thực hiện, thành phần tham gia, quy trình phúc tra khi có sai sót hay kiểm đếm khi vắng chủ nhà.
Pháp luật hiện hành chỉ mới quy định người sử dụng đất phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đếm.
Đối với việc quản lý đất có nguồn gốc từ nơng trường, lâm trường: Theo các báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất của ủy ban nhân dân huyện Mường Khương: Huyện Mường Khương có một nơng trường chuyển đổi thành hình thức Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chè Thanh Bình, trong đó Diện tích theo Quyết định được giao sau thực hiện sắp xếp, chuyển đổi: 1.196,5ha, trong đó diện tích đất giữ lại để quản lý là 1.196,5ha, đất nông nghiệp: 1.191,83ha, đất phi nơng nghiệp: 4,47ha
Hình thức giao đất: Giao đất không thu tiền sử dụng đất: 1.195,44 ha; Cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất hàng năm: 1,06 ha
Diện tích sử dụng đúng mục đích: 1.196,5 ha25
.
Diện tích được cấp GCNQSDĐ: 01 GCNQSDĐ, diện tích 1.196,5 ha Đối với các diện tích đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hàng năm đều được lãnh đạo huyện chủ động đôn đốc thực hiện và kiểm tra định kỳ, đảm bảo cấp đất, xác định diện tích đất sử dụng đúng chủ sở hữu, đúng mục đích. Hạn chế đến mức thấp nhất các loại hình tranh chấp liên quan đến đất đai.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vấn đề quản lý, kiểm đếm đo đạc đất để cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, cũng như quá trình giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Mường Khương vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân do việc đo đạc kiểm đếm, cấp GCNQSDĐ trong giai đoạn trước đây (thời điểm từ năm 1997 đến năm 2007) được thực hiện qua loa, giao đất không trên thực địa, việc đo đất, giao đất chỉ dựa trên bản đồ giải thửa không giao tại thực địa, dẫn đến việc cấp đất khơng đúng vị trí, do đó phát sinh tranh chấp giữa các hộ dân đang sử dụng đất, có liên quan trực tiếp đến diện tích đất rừng do ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương đang quản lý.
Điển hình như vụ án tranh chấp QSDĐ giữa nguyên đơn ơng Lý Vần Mìn và bị đơn ơng Hồng Văn Lù tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương.