Khái quát về Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và vấn đề bảo vệ mô

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 65 - 67)

2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cộng

2.2.1. Khái quát về Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và vấn đề bảo vệ mô

2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng tại Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng tại Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

2.2.1. Khái quát về Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và vấn đề bảo vệ môi trường trường

Bảo Thắng là một huyện miền núi phía bắc nằm ven hai bên sông Hồng thuộc vùng đất cổ nằm chính giữa tỉnh Lào Cai cùng với thị xã Cam Đường. Hiện nay, Huyện Bảo Thắng có diện tích 651,98 km², dân số năm 2019 là 103.262 người, mật độ dân số đạt 158 người/km2

. Bảo Thắng có 13 thành phần dân tộc cùng cư trú xen kẽ với nhau trong đó đơng nhất là dân tộc Kinh, Dao, Tày. Đất đai Bảo Thắng đất lâm nghiệp là chủ yếu. Đất canh tác ít và được tập trung ở ven sông, suối các thung lũng còn lại là đất Feralít thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Từ năm 1995, huyện Bảo Thắng đã có nơng trường Quốc doanh chè Phong Hải hiện nay thuộc thị trấn Nông trường Phong Hải với diện tích 300 ha và công suất 10 tấn/ngày, hiện nay đang triển khai nhanh dự án vùng nguyên liệu chè trên 2.000 ha và đã hình thành cơ sở chế biến 42 tấn/ngày. Phần lớn đất đai là đất lâm nghiệp (rừng và đất) chiếm tới 56.303ha trong tổng diện tích. Tồn huyện chỉ có 3.093,2 ha trồng cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tập chung chủ yếu ở vùng thung lũng ven sông, suối hoặc trên các bậc thềm phù sa. Huyện Bảo Thắng có chiều dài ngun khống sản quý. Mỏ Apatit với trữ lượng lớn, hàm lượng cao, chạy dài hàng chục km, bên hữu ngạn sông Hồng, Apatit ở đây hầu như nguyên chất, trải rộng, không những là tài nguyên quý mà cịn giàu độ phì cho đất, rất thuận tiện cho trồng trọt. Bảo thắng cịn có Mica, đất sét trắng và các mỏ Cao lanh. Đặc điểm về địa hình và tài nguyên của huyện Bảo Thắng rất thuận lợi cho việc phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – công nghiệp – thương mại - dịch vụ trong đó chủ yếu là trồng chè, Bưởi, mía, nhãn, vải và dịch vụ bn bán hàng hố .

Song, các hoạt động này đã và đang gây khơng ít vấn đề về mơi trường mà khu cơng nghiệp (KCN) Tằng Loỏng là một ví dụ điển hình.

KCN Tằng Loỏng nằm trên địa bàn huyện Bảo Thắng, có mặt bằng khoảng 1.100ha với 28 dự án đăng ký đầu tư, đã có khoảng 20 Nhà máy đi vào hoạt động. Trong đó, tập trung một số nhà máy có cơng suất hoạt động lớn như: Nhà máy tuyển quặng A-pa-tít cơng suất 950.000 tấn/năm, 5 Nhà máy sản xuất phốt pho vàng có cơng suất 44.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất DAP…

Bước vào KCN, chúng ta có thể cảm nhận mơi trường bị ơ nhiễm nghiêm trọng, khói, bụi và đặc biệt là mùi lạ, rất khó thở, thậm chí bị ho sặc sụa. Những cột khói trắng, đen, vàng (phốt pho thoát ra) và nước suối có lúc chuyển màu xanh, đỏ… Theo một số hộ dân, KCN Tằng Loỏng vẫn còn nhiều cây xanh, phượng, bằng lăng. Trước đây, cây vẫn nở khi hè đến, nhưng đã nhiều năm nay, cây chỉ ra hoa lác đác, và tuyệt nhiên khơng cịn tiếng ve kêu và rất hiếm nhìn thấy chim tự nhiên bay ở khu vực này. Còn dưới suối, cũng từ lâu người dân khơng cịn nhìn thấy loại cá nào bơi. Người dân không dám rửa chân tay ở suối vì nước có mùi lạ, khá nhớt, sau khi rửa bị mẩn ngứa. Tình trạng lưu huỳnh rơi vãi đầy đường cũng khiến tình trạng ơ nhiễm mơi trường thêm trầm trọng.

Những người dân ở Tổ dân phố số 7, thị trấn Tằng Loỏng cho biết, từ khi các nhà máy đi vào hoạt động, do ảnh hưởng của khói, bụi, các gia đình ở đây khơng thể nuôi trồng được bất cứ thứ gì. Cây cối, hoa màu cứ cháy táp hết lá dần rồi chết. Nguồn nước thì bị ơ nhiễm trầm trọng, cá ni dưới ao cứ chết dần, chết mịn hết lứa này đến lứa khác. Những dòng suối trong mát trước đây thì bây giờ đều bị nhiễm hóa chất, trâu bị, gia súc uống nước suối sau đó chết dần. Mặc dù tình trạng ơ nhiễm ngày càng nặng nề, nhưng trên địa bàn Huyện hiện chưa có khu xử lý chất thải tập trung. Các chất thải đều do các chủ đầu tư tự thu gom xử lý. Việc xử lý rác thải công nghiệp theo cách thủ công trên thực tế không đem lại hiệu quả mà càng làm môi trường thêm ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)