Thứ nhất, về khái niệm cộng đồng. Theo đó, cần giải thích rõ định nghĩa
về cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường và xác định tư cách của cộng đồng, tránh tình trạng trong cùng một văn bản pháp luật nhưng sử dụng cả thuật ngữ cộng đồng và thuật ngữ cộng đồng dân cư nhưng lại chỉ giải thích một thuật ngữ. Luật Bảo vệ môi trường hiện hành là một minh chứng cho sự thiếu thống nhất này. Chẳng hạn, đạo luật này có một số quy định liên quan đến việc sử dụng đồng thời cả hai thuật ngữ cộng đồng và cộng đồng dân cư. Ví dụ, Điều 21 của đạo luật này quy định chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; Điều 22 quy định nội dung báo cáo Đánh giá tác động môi trường bao gồm đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng…. nhưng trong điều 146 lại quy dịnh quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư. Về bản chất, theo các quy định này thì thuật ngữ cộng đồng được hiểu giống thuật ngữ cộng đồng dân cư. Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất, cần sử dụng thống nhất thuật ngữ cộng đồng trong đạo luật này. (Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã giải quyết được vấn đề này)
Thứ hai, quy định cụ thể về nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi
trường. Mặc dù, điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2014 có quy định nguyên tắc “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Tuy nhiên, Luật bảo vệ mơi trường 2014 lại hầu như khơng có quy định riêng về nghĩa vụ trong bảo vệ môi trường của cộng đồng. Các quy định được xây dựng theo hướng quyền và nghĩa vụ nhưng về bản chất chỉ hiểu đó là quyền của cộng đồng. Trong đạo luật này có một điều duy nhất quy định trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là quy định tại Khoản 2 Điều 46: Cộng đồng có trách nhiệm tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, quy định này cũng chỉ mang tính nguyên tắc, chưa đủ chi tiết để ràng buộc cộng đồng trong lĩnh vực này. Do đó, cần phải quy
định cụ thể về nghĩa vụ của cộng đồng nhằm nâng cao ý thức trách nhiễm của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường 2020 đã khắc phục hạn chế này khi dành riêng một điều quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư, tách rõ quyền và nghĩa vụ của chủ thể này. Theo đó, cộng đồng dân cư có trách nhiệm tn thủ các chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường; bảo vệ mơi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và vệ sinh nhà ở, cơng sở, trường học và cơng trình cơng cộng; phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đấu tranh với những hành vi lợi dụng sự cố môi trường để gây rối, mất trật tự trị an; tham gia, hưởng ứng và vận động người khác tích cực sử dụng, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, tham gia các phong trào về bảo vệ môi trường do cơ quan quản lý nhà nước và các đoàn thể nhân dân phát động. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổ chức giám sát và phản biện xã hội, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cộng đồng dân cư và người dân đối với các vấn đề môi trường trên địa bàn để kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc yêu cầu chủ dự án, cơ sở tiến hành xử lý, giải quyết; tổ chức đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức giám sát việc khắc phục những vi phạm về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, quy định cụ thể hơn về quyền tiếp cận thơng tin nói chung và
thơng tin mơi trường nói riêng, quy định cụ thể về thơng tin thuộc bí mật nhà nước.
Chỉ khi có một hành lang pháp lý đủ mạnh, đồng bộ và khả thi thì cộng đồng mới có thể dễ dàng tiếp cận được các thông tin. Luật tiếp cận thông tin cần được xây dựng, thiết kế theo hướng phân loại được các loại thông tin, bao gồm thông tin phải được công bố công khai, rộng rãi, thơng tin được tiếp cận có điều kiện, thơng tin được tiếp cận theo yêu cầu... Có như vậy việc giám sát, khiếu nại, tố cáo mới có cơ sở để thực thi đúng luật. Muốn vậy, Luật Tiếp cận thơng tin
cần có điều khoản quy định "Luật này không áp dụng đối với các thông tin theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước".
Cần mở rộng tối đa phạm vi thông tin được tiếp cận. Hay nói cách khác, thơng tin cơng khai thì phải ở mức tối đa, cịn thơng tin bí mật nhà nước thì càng tối thiểu càng tốt. Những thơng tin do tất cả các cơ quan nhà nước tạo ra đều cần phải được công khai rộng rãi hoặc cung cấp theo yêu cầu. Thông tin thuộc bí mật nhà nước phải rõ ràng và ít. Rõ ràng thì phải liệt kê một cách cụ thể từng loại thông tin thuộc bí mật nhà nước và cần thiết phải giải thích tại sao phải giữ bí mật. Người dân phải có quyền tiếp cận với tất cả các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ, trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước hay bí mật đời tư, bí mật kinh doanh hoặc các thơng tin mà việc công bố sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra các vụ án...Như vậy, những tài liệu khơng chính thức của các cơ quan nhà nước nếu như không thuộc phạm vi khơng được cơng bố thì cũng cần phải cơng khai hoặc phải được cung cấp cho công chúng. Đây là quy định đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Pháp luật cũng phải minh bạch trong chuyện ai – vì lý do gì - có thẩm quyền và chức năng liệt một thông tin vào hàng “mật”, và thời hạn của thông tin “mật” ấy là bao nhiêu năm. Nhiều quốc gia còn quy định việc tái kiểm định (một cách định kỳ, chẳng hạn trong vòng 2-3 năm) lý do và sự cần thiết của sự “mật hóa” một thông tin, để đến lúc thấy không cần thiết nữa, người dân và các tổ chức dân sự có quyền tiếp cận nó một cách đầy đủ.
