Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Thi hành các bản án, quyết định của tòa án về kinh doanh, thương mại từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 72)

định của Tòa án về kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.1.3.1. Một số quy định pháp luật thi hành án dân sự chưa hợp lý, còn bất cập - Về quy định thời hạn xác minh điều kiện THA:

Tại khoản 1 Điều 44 Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014) quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện THA mà người phải THA khơng tự nguyện THA thì CHV tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay. Việc quy định nêu trên sẽ không phù hợp với điều kiện THA ở nước ta như hiện nay, bởi vì đối với những trường hợp mà nội dung BAQĐ của Tòa án, quyết định THA của cơ quan THADS có nhiều người phải thi hành trong một quyết định nhưng có nơi ở, nơi làm việc khác nhau, tài sản ở nhiều nơi khác nhau, việc quy định trong thời hạn 10 ngày để CHV xác minh điều kiện thi hành án cho tất cả những người phải thi hành trong một quyết định THA nêu trên là rất khó khăn, khơng đáp ứng đúng thời hạn dẫn đến kết quả xác minh không tốt; thơng tin về tài sản khơng chính xác, khơng đúng nguồn gốc và đối tượng sở hữu, sử dụng, khi CHV kê biên xử lý tài sản để đảm bảo THA có thể dẫn đến sai phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. Mặt khác, việc quy định về thời hạn xác minh điều kiện THA nêu trên cũng là bất cập, ảnh hưởng không tốt đến kết quả THA. Ví dụ: Liên quan đến việc xác minh điều kiện của người phải THA về các tài khoản, tiền gửi tiết kiệm của người phải THA tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành án 10 ngày kể từ ngày người phải THA nhận được quyết định về

THA mà người phải THA không tự nguyện thi hành, thì CHV mới thực hiện việc xác minh điều kiện của người phải THA là khơng phù hợp, bởi vì người phải THA khi nhận được thông báo quyết định về THA thì đã kịp thời rút tiền trong tài khoản hoặc tiền tiết kiệm để trốn tránh việc THA (tẩu tán tài sản). Hoặc trong trường hợp, người phải THA ở cách xa cơ quan THADS, đi lại khó khăn thì việc thơng báo quyết định về THA có thể mất nhiều ngày, sau khi thông báo quyết định và hết thời hạn tự nguyện 10 ngày nhưng người phải THA không tự nguyện thi hành thì CHV mới được xác minh điều kiện của người phải THA để thi hành là không hợp lý và không đảm bảo quyền lợi cho người được THA, khoảng thời gian này có thể người phải THA sẽ tìm mọi cách để tẩu tán tài sản. Mặt khác, trường hợp CHV kết hợp việc đi thông báo quyết định THA để xác minh điều kiện THA trong thời hạn tự nguyện sẽ được xem là trái quy định của pháp luật về thời hạn xác minh và sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là người phải THA có thể khiếu nại, tố cáo về việc xác minh không đúng thời hạn hay VKSND trong việc kiểm sát THA có thể kiến nghị về việc xác minh.

- Về quy định xác định phần quyền sở hữu tài sản trong khối tài sản chung để THA:

Điều 74 Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014) quy định thời gian chủ sở hữu chung đối với tài sản có quyền thỏa thuận. Người được THA và chủ sở hữu chung đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự là 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo là quá dài làm gây khó khăn cho việc tổ chức THA. Ngoài ra, quy định CHV có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự khi hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được THA khơng u cầu Tịa án giải quyết của Điều luật này cũng không hợp lý bởi liên quan đến quyền lợi của đương sự thì đương sự phải yêu cầu, khơng vì đương sự khơng thực hiện thì CHV sẽ thay đương sự thực hiện. Mặt khác, nếu CHV yêu cầu Tòa án

xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự thì CHV phải tham gia tố tụng sẽ mất rất nhiều thời gian.

- Quy định pháp luật về THADS và các quy định pháp luật liên quan cịn có những bất cập, chưa đồng bộ

Quy định pháp luật về THADS và các quy định pháp luật liên quan (Luật

Đất đai, Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng, Luật Nhà ở,...) cịn có những bất cập, chưa thống nhất, phù hợp, đồng bộ với thực tiễn tổ chức THADS nói chung và thi hành các BAQĐ của Tịa án về KDTM nói riêng.

Luật THADS vẫn có những quy định bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, nhất là trong việc tổ chức thi hành các BAQĐ của Tòa án về KDTM. Chưa có quy định về thủ tục hay quy trình thi hành riêng đối với các BAQĐ của Tịa án về KDTM khiến cho q trình giải quyết vụ việc thường bị kéo dài, đã hạn chế hiệu quả THA loại việc này. Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về cách thức xử lý một số tài sản đặc thù như cổ phần, cổ phiếu, vốn góp (về việc xác định giá trị phần vốn góp, cách kê biên, thẩm định, bán đấu giá phần vốn góp, cổ phần, cổ phiếu). Thẩm quyền của cơ quan THADS, CHV trong q trình THA cịn hạn chế, chưa có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với những trường hợp không thực hiện yêu cầu của CHV, không chấp hành BAQĐ của Tòa án, trong khi đó, người phải THA lại đang được Luật dành cho “quá nhiều quyền” nên thường lợi dụng để gây khó khăn hay khiếu nại, tố cáo gây cản trở quá trình tổ chức THA.

