hành các bản án, quyết định của Tòa án về kinh doanh, thương mại
Pháp luật THADS có vai trị quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tổ chức THADS, trong đó có hoạt động tổ chức thi hành các BAQĐ của
Tòa án về KDTM. Bởi vậy, để hoạt động tổ chức thi hành các BAQĐ của Tòa án về KDTM trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng có hiệu quả thì trước hết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về THADS. Qua nghiên cứu đề tài luận văn cho thấy cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về THADS như sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn xác minh điều kiện THA.
Thời gian xác minh điều kiện THA của người phải THA quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014) như đã nêu trên là quá dài và không phù hợp với từng trường hợp cụ thể như trường hợp cần xác minh tiền trong tài khoản của người phải THA; trường hợp người phải THA ở cách xa cơ quan THADS, đi lại khó khăn việc thơng báo quyết định về THA có thể mất nhiều ngày. Để bảo đảm hiệu quả THA, cần sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng: “Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà
người phải thi hành án khơng tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, thi
hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cần xác minh tiền trong tài khoản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải tiến hành xác minh ngay”.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định xác định phần quyền sở hữu tài sản trong khối tài sản chung để THA.
Như đã nêu trên, Điều 74 Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014) quy định thời gian chủ sở hữu chung có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung; người được THA và chủ sở hữu chung yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự là 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo là quá dài. Mặt khác, Điều luật này quy định quyền của CHV yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự khi hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được THA không yêu cầu Tòa án giải quyết là không hợp lý. Để góp phần bảo đảm thi hành các BAQĐ của Tòa án về
KDTM được nhanh chóng cần sửa đổi, bổ sung Điều luật này theo hướng rút ngắn thời gian các đương sự, chủ sở hữu thỏa thuận phân chia tài sản chung và yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự xuống cịn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thơng báo. Hết thời hạn này mà họ không thỏa thuận phân chia tài sản chung và yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ THA. Mặt khác, bỏ quy định quyền của CHV yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự khi hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được THA khơng u cầu Tịa án giải quyết.
Thứ ba, khắc phục những bất cập, không đồng bộ của quy định pháp luật Luật THADS và các quy định pháp luật có liên quan.
Cần khắc phục những bất cập, chưa thống nhất, đồng bộ của quy định pháp
luật Luật THADS và các quy định pháp luật có liên quan (Luật Đất đai, Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng, Luật Nhà ở,...) cho phù hợp với thực tiễn tổ chức THA.
Bổ sung trong Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành: Quy định về thủ tục thi hành riêng đối với các BAQĐ của Tòa án về KDTM làm cơ sở pháp lý cho quá trình giải quyết, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả THA loại việc này; quy định và hướng dẫn cụ thể về cách thức xử lý một số tài sản đặc thù như cổ phần, cổ phiếu, vốn góp (về việc xác định giá trị phần vốn góp, cách kê biên, thẩm định, bán đấu giá phần vốn góp, cổ phần, cổ phiếu); nâng cao thẩm quyền của cơ quan THADS, CHV trong q trình THA, có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với những trường hợp không thực hiện yêu cầu của CHV, không chấp hành BAQĐ của Tòa án.
Đồng bộ, thống nhất quy định của pháp luật về THADS và các quy định pháp luật liên quan: Thống nhất về khái niệm “hộ gia đình” trong BLDS năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013; thống nhất quy định về cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ trong Luật THADS (khoản 4 Điều 106 và khoản 3 Điều 116) và pháp luật về
đất đai (khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 5 Điều 87 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ); bổ sung trong Luật THADS quy định không được chuyển nhượng đối với đất không thu tiền sử dụng, đất cấp cho các cơ sở tôn giáo,... thống nhất với Luật Đất đai (Điều 173); thống nhất quy định về thời điểm có hiệu lực của giao dịch, hợp đồng chuyển nhượng tài sản là quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai, Luật Công chứng và Luật Nhà ở; thống nhất về khái niệm “bán đấu giá không thành” trong Luật THADS và Luật Đấu giá tài sản; bổ sung trong Luật THADS quy định về tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, về bước giá thống nhất với Luật Đấu giá tài sản.
Thứ tư, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc tương trợ tư pháp trong THADS.
Tại Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014) chỉ có Điều 181 quy định về tương trợ tư pháp về dân sự trong THADS. Quy định này lại chung chung, chỉ viện dẫn đến thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp nên các cơ quan THADS và CHV đã gặp khơng ít khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ tổ chức thi hành các BAQĐ của Tòa án về KDTM có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Bởi vậy, để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong việc tổ chức thi hành các BAQĐ của Tòa án về KDTM có liên quan đến yếu tố nước ngoài, nâng cao hiệu quả THA, Nhà nước ta cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc tương trợ tư pháp trong THADS.