Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật, đảm bảo tốt hơn quyền và việc thực hiện nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ mơi trường, cùng với việc hồn thiện các quy định pháp luật hiện hành, cần thực hiện một số giải pháp sau:
* Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
Theo đó, cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền pháp luật môi trường cho cộng đồng, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, hành vi thân thiện với môi trường, thiện nhiên. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ mơi trường. Trên cơ sở đó, cộng đồng có sự tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường hơn. Đồng thời, cần chỉ rõ được những ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường tác động đến cuộc
sống của cộng đồng, từ đó xây dựng được những biện pháp để bảo vệ môi trường xung quanh.
Đối với Huyện Bảo Thắng, do đặc thù đa dân tộc sinh sống trên địa bàn Huyện, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một số lượng không nhỏ, biện pháp này càng cần được chú trọng. Theo đó, việc nâng cao nhận thức về bảo vệ mơi trường nói chung và ý thức pháp luật môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bảo Thắng cần được tích cực triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, qua đó, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần làm tăng hiệu quả thực hiện quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ môi trường của cộng đồng. Để làm được điều đó, bám sát chương trình trọng tâm công tác tư pháp, hàng năm UBND huyện cần ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện, xã, thị trấn; tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành cho lãnh đạo các ban, ngành, hội, đoàn thể của huyện. Với vai trò là cơ quan thường trực của hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện, phòng tư pháp huyện cần tham mưu cho UBND huyện phối hợp với các đồn thể triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm gắn với những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh, của huyện và được triển khai một cách đồng bộ từ huyện đến cơ sở, bằng nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, như: Tổ chức hội nghị tuyên truyền; treo băng zôn, khẩu hiệu, phát trên hệ thống truyền thanh, truyền hình huyện và cơ sở; phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật; tổ chức các cuộc thi, tọa đàm về tìm hiểu pháp luật...
* Phát triển mơ hình hợp tác xã trong bảo vệ mơi trường.
Đây là cách để đẩy mạnh vai trò và sức mạnh cộng đồng của các loại hình hợp tác xã trong cơng tác bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả hoạt động
và phát huy tính chun sâu, chun nghiệp cho các mơ hình hợp tác xã bảo vệ môi trường gắn với định hướng chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia. Song song với nó là cần hồn thiện chính sách hỗ trợ. Cụ thể hóa các văn bản pháp luật quy định quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức liên minh các cấp nhằm tăng cường việc kiểm tra, giám sát các hợp tác xã thực hiện các cam kết giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Mặt khác, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức trên trong việc hỗ trợ các hợp tác xã thực hiện cam kết. Xây dựng cơ chế kiểm soát và hỗ trợ các hợp tác xã xác định các thông số cảnh báo ô nhiễm môi trường liên quan đến các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Xây dựng và thực hiện cơ chế đánh giá tác động của các chất thải do các cơ sở kinh tế hợp tác, hợp tác xã thải ra đối với mơi trường. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp kịp thời để giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường của các hợp tác xã.
Để phát huy vai trị của mơ hình hợp tác xã trong công tác bảo vệ môi trường tại Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, xuất phát từ thực tiễn của địa phương, cần có sự phối hợp đồng bộ để thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức thơng
qua việc đa dạng hóa các hình thức tun truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của các mơ hình hợp tác xã trong bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, cần tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường cho tồn thể cán bộ, xã viên trong khu vực hợp tác xã. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của xã viên hợp tác xã đối với công tác phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, xây dựng hợp tác xã thành các tổ chức kinh tế có sự gắn kết hài hòa giữa hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Ban hành ccs quy định khen thưởng đối với hoạt động bảo vệ môi trường và kỷ luật đối với những vi phạm về bảo vệ môi trường cho người lao động và xã viên
trong các hợp tác xã. Đặc biệt, đẩy mạnh các dịch vụ thông tin, tư vấn, hướng dẫn về bảo vệ mơi trường trong các mơ hình hợp tác xã mơi trường.
Thứ hai, tăng cường năng lực quản lý và xử lý môi trường. Đẩy mạnh
nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường, khắc phục suy thoái và sự cố ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, ứng dụng và phát triển công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường, ứng dụng cơng nghệ thơng tin cho các mơ hình hợp tác xã môi trường. Hiện đại hóa trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá, triển khai, hỗ trợ các mơ hình hợp tác xã môi trường. Tăng cường sự liên doanh, liên kết để phát triển mơ hình hợp tác xã mơi trường. Nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường theo hướng gắn với hợp tác xã, tập trung giải quyết những vấn đề mà hợp tác xã thực sự có nhu cầu và tăng cường xây dựng mơ hình hợp tác xã vệ sinh mơi trường theo đúng chuẩn mực, hoạt động hiệu quả.
