Bảng chọn mẫu bằng phương pháp định mức

Một phần của tài liệu Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 49 - 56)

Bảng 3.2: Bảng chọn mẫu bằng phương pháp định mức

STT Phòng ban/Khu vực Số bảng câu hỏi gửi đi

1 Mảng Nhân sự và Đào Tạo 25

2 Mảng Cá nhân và Doanh nghiệp 25

3 Mảng Công nghệ thông tin 25

4 Mảng Tài chính 25

5 Khu vực TP Hà Nội 25

6 Khu vực miền Bắc 25

7 Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên 25

8 Khu vực Đông Nam Bộ 25

9 Khu vực TP HCM 25

10 Khu vực Tây Nam Bộ 25

Tổng cộng 250

Khảo sát được thực hiện từ đầu tháng 9 năm 2013, bảng câu hỏi được in ra và khảo sát trực tiếp (Các phòng ban nghiệp vụ hội sở) và gửi bằng email (các khu vực), sau 2 tháng thu thập dữ liệu, tác giả chọn ra các mẫu trả lời có đầy đủ thơng tin để nhập vào chương trình SPSS để phân tích dữ liệu.

3.6.Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng các cơng cụ phân tích: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, kiểm định sự khác nhau về trung bình tổng thể Paired Samples T-test, Independent Samples T-test, đo lường văn hóa tổ chức bằng công cụ OCAI.

3.6.1.Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha được sử dụng để loại bỏ biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo các thành phần văn hóa gia đình, văn hóa sáng tạo, văn hóa thị trường, văn hóa cấp bậc dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach alpha nằm trong khoảng [0; 1]. Cronbach alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy càng cao), tuy nhiên hệ số Cronbach alpha quá lớn (α > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có sự khác biệt gì nhau , nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach alpha biến thiên trong khoảng [0,70 - 0,80]. Nếu Cronbach alpha > hoặc = 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994 dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Khi xem xét kiểm tra từng biến đo lường, chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Corrected item – total correlation). Các biến có hệ số tương quan tổng - biến (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnally và Bernstein, 1994).

Như vậy, một số điều kiện cần quan tâm khi kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha bao gồm:

(1) Hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item – total correlation) > 0,3; (2) Hệ số Cronbach Alpha: 0,60 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0, 95.

Khi một biến không thỏa điều kiện hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item – total correlation) > 0,3 hoặc hệ số Cronbach Alpha tăng lên khi loại nó khỏi thang đo thì xem xét giá trị nội dung của biến để quyết định có loại bỏ biến này khỏi thang đo hay khơng.

3.6.2.Kiểm định Paired Samples T-test

Sau khi kiểm tra độ tin cậy và giá trị của thang đo, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định trị trung bình của hai mẫu phụ thuộc hay mẫu phối hợp từng cặp

(Paired Samples T-test) để kiểm định sự khác biệt giữa hiện tại và mong muốn của nhân viên về văn hóa tổ chức, sự khác nhau của các thành phần văn hóa gia đình, văn hóa sáng tạo, văn hóa cấp bậc, văn hóa cấp bậc.

Đây là loai kiểm định dùng cho hai nhóm tổng thể có liên hệ với nhau. Dữ liệu của mẫu thu thập ở dạng thang đo định lượng khoảng cách hoặc tỷ lệ. Q trình kiểm định sẽ bắt đầu bằng việc tính tốn chênh lệch giá trị trên từng cặp quan sát bằng phép trừ, sau đó kiểm nghiệm xem chênh lệch trung bình của tổng thể có khác 0 khơng, nếu khơng khác 0 tức là khơng có khác biệt. Lợi thế của phép kiểm định mẫu phối hợp từng cặp là nó loại trừ được những yếu tố tác động bên ngồi vào nhóm thử (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Điều kiện áp dụng Paired Samples T-test là kích cỡ mẫu so sánh phải khá bằng nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Cùng một đối tượng khảo sát cho hiện tại và mong muốn nên nghiên cứu thõa mãn điều kiện nêu ra.

