Các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong tiếp cận

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 52 - 57)

tin môi trường

Thông tin môi trường gồm các dữ liệu, số liệu về thành phần môi trường, các tác động đối với mơi trường cũng như chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường, hoạt động bảo vệ môi trường. Để bảo vệ mơi trường một cách có hiệu quả, thì việc tiếp cận thông tin của cộng đồng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Trên cơ sở nắm bắt thơng tin, cộng đồng có thể theo dõi, phát hiện ra được những hành vi vi phạm pháp luật mơi trường. Quyền tiếp cận thơng tin nói chung và thơng tin về mơi trường nói riêng được quy định nhiều trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của nhân dân, được quy định trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948. Theo đó, mọi người đều có quyền tự do ngơn luận và bày tỏ ý kiến, kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và khơng có giới hạn về biên giới. Điều 19 Hiến pháp 2013 của Việt Nam cũng ghi nhận cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này được pháp luật quy định và bảo vệ.

Về vấn đề này, Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định cụ thể: Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin về môi trường được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin cho công tác bảo vệ môi trường và phục vụ lợi ích cơng cộng. Đồng thời Điều 104 Luật bảo vệ môi trường 2014 về việc tiếp tiếp cận thông tin của cộng đồng có quy định: Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được thông

báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi cơ sở có hoạt động gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng và công khai cho cộng đồng biết để kiểm tra, giám sát.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cộng đồng có thể lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân làm người đại diện cộng đồng thông qua cuộc họp tồn thể hoặc đại diện hộ gia đình trong cộng đồng. Việc cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng được quy định cụ thể tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:

Thông tin môi trường được cung cấp định kỳ ít nhất một lần trong năm, nó bao gồm các nội dung:

- Các văn bản về quy định của pháp luật liên quan đến môi trường;

- Các báo cáo về hiện trạng môi trường của quốc gia, của địa phương; các báo cáo chuyên đề về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường xây dựng và công bố;

- Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các khu vực môi trường bị ô nhiễm, bị suy thối nghiêm trọng; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố mơi trường do cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường lập và công bố;

- Danh sách, thông tin về các loại chất thải, các nguồn thải có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường do cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường lập và công bố;

- Các tài liệu truyền thông về môi trường, các xuất bản phẩm, ấn phẩm theo chuyên đề về môi trường và các vấn đề liên quan;

- Kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn dân cư;

- Hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn dân cư;

- Giấy phép liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn dân cư.

Các hình thức cung cấp thông tin môi trường gồm:

- Tài liệu, xuất bản phẩm, ấn phẩm được thông báo rộng rãi địa chỉ phát hành trên các phương tiện truyền thông đại chúng;

- Đăng tải trên trang thơng tin điện tử chính thức của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; chủ đầu tư dự án; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Niêm yết công khai tại cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ; trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Tổ chức các cuộc họp báo công bố công khai;

- Tổ chức các cuộc họp phổ biến các thông tin môi trường cho cộng đồng dân cư;

Thời gian công khai thông tin mơi trường ít nhất là 30 ngày. Trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng dân cư thuộc về các Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Trên tinh thần của quy chế dân chủ, Điều 144, 145, 146 Luật bảo vệ môi trường 2014 đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc thực hiện cơ chế dân chủ trong bảo vệ mơi trường. Theo đó, mọi người dân đều có quyền được tiếp cận với tất cả các thơng tin liên quan đến tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường ở địa phương. Đây là cơ sở pháp lý để cá nnhân và tổ chức cộng đồng địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát hiệu quả cơng tác bảo vệ mơi trường. Có thể thấy, Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có bước tiến trong quy định về đảm bảo quyền được cung cấp thông tin của cộng đồng.

Mặc dù Luật bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có bước tiến trong quy định về đảm bảo quyền được cung cấp thông tin của

cộng đồng, song trên thực tế việc tiêp cận thơng tin mơi trường của cộng đồng cịn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo quy định của Luật bảo vệ mơi trường 2014 thì đại diện

cộng đồng trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên pháp luật hiện hành lại trình tự, thủ tục, cũng như là thời hạn phải trả lời và cung cấp thông tin. Chính sự thiếu sót này dẫn đến việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thường chậm trễ hoặc không cung cấp thông tin cho cộng đồng.

