Kiến nghị cho Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 91 - 97)

Việt Nam sẽ trở thành đối tượng lôi kéo, tranh giành của các nước lớn trên thế giới, không những về chính trị mà cịn về kinh tế. Nếu chúng ta biết tận dụng thời cơ, củng cố đồn kết, tăng cường tiếng nói trong đời sống chính trị quốc tế, cùng nhau đưa ra những “luật chơi” mới về chính trị, kinh tế để đỡ bị thiệt thịi, để được tơn trọng, bình đẳng, cơng bằng hơn, thì các nước lớn sẽ phải có những nhượng bộ, tuy khơng lớn.

Việt Nam tăng cường quan hệ với tất cả các nước lớn, không nghiêng hẳn về bên nào, không để bị biến thành lệ thuộc vào nước lớn nào. Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump đem lại sự thay đổi mạnh mẽ trong việc tập hợp lực lượng. Các nước khơng cịn chú trọng gắn kết với nhau theo ý thức hệ như trước, mà dựa trên những lợi ích đan xen về kinh tế, chính trị, an ninh với mục tiêu chính là phục vụ cho lợi ích quốc gia, đồng thời bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới.

Trong quan hệ với Hoa Kỳ. Sự gia tăng nhân tố Hoa Kỳ đang tạo ra nhiều cơ hội hơn là thách thức đối với Việt Nam, nhất là trong phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực ĐNA. Chính vì những lý do trên, Việt Nam trong thập niên tới nên nâng tầm quan hệ với Hoa Kỳ từ quan hệ đối tác toàn diện lên quan hệ đối tác

chiến lược toàn diện hay sâu rộng, trong đó tập trung vào khía cạnh kinh tế và an ninh, như hợp tác an ninh biển và chống biến đổi khí hậu.

Vì vậy, khả năng hợp tác giữa chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump với Việt Nam theo tinh thần hợp tác bình đẳng cùng có lợi (win - win) là rất lớn. Khả năng hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng sẽ tiếp tục phát triển, thậm chí Việt Nam sẽ là một “tiêu điểm” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở khu vực, đặc biệt trong các chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông. Tuy vậy, trong quan hệ thương mại Việt - Hoa Kỳ, Việt Nam trong những năm qua đã xuất khẩu nhiều qua Hoa Kỳ (xuất siêu lớn), vì vậy Việt Nam cũng phải chuẩn bị cho khả năng Hoa Kỳ sẽ áp đặt các chính sách bảo hộ, đặt ra các rào cản thương mại mới đối với Việt Nam để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Trong quan hệ Việt - Hoa Kỳ, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán là hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, nhất là về kinh tế, tơn trọng và ổn định về chính trị và hợp tác về an ninh, hai bên cùng có lợi. Việc tăng cường và thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ lên tầm cao mới sẽ tạo ra nội lực kinh tế phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam cần tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau của Hoa Kỳ. Việt Nam cần tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực như kinh tế và thương mại, khuyến khích các cơng ty, doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam nhất là về thăm dị và khai thác dầu khí, học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Việt Nam cũng cần tranh thủ vai trị và tiếng nói của Hoa Kỳ trong các diễn đàn đa phương, trong việc ủng hộ các nước ĐNA về vấn đề Biển Đông, nhằm đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đơng.

Việt Nam cần kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với Hoa Kỳ về những vấn đề như lợi dụng chiêu bài tự do ngôn luận, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền để cơng kích chế độ, tiến hành “diễn biến hịa bình” để tạo ra sự bất ổn trong xã hội Việt Nam, chia rẽ quan hệ giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong các vấn đề cụ thể, Việt Nam cần chủ động,

khéo léo, linh hoạt, mềm mỏng và kiên quyết; tránh để Hoa Kỳ lợi dụng làm quân tốt phục vụ mưu đồ chống phá nước khác. Việt Nam cần chủ động và tăng cường trong đối ngoại quân sự để không bị động trước các động thái của Hoa Kỳ.

Chúng ta ln phải cảnh giác vì mục tiêu lâu dài của Hoa Kỳ là lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa, lật đổ sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phủ định hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, duy trì thống nhất theo chủ nghĩa tư bản. Đảng ta đã chủ trương “kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phịng, thơng qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh của đấn nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “Diễn biến hịa bình” đối với nước ta” [ 74, tr.56 ].

Đảng Cộng sản Việt Nam “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế… Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [18, tr. 29].