Với mức ý nghĩa quan sát 2 phía Sig. (2 tailed) < 0.05, ta kết luận có sự chênh lêch về ý nghĩa thống kê của hai tổng thể.

3.6.3.Kiểm định Independent Samples T-test

Kiểm định Independent Samples T-test được sử dụng khi cần so sánh trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa hai đối tượng quan tâm. Có hai biến tham gia trong một phép kiểm định trung bình: một biến định lượng dạng khoảng cách hay tỷ lệ để tính trung bình và một biến định tính để phân nhóm ra so sánh (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Trước khi thực hiện kiểm định trung bình ta cần phải thực hiện một kiểm định khác mà kết quả của nó ảnh hưởng rất quan trọng đến kiểm định trung bình, đó là kiểm đinh sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể, kiểm định này có tên là Levene test.

Levene test được tiến hành với giả thiết Ho rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho bạn mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0.05 bạn có thể bác bỏ giả thiết Ho.

- Nếu giá trị Sig. Trong kiểm định Levene < 0.05 thì phương sai giữa hai tổng thể khác nhau.

- Nếu giá trị Sig. Trong kiểm định Levene >= 0.05 thì phương sai giữa hai tổng thể khác nhau.

3.6.4. Cơng cụ OCAI

Đo lường văn hóa tổ chức bằng cơng cụ OCAI khá dễ dàng. Công cụ này chỉ địi hỏi tính tốn số học đơn giản. Khảo sát CBNV của tổ chức bằng bảng gồm 6 nhóm câu hỏi, mỗi nhóm câu hỏi gồm 4 lựa chọn với thang điểm tổng hằng số (100 điểm). Tại mỗi lựa chọn trong 24 lựa chọn, người tham gia khảo sát sẽ cho điểm từng lựa chọn ở hai cột hiện tại và mong muốn. Tính trung bình điểm tất cả CBNV của tổ chức cho từng lựa chọn ở cột hiện tại và cột tương lai.

Đầu tiên xem xét cột "Hiện tại", tính trung bình cho từng phương án (A, B, C, D). Minh họa cách vẽ mơ hình văn hóa tổ chức bằng cơng cụ OCAI bằng hình 3.2: Mơ hình văn hóa được đo lường bằng cơng cụ OCAI của Cameron và Quinn (2006), góc phần tư bên trái ở trên là đại diện cho văn hóa gia đình – số điểm của phương án A, ta chọn điểm tương ứng tại đường chéo tại góc phần tư này. Góc phần tư bên phải phía trên là đại diện cho văn hóa sáng tạo – Số điểm của phương án B, chọn điểm tương ứng tại đường chéo trong góc phần tư này. Góc phần tư bên phải, ở dưới là vùng đại diện cho văn hóa thị trường – Số điểm của phương án C, chọn điểm tương ứng tại đường chéo. Góc phần tư cịn lại đại diện cho văn hóa cấp bậc - số điểm của phương án D, tiếp tục chọn điểm tương ứng tại đường chéo. Nối bốn điểm lại ta được một hình gồm 4 mặt.

Hình 3.2: Mơ hình văn hóa được đo lường bằng cơng cụ OCAI của Cameron và Quinn (2006)

Thực hiện tương tự cho cột mong muốn với màu khác để phân biệt. Như vậy ta có mơt hình phản ánh văn hóa tổ chức của tổ chức theo công cụ OCAI, giúp ta so sánh giữa văn hóa hiện tại và tương lai.

Ta có thể vẽ tương tự cho mơ hình văn hóa tổ chức của quản lý, của nhân viên bằng cách tính điểm trung bình cho từng đối tượng, hoặc giới tính, thâm niên....

* Các bước nhận diệ n, đo ờng v ăn a t ổ chứ c bằng công c ụ OCAI

Theo Cameron và Quinn (2006), các bước nhận dạng và đo lường văn hóa tổ chức được thực hiện như sau.

