Các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong xã hội hóa

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 50 - 52)

vệ môi trường và hoạt động tự quản tại địa phương.

Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của toàn thể xã hội. Nếu như chỉ dựa vào Nhà nước thì khơng thể đem lại hiệu quả lâu bền được mà đòi hỏi phải có sự phối hợp của cả cộng đồng. Xã hội hóa bảo vệ mơi trường là sự kết hợp hài hịa vai trị của cộng đồng và sự quản lý của Nhà nước vào các mặt hoạt động trong lĩnh vực mơi trường. Mặc dù mơ hình xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường đã được triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước, tuy nhiên cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về xã hội hóa bảo vệ mơi trường. Xã hội hóa bảo vệ mơi trường được hiểu là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước. Mục đích của hoạt động là việc huy động, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia góp sức vào bảo vệ mơi trường, giữ gìn mơi trường trong lành; đồng thời chia sẻ bớt gánh nặng và trách nhiệm với Nhà nước, để Nhà nước có điều kiện tập trung vào phát triển các lĩnh vực khác.

Mơ hình cộng đồng tự quản môi trường tại địa phương là vận động người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường tại địa phương một cách tự giác, tạo nếp sống lành mạnh, văn minh, thân thiện với môi trường. Đây được coi là hình thức tập hợp người dân trong khu dân cư tham gia bảo vệ môi trường. Tùy điều kiện thực tế mỗi địa phương mà mỗi tổ tự quản đưa ra những nội dung khác nhau về bảo vệ mơi trường như: giữ gìn vệ sinh trong gia đình, khu phố, bỏ rác đúng nơi quy định, trang bị các thùng rác… Công tác tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng mà Đảng và Nhà nước quan tâm, và đã được ghi nhận trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.

Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của bộ chính trị được ban hành nhằm quy định chi tiết về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Nội dung quy chế ở cơ sở chú trọng làm rõ những vấn đề, trong đó quy định về mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những cơng việc mang tính xã hội hố, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như việc xây dựng hương ước, quy ước làng văn hố, xây dựng tổ hồ giải, tổ an ninh, phong trào vệ sinh - môi trường, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, v.v.).

Trong công tác bảo vệ mơi trường, nhà nước khuyến khích phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh mơi trường của cộng đồng. (Khoản 10 Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2014). Nhà nước khuyến khích cộng đồng thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ mơi trường nơi mình sinh sống. Tổ chức tự quản về bảo vệ mơi trường được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc cộng đồng, tự nguyện, tuân theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ:

- Kiểm tra và đôn đốc hộ gia đình, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ mơi trường;

- Thực hiện việc thu gom, tập chung và xử lý chất thải;

- Giữ gìn bảo vệ mơi trường tại khu dân cư và nơi công cộng;

- Ban hành và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; Vận động và tuyên truyền người dân xóa bỏ thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường;

- Tham gia vào việc giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân cấp xã quy định về tổ chức, hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả ( Điều 83 Luật

kiện bảo vệ môi trường đối với làng nghề, trong đó quy định làng nghề phải có tổ chức tự quản bảo vệ mơi trường (Điểm c khoản 1 Điều 70 LBVMT 2014).

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)