Kết luận chương 3

Như vậy, có thể nói, nhìn lại 1 nhiệm kỳ lên nắm quyền của Tổng thống Donald Trump, mặc dù có những động thái nhất định nhằm trấn an các nước ĐNA về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, song chính sách của Hoa Kỳ đối với ĐNA thực sự chưa rõ ràng và khơng làm an lịng các nước trong khu vực. Với chuyến thăm Châu Á của Donald Trump, tín hiệu phát ra thậm chí cịn gây nhiều băn khoăn hơn, báo hiệu nhiều thách thức hơn đối với các nước ĐNA trong thời gian tới.

Hiện nay, các nước ĐNA phải ứng xử trước cạnh tranh chiến lược Hoa Kỳ - Trung, đồng thời làm sao thúc đẩy gắn kết với Hoa Kỳ về kinh tế, thương mại, đầu tư, một lĩnh vực có thể nói là cịn dang dở từ thời Obama. Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump đã tác động mạnh mẽ đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục trong khu vực. Đồng thời tạo ra nhiều thời cơ cũng như thách thức cho ĐNA. Do vậy, điều quan trọng là các nước ĐNA cần tiếp tục củng cố đoàn kết, tiếp tục xây dựng Cộng đồng vững mạnh, khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc chính trị - an ninh khu vực, tăng cường sự hấp dẫn về một thị trường với 600 triệu dân. Đồng thời, cần duy trì đồng thuận, có tiếng nói chung, khéo léo xử lý cạnh tranh nước lớn trong bối cảnh rất phức tạp hiện nay.

Việt Nam là một quốc gia trong khu vực nên cũng chịu nhiều tác động từ Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump. Chính sách đó tạo ra nhiều thời cơ đồng thời cũng khơng ít thách thức, vấn đề quan trọng là Đảng và Nhà nước ta cần giữ vững nguyên tắc, lập trường, quan điểm khi quan hệ với Hoa Kỳ. Đồng thời cũng phải linh hoạt trong xử lý các tình huống, tranh thủ thời cơ để phát triển.

KẾT LUẬN

ĐNA là khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, đa sắc thái văn hố; bao gồm nhiều quốc gia, trình độ phát triển kinh tế - xã hội khơng đồng đều, có sự khác nhau về thể chế chính trị - xã hội. Chiến tranh lạnh kết thúc đã dẫn đến sự triệt tiêu của trật tự thế giới hai cực, làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng trên thế giới nói chung và khu vực ĐNA nói riêng. Kể từ sau chiến tranh lạnh ĐNA nổi lên thành một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất. Mặt khác, tình hình an ninh - chính trị của khu vực cũng có nhiều diễn biến phức tạp.

Với xu hướng chung là ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội, hầu hết các nước khu vực ĐNA đang tiến hành điều chỉnh, cải cách kinh tế và từng bước cải cách chính trị. Chính sự tương đồng về các định hướng ưu tiên trên con đường phát triển đó mà đã và đang thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết ở khu vực này ngày càng sôi động hướng tới thế kỷ tương lai. Dưới tác động của xu thế khu vực hố, tồn cầu hoá trong quan hệ quốc tế ở khu vực, các nước ĐNA đều nỗ lực giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng hoà giải, thương lượng để tạo điều kiện mở rộng hợp tác, hội nhập một cách có hiệu quả hơn.

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xơ, tương quan lực lượng trên thế giới nói chung và ở khu vực ĐNA đã diễn ra những thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế hiện đại. ĐNA - một khu vực phát triển năng động nhất hiện nay và cũng là một khu vực có lợi ích chiến lược quan trọng đối với nhiều nước lớn. Từ sau chiến tranh lạnh, một cục diện mới ở khu vực này đang từng bước hình thành trên cơ sở cân bằng lực lượng mới. Các nước trong khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ, đều tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm tăng cường vai trị, địa vị và ảnh hưởng với mục đích chủ yếu là bảo vệ lợi ích của họ ở khu vực này.

Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump là một phần trong Chiến lược tồn cầu mới của Hoa Kỳ, có tác động đến tất cả các lĩnh vực từ an ninh chính trị, kinh tế, văn háo giáo dục… đối với các nước ĐNA.

Tìm hiểu, nghiên cứu Chính sách ĐNA của chính quyền tổng thống Donald Trump làm rõ bản chất, nội dung, cách thức triển khai cũng như những mâu thuẫn, khó khăn, hạn chế của nó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, có tính thời sự nóng bỏng để các nước ĐNA có thể vạch chủ trương, sách lược thích hợp tranh thủ tận dụng thời cơ, hạn chế thách thức.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ chính sách đông nam á của hoa kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống donald trump (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w