lược của việc Hoa Kỳ không tham gia các cơ chế thương mại đa phương ở châu Á. Quốc hội Hoa Kỳ nên làm việc để hỗ trợ phân tích như vậy thơng qua các nghiên cứu cần thiết và làm nổi bật những vấn đề này trong các phiên điều trần. Quan hệ đối tác giữa các nhóm doanh nghiệp, các tổ chức học thuật và các tổ chức tư vấn cũng có thể là một phương tiện hữu ích để giúp chứng minh Hoa Kỳ mất đi những gì khi khơng can dự sâu hơn. Trong khi sự phá vỡ rõ ràng trong chính sách của Chính quyền Donald Trump đã tạo ra nhu cầu cấp thiết này trong ngắn hạn, điều cần thiết là phải công nhận tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của sự can dự của Hoa Kỳ cho dù ai là chủ nhân Nhà Trắng trong những năm tới.

* Tác động tới văn hóa, giáo dục

Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump đã tác động đến ván hóa, giáo dục trong khu vực ĐNA. Hoa Kỳ tăng cường các hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác văn hóa để qua đó truyền bá văn hóa Hoa Kỳ vào trong khu vực. Trong đó, Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng phổ biến giá trị Hoa Kỳ.

Về hợp tác văn hóa - giáo dục, các nước ĐNA khuyến khích Hoa Kỳ tăng cường quan hệ hợp tác về khoa học công nghệ, giáo dục và cấp học bổng cho các sinh viên ĐNA; thúc đẩy hợp tác đối phó dịch bệnh, hợp tác khu vực Mê Cơng, an ninh năng lượng, quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu; giao lưu nhân dân và đẩy mạnh hợp tác đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w