Thứ ba, tăng cường nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất. Tăng cường đầu
tư, hỗ trợ về tài chính thơng qua nguồn vốn vay ưu đãi để các hợp tác xã đổi mới trang thiết bị, máy móc cơng nghệ ít gây ơ nhiễm mơi trường phục vụ sản xuất kinh doanh, thay thế công nghệ lạc hậu. Đào tạo, hướng dẫn người lao động, xã viên trong các hợp tác xã vận hành thiết bị, máy móc cơng nghệ hiện đại. Đẩy mạnh đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ ngân sách hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm các nguồn vốn từ các chương trình dự án do địa phương quản lý, nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước và sự đóng góp của các cơ sở kinh tế hợp tác, hợp tác xã, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển các mơ hình hợp tác xã mơi trường.
* Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, bao
gồm:
- Nâng cao hơn nữa chất lượng của đại biểu hội đồng nhân dân. Trình độ năng lực của một số đại biểu còn hạn chế, chưa nắm chắc pháp luật, một bộ
phận đại biểu kiêm nhiệm chưa giành thời gian thỏa đáng làm tốt công tác giám sát cũng như đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng đại biểu dân cử sẽ góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Nâng cao trách nhiệm và năng lực của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Theo đó, cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ của Ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng về công tác bảo vệ mơi trường. Nâng cao vai trị giám sát của ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện giám sát.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường thông qua đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, cần hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành và khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật.
Các quy định pháp luật hiện hành vè quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường cần được bổ sung thêm một số quy định để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và tính khả thi. Đó là bổ sung các quy định riêng về nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường; bổ sung quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường; quy định cụ thể danh mục thông tin thuộc thông tin bí mật nhà nước; quy định rõ hơn trách nhiệm của người cung cấp thông tin cho cộng đồng hay công nhận chế độ khởi kiện tập thể…
Cùng với đó, cần sớm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Các giải pháp đó là: nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và ý thức
pháp luật môi trường; phát triển mơ hình hợp tác xã bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực của mặt trận tổ quốc Việt Nam… Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, qua đó nâng cao hiệu quả bảo vệ mơi trường.
KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh việc ban hành văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn, huy động tối đa sự tham gia đơng đủ của tồn xã hội thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường là một lựa chọn thơng minh. Cộng đồng đóng một vai trị quan trọng trong công tác bảo vệ mơi trường ở địa phương. Cộng đồng có thể tham gia bảo vệ môi trường dưới nhiều hình thức và hoạt động khác nhau, như: tham gia phản biện xã hội về bảo vệ môi trường, tham gia xây dựng hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường, tham gia thực hiện xã hội hóa bảo vệ mơi trường…
Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ mơi trường cịn những hạn chế nhất định. Nhận thức cũng như trách nhiệm của cộng đồng về vấn đề mơi trường cịn chưa đầy đủ. Các cấp chính quyền cịn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mơi trường. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật hiện hành còn chưa thực sự phù hợp với quyền và nghĩa vụ của cộng đồng, cũng như chưa thể hiện hết được tầm quan trọng của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Điều này làm cản trở sự tham gia của cộng đồng trong việc tiếp cận thông tin môi trường, cũng như làm giảm mối quan tâm của cộng đồng trong công tác bảo vệ mơi trường.
Để có thể phát huy được quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ mơi trường, cần hồn thiện hệ thống pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo quyền lợi và ràng buộc trách nhiệm của cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Các cơ quan chức năng cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình trong cơng tác quản lý và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về mơi trường, góp phần xây dựng môi trường sống ngày càng xanh sạch đẹp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Các văn bản pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2013. 2. Luật bảo vệ môi trường 2014.
3. Luật bảo vệ môi trường 2020 4. Bộ luật dân sự 2015
5. Luật mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015
6. Chỉ thị của Bộ Chính trị số 36/1998/CT-TW ngày 25 tháng 06 năm 1998 về tăng cường công tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
7. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời ký đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
8. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 34/2005/QĐ-TTG ngày 22 tháng 02 năm 2005 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 9. Thông tư của Bộ Nội Vụ số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 08 năm 2012
hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
10. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QĐ-TTG ngày 17 tháng 08 năm 2004 về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ( Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
11. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2012 phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
12. Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 29 tháng 07 năm 2011 về việc ban hành quy chế hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu
13. Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 về việc ban hành quy chế giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội 14. Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 ban hành quy định về việc Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị- xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
15. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
16. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
17. Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường
18. Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
19. Thông tư liên tịch của Bộ tư pháp – Bộ văn hóa thơng tin – Ban thường trực ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam số 03/2000/TTLT BTP- BVHTT- BTTUBTƯMMTQVN ngày 31 tháng 03 năm 2000 hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
* Tài liệu khác
20. Nguyễn Văn Cương (2008), Một số vấn đề về cơ chế thực thi, giám sát việc
tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng ở nước ta hiện nay,
Tạp chí Bảo vệ mơi trường 5/2008, Hà Nội
21. Phan Duy Hữu, Cộng đồng trong việc bảo vệ mơi trường, Tạp chí Khoa học