Quy định của pháp luật về THADS và các quy định pháp luật liên quan chưa thống nhất, phù hợp, đồng bộ với thực tiễn tổ chức THA. BLDS năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 chưa thống nhất về khái niệm “hộ gia đình” dẫn đến việc cơ quan THADS xác minh để xử lý tài sản chung của hộ gia đình gặp khó khăn. Quy định về cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ cịn có sự mâu thuẫn giữa quy định của Luật THADS (khoản 4 Điều 106 và khoản 3 Điều 116) và pháp luật về đất đai

(khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 5 Điều 87 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ). Luật Đất đai quy định khơng được chuyển nhượng đối với đất không thu tiền sử dụng, đất cấp cho các cơ sở tôn giáo,... (Điều 173) nhưng Luật THADS lại chưa quy định. Luật Đất đai, Luật Công chứng và Luật Nhà ở cịn có quy định chưa thống nhất về thời điểm có hiệu lực của giao dịch, hợp đồng chuyển nhượng tài sản là quyền sử dụng đất. Luật THADS và Luật Đấu giá tài sản chưa có sự thống nhất về khái niệm “bán đấu giá không thành”. Luật Đấu giá tài sản đã quy định về tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, về bước giá nhưng Luật THADS vẫn chưa quy định, nên trong quá trình thực hiện chưa có sự thống nhất trong cách hiểu, áp dụng.

- Về quy định thủ tục thi hành án có yếu tố nước ngồi:

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, Quảng Ninh là địa phương có nhiều người ra nước ngồi làm ăn, sinh sống và cũng có nhiều người nước ngoài đến làm ăn sinh sống. Bởi thế, các cơ quan THADS ở địa phương cũng đã phải tổ chức thi hành khơng ít BAQĐ của Tịa án về KDTM có yếu tố nước ngoài. Tuy vậy, trong Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014) chỉ có duy nhất 01 điều (Điều 181) để cập đến tương trợ tư pháp về dân sự trong THADS. Quy định này còn khá chung chung, không quy định cụ thể về tương trợ tư pháp trong THADS mà chỉ viện dẫn đến thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp. Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn thực hiện quy định này nên các cơ quan THADS và CHV đã gặp khơng ít khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ tổ chức thi hành các BAQĐ của Tịa án về KDTM có liên quan đến yếu tố nước ngồi.

3.1.3.2. Vụ việc thi hành án về kinh doanh, thương mại thường có giá trị lớn, việc tổ chức thi hành phức tạp

- Vụ việc thi hành án về kinh doanh, thương mại thường có giá trị lớn:

Các tranh chấp về KDTM thường xảy ra giữa các thương nhân với nhau, phát sinh trong hoạt động KDTM nên thi hành các BAQĐ của Tòa án về KDTM

thường có giá trị lớn và rất lớn. Trong những vụ việc thi hành các BAQĐ của Tòa án về KDTM do các cơ quan THADS tỉnh Quảng Ninh tổ chức khơng ít vụ việc có giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Do giá trị vụ việc thi hành các BAQĐ của Tòa án về KDTM lớn, liên quan đến nhiều tài sản khác nhau nên việc tổ chức thi hành các BAQĐ của Tòa án về KDTM rất khó khăn, hiệu quả thấp. Ví dụ: Vụ việc thi hành Bản án số 02/2016/KDTM-ST ngày 04/5/2016 của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định THA theo yêu cầu số 89/QĐ-CCTHADS ngày 31/7/2017 của Chi cục trưởng Chi cục THADS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đối với Công ty cổ phần Thống Nhất 508, địa chỉ khu 3, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về các khoản: Công ty cổ phần Thống Nhất 508 phải trả cho Tổng công ty xây dựng Hà Nội, địa chỉ 57 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội số tiền 116.558.662.000 đồng, trong đó tiền chậm thanh toán Hợp đồng tổng thầu và cung cấp lắp đặt thiết bị số 80/2010/HĐXD/TCT-TTQLHDDHDAXDXD ngày 15/7/2010 là 87.861.944.000 đồng và tiền lãi là 28.696.718.000 đồng; kể từ ngày tiếp theo ngày xét xử sơ thẩm vụ án, Công ty cổ phần Thống Nhất 508 còn phải tiếp tục chịu lãi suất theo mức lãi suất thỏa thuận tại Hợp đồng đối với số tiền chậm thanh toán cho đến khi thanh toán hết.