- Tìm ra xu hướng văn hóa thống trị: xu hướng văn hóa thống trị được xác định bằng là xu hướng văn hóa có số điểm cao nhất, số điểm càng cao, càng chênh lệch với các xu hướng văn hóa khác càng lớn thì xu hướng đó càng mạnh mẽ, càng rõ ràng.

- Tìm ra sự khác biệt giữa văn hóa tổ chức hiện tại và mong muốn của CBNV: so sánh tìm sự chênh lệch giữa các xu hướng văn hóa hiện tại và các xu hướng văn hóa mong muốn. Sau đó tiến hành phân tích khoảng cách:

 Mức chênh lệch <5: mức độ cần thiết điều chỉnh thấp và mức độ cấp thiết thấp

 Mức chênh lệch >5 và<10: mức độ cần thiết điều chỉnh cao nhưng mức độ cấp thiết thấp.

 Mức chênh lệch >10: mức độ cần thiết điều chỉnh rất cao và mức độ cấp thiết cao

Dựa và mức độ cần thiết và cấp thiết, để xác định các điều chỉnh ưu tiên và phù hợp.

- Phân tích chi tiết các khía cạnh của văn hóa tổ chức để tìm sự khác biệt:

 Việc phân tích chi tiết 6 khía cạnh của tổ chức (Đặc điểm nổi bậc của tổ chức, nhà lãnh đạo, quản lý nhân viên trong tổ chức, chất keo gắn kết của tổ chức, chiến lược, định nghĩa thành công của tổ chức) để tìm ra lý do cụ thể của sự khác biệt giữa xu hướng văn hóa hiện tại và mong muốn, qua đó cũng đo lường sự thống nhất giữa các khía cạnh của tổ chức, tránh sự mẫu thuẫn giữa các xu hướng văn hóa.

 Có thể sử dụng cơng cụ để đo lường sự khác nhau trong nhận định và mong muốn về văn hóa tổ chức theo chức vụ, giới tính, thâm niên cơng tác, phòng ban... đo lường sự đồng nhất trong phản ánh về văn hóa tổ chức giữa các đối tượng trên.

Tóm tắt

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và mơ hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng định tính với phương pháp chọn mẫu thuân tiện (n = 8) để điều chỉnh bổ sung thang đo, sau khi hoàn chỉnh thang đo, tác

giả đã thiết kể thành bảng câu hỏi khảo xác định lượng sơ bộ với phương pháp chọn mẫu thuân tiện (n = 50) nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo, kiểm tra bảng câu hỏi, đảm bảo bảng câu hỏi được ngắn gọn, dễ hiểu. Nghiên cứu chính thức cũng là nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp chon mẫu định mức bằng kỹ thuật khảo sát trực tiếp và qua email với một mẫu có kích thước n = 250.

Chương 3 cũng đã giới thiệu các phương pháp nghiên cứu, công cụ được sử dụng kiểm định thang đo và phương pháp phân tích dữ liệu: bao gồm đánh giá thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, sử dung phương pháp Paired –Samples T-test, Independent Samples T-test để phân tích dữ liệu và cuối cùng là mơ hình đo lường văn hóa tổ chức bằng cơng cụ OCAI.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương III đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu và kết quả đánh giá sơ bộ thang đo. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày thơng tin về mẫu khảo sát và kiểm định các thang đo lường. Sau đó là nhận diện và đo lường văn hóa tổ chức của Sacombank bằng kiểm định Paired sample T-test, Independent sample T- test và phương pháp OCAI.

4.1.Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Khảo sát được thực hiện trong tháng 9 và 10 năm 2013. Sô lượng bảng câu hỏi phát đi là 250, số bảng câu hỏi phản hồi là 232 bảng (chiềm 92.8%), sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu còn lại 200 bảng câu hỏi hợp lệ (chiếm 80 % so với số phát ra ban đầu), chi tiết được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.1: Số lượng và tỷ lệ câu hỏi phát ra và được chọnSTT Phòng ban/Khu vực Số bảng câu

Một phần của tài liệu Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w