Thứ hai, quy định về quyền tiếp cận thông tin môi trường của cộng đồng

nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật. Chẳng hạn như : Luật bảo vệ môi trường 2014; Nghị định 19/2015/NĐ-CP; Nghị định 155/2016/NĐ-CP… Việc quy định rải rác dẫn đến việc tiếp cận thông tin môi trường cuả người bị hạn chế và khó nắm bắt kịp thời được các quy định của pháp luật nếu có sửa đổi, bổ sung.

Thứ ba, quy định chưa rõ ràng về thông tin mơi trường thuộc bí mật nhà nước.

Về cơng khai thông tin môi trường, Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2014 có quy định các thông tin môi trường mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì khơng được cơng khai. Điều 6 của Luật tiếp cận thông tin quy định theo nguyên tắc loại trừ: “Thông tin thuộc bí mật nhà nước bao gồm những thơng tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật. Khi thơng tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì cơng dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.” Tuy nhiên, cả hai đạo luật này lại không xác định rõ thế nào là thơng tin có nội dung quan trọng? như thế nào là bí mật quốc gia, bí mật quân sự, cơ quan nào là cơ quan được quyền quyết định đâu là bí mật? Đồng thời, hai đạo luật này cũng chưa phân định được trong trường hợp thuộc

về bí mật thơng tin, nhưng nếu việc cơng bố thơng tin cá nhân sẽ có lợi cho số đơng thì sao có cơng bố khơng, ví dụ như vấn đề dịch bệnh, thảm họa môi trường, khủng bố v.v....

Thực tế cho thấy, thông tin môi trường cơng khai thì phải ở mức tối đa, cịn thơng tin môi trường thuộc danh mục bí mật nhà nước thì càng tối thiểu càng tốt. Những thông tin môi trường do tất cả các cơ quan nhà nước tạo ra đều cần phải được công khai rộng rãi hoặc cung cấp theo yêu cầu. Thông tin mơi trường thuộc bí mật nhà nước phải rõ ràng và ít. Rõ ràng thì phải liệt kê một cách cụ thể từng loại thơng tin thuộc bí mật nhà nước và cần thiết phải giải thích tại sao phải giữ bí mật. Người dân đều có quyền được cung cấp các thơng tin do cơ quan Nhà nước nắm giữ, trừ những thơng tin thuộc bí mật quốc gia, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh hay thơng tin mà việc công bố sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra các vụ án... Như vậy theo nguyên tắc này thì những tài liệu khơng chính thức của các cơ quan nhà nước, nếu như không thuộc phạm vi khơng được cơng bố thì cũng cần phải cơng khai hoặc phải được cung cấp cho công chúng. Quy định này cũng đã được nêu trong luật về tiếp cận thông tin của nhiều nước.

Thực tế có vấn đề nhà nước bảo đó là thuộc bí mật nhà nước khơng thể cung cấp thông tin nhưng dân lại cho rằng đó khơng phải là bí mật. Như vậy là có sự mâu thuẫn, xung đột giữa quan niệm bí mật của nhà nước và quan niệm bí mật của người dân [27]. Khi không xác định rõ loại thơng tin nào được coi là mật thì chắc chắn ngay chính các cơ quan nhà nước sẽ lúng túng không xác định được loại thông tin nào được công khai, loại nào không?

Thứ tư, thiếu quy định cụ thể về trách nhiệm của người cung cấp thông tin

môi trường cho cộng đồng.

Thực tiễn cho thấy bộ máy nhà nước và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức về môi trường ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập. Nhiều trường hợp cán bộ, công chức chây ỳ, không cung cấp thông tin hoặc kéo dài thời hạn cung cấp

thông tin vẫn diễn ra nếu như không quy định rõ nghĩa vụ, thời hạn, thủ tục cung cấp thông tin một cách cụ thể, chặt chẽ. Công dân có quyền được cung cấp thông tin môi trường một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời; được khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thông tin môi trường.

Điều 145 của Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định về quyền của tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp: “Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”. Điều 146 đạo luật này cũng quy định về quyền đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thơng tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thơng tin cung cấp và có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở. Tuy nhiên, quy định cụ thể để thực hiện cơ chế đối thoại này như thế nào? Điều kiện để tổ chức đối thoai? Trách nhiệm của doanh nghiệp trong trường hợp không tổ chức đối thoại hay cung cấp thông tin môi trường cần thiết thì lại khơng được quy định. Như vậy, sự thiếu rõ ràng trong các quy định về trách nhiệm của người cung cấp thông tin sẽ làm cho quyền được cung cấp thông tin môi trường của cộng đồng cũng sẽ bị hạn chế một cách đáng kể trên thực tế.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)