- Việc tổ chức thi hành án về kinh doanh, thương mại thường phức tạp:

Như đã nêu trên, các vụ việc thi hành các BAQĐ của Tòa án về KDTM thường có giá trị lớn nên việc tổ chức THA thường liên quan đến nhiều người, tài sản khác nhau. Khi tổ chức THA, cơ quan THADS và CHV thường phải mất rất nhiều thời gian công sức trong việc giáo dục, thuyết phục người phải THA và những người liên quan THA cũng như xác minh điều kiện THA. Đặc biệt, khi tổ chức cưỡng chế THA đối với loại BAQĐ của Tòa án về KDTM thì cơ quan THADS phải huy động lực lượng rất đông đảo để hỗ trợ. Ví dụ: Vụ việc thi hành Bản án số 05/2018/KDTM-PT ngày 30/5/2018 của TAND tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định THA theo yêu cầu số 81/QĐ-CCTHADS ngày 17/8/2018 của Chi cục trưởng Chi cục THADS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đối với Công ty

TNHH Phát triển dịch vụ - Thương mại Đông Bắc, địa chỉ: số 86, Lê Thánh Tông, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về các khoản: Công ty TNHH Phát triển dịch vụ - Thương mại Đông Bắc phải trả nợ cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, địa chỉ tại: số 198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội toàn bộ số tiền tính đến ngày 29/12/2017 là 12.687.946.356 đồng, trong đó nợ gốc 9.430.970.0 00 đồng, tiền lãi 2.774.286.060 đồng, lãi phạt 482.870.296 đồng; Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm Công ty TNHH Phát triển dịch vụ - Thương mại Đơng Bắc cịn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng cho đến khi thanh toán xong nợ gốc. Tài sản bảo đảm bao gồm: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ô số 6, ô số 7 và ô số 8, lô A17, Khu đô thị mới Diêm Thủy, phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh do UBND thị xã Cẩm Phả (nay là thành phố Cẩm Phả), tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 25/3/2008 theo mang tên bà Đỗ Thị Xuân Gấm (Đỗ Thị Gấm). Do tính chất phức tạp của vụ việc, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định về việc rút hồ sơ THA số 03/QĐ-CTHADS ngày 20/8/2018 để rút hồ sơ theo Quyết định THA theo yêu cầu số 81/QĐ-CCTHADS ngày 17/8/2018 của Chi cục trưởng Chi cục THADS thành phố Hạ Long để tổ chức thi hành. Quá trình tổ chức THA, người phải THA là Công ty TNHH phát triển dịch vụ - Thương mại Đông Bắc cố tình khơng tự nguyện THA, người thế chấp tài sản là ơng Đồn Văn Ruẫn và vợ là bà Đỗ Thị Xuân Gấm (Đỗ Thị Gấm) cũng không tự nguyện bàn giao tài sản thế chấp để THA, luôn chống đối cơ quan THADS đến làm việc, có nhiều đơn thư gửi các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh. CHV Cục THADS tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định về việc cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 03/QĐ-CTHADS ngày 11/01/2019, tổ chức cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với 03 ô đất là tài sản thế chấp nêu trên để đảm bảo THA trả tiền cho Ngân hàng theo Bản án tuyên. Vụ việc cưỡng chế phải

huy động lực lượng lớn tổng số trên 100 người, bao gồm: Cục THADS tỉnh Quảng Ninh, VKSND tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh và Công an thành phố Cẩm Phả; đại diện các cơ quan chức năng, tổ chức đồn thể, tơn giáo, truyền thơng của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Cẩm Phả; UBND, tổ chức đồn thể và Cơng an phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả; Xí nghiệp nước và Điện lực thành phố Cẩm Phả; lực lượng phòng cháy chữa cháy; lực lượng rà phá bom mìn; lực lượng vận chuyển cùng các phương tiện,...

3.1.3.3. Bản án, quyết định của Tịa án về kinh doanh, thương mại khơng rõ ràng, không phù hợp

Một trong những nguyên nhân dẫn đến BAQĐ của Tòa án về KDTM còn tồn đọng kéo dài là do BAQĐ của Tòa án về KDTM không rõ ràng, không phù hợp, CHV rất khó khăn khi xử lý tài sản thế chấp để THA.

Khi xét xử, giải quyết các vụ án về KDTM, Tòa án thường căn cứ vào hợp đồng kinh tế, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, chưa chú trọng thẩm định thực tế, nên có các BAQĐ về tín dụng ngân hàng xảy ra tình trạng ranh giới, mốc giới bất động sản thế chấp khơng chính xác, rõ ràng, cơng trình trên đất chồng lấn sang đất của người khác, dẫn đến giai đoạn THA việc xử lý tài sản thế chấp gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ: Vụ việc thi hành Bản án 05/2017/KDTM-PT ngày 04/10/2017 của TAND tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định THA theo yêu cầu số 320/QĐ-CCTHADS ngày 07/01/2019 của Chi cục trưởng Chi cục THADS thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh đối với Công ty TNHH Một thành viên thương mại Vinh Hà về khoản Công ty TNHH Một thành viên thương mại Vinh Hà phải trả cho Ngân hàng Phương Đơng 4.998.687.000 đồng; q trình THA, khi CHV Chi cục THADS thành phố Uông Bí tổ chức đo đạc hiện trạng tài sản thế chấp là diện tích nhà xây dựng

Một phần của tài liệu Thi hành các bản án, quyết định của tòa án về kinh doanh, thương mại từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)