Cần rà soát và hệ thống lại để từ đó xác định rõ những thơng tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh là những thông tin không thuộc phạm vi thông tin được phép tiếp cận theo quy định của Luật, nhằm hạn chế tối đa việc từ chối cung cấp thông tin cho công dân, tổ chức khi viện dẫn các lý do khơng chính đáng.
Thực tế có vấn đề nhà nước bảo đó là thuộc bí mật nhà nước khơng thể cung cấp thông tin nhưng dân lại cho rằng đó khơng phải là bí mật. Như vậy là
có sự mâu thuẫn, xung đột giữa quan niệm bí mật của nhà nước và quan niệm bí mật của người dân.
Ngoài ra, cũng cần quy định rõ trách nhiệm của công chức trong việc cung cấp thông tin cho cộng đồng. Việc cung cấp thông tin là nghĩa vụ của công quyền. Nhân viên nhà nước không cung cấp, cung cấp thông tin sai hoặc không đúng hạn thì phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm trước pháp luật. Về mặt tổ chức, cần bố trí cán bộ chuyên trách làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của công dân. Cần quy định rõ đầu mối chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước để ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước trong việc công khai thông tin theo yêu cầu của công dân, để giúp người dân có thể dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc thực hiện yêu cầu cung cấp thơng tin. Vì vậy, cần quy định rõ nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơng dân cũng như trình tự, thủ tục u cầu cung cấp thông tin của công dân; cơ chế giải quyết khiếu nại liên quan đến giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; cơ chế xử lý trách nhiệm đối với người có quyền u cầu cung cấp thơng tin và người có nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong trường hợp không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Trong bất kì tình huống nào cơng quyền can thiệp vào quyền tiếp cận thông tin của người dân đều phải làm rõ ba tiêu chí việc can thiệp đó có cần thiết, có hợp pháp, có tương xứng hay khơng.
Thứ tư, bổ sung quy định về đảm bảo điều kiện cho cộng đồng tham gia
bảo vệ môi trường. Đây là yếu tố không kém phần quan trọng giúp cộng đồng có thể được đảm bảo quyền và thực hiện các nghĩa vụ của mình trong bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, các quy định hiện hành dường như chưa điều chỉnh về vấn đề này. Để bổ sung nhóm các quy định về đảm bảo điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, cần quy định cụ thể để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp thơng tin, bố trí ngân sách nhà nước hay ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cộng
đồng thực hiện bảo vệ môi trường. Về vấn đề này, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có quy định một số nội dung về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước như: Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thơng tin môi trường và các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Bố trí ngân sách nhà nước hàng năm cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Ban hành cơ chế, chính sách phối hợp, hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng dân cư thực hiện các cơng trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng cơng nghệ tiên tiến, các tác phẩm về bảo vệ môi trường và các hoạt động về bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật; Bảo vệ người phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đấu tranh với những hành vi lợi dụng sự cố môi trường để gây rối, mất trật tự trị an theo quy định pháp luật; Ban hành cơ chế động viên, khen thưởng, đối với các tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường…
Thứ năm, cần chi tiết hóa các quy định của pháp luật về nội dung hương
ước, quy ước bảo vệ môi trường. Trên thực tế việc xây dựng hương, ước quy ước về hoạt động bảo vệ mơi trường nói chung cịn hạn chế do thiếu quy định hướng dẫn. Do vậy, cần chi tiết hóa các quy định pháp luật về nội dung hương ước, quy ước nhằm hạn chế tình trạng nội dụng hương ước sơ sài, lặp lại pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách khô khan; đồng thời hạn chế những hương ước quy ước không đúng với quy định của pháp luật mơi trường. Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng cần quy định quy ước, hương ước chỉ điều chỉnh những nội dung mà pháp luật hiện hành chưa quy định, và nhất là không ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến Pháp 2013.
Thứ sáu, quy định cụ thể về trách nhiệm báo cáo của Ban thanh tra nhân
dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đối với cộng đồng. Theo quy định của pháp luật, hoạt động giám sát của Mặt Trận tổ quốc Việt Nam được thực
hiện thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã và ban giám sát đầu tư của cơng cộng. Và hai ban này phải có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin và tài liệu liên quan đến giám sát. Tuy nhiên, lại không quy định về trách nhiệm báo cáo của hai ban này đối với cộng đồng, làm mu mờ bản chất thiêt chế cộng đồng của hai ban. Do vậy, cần quy định trách nhiệm báo cáo của Ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư đối với cộng đồng về nội dung, tình hình và kết quả giám sát, cũng như những khó khăn trong q trình giám sát.
Thứ bảy, quy định về quyền khởi kiện tập thể. Có nhiều ý kiến cho rằng
cần cho phép người bị thiệt hại do hành vi vi phạm ô nhiễm môi trường có quyền khởi kiện tập thể. Việc quy định như vậy, sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho những người bị thiệt hại bảo đảm quyền và lợi ích của mình, cũng như tiết kiệm thời gian, giảm áp lực cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án. Việc cả cộng đồng khởi kiện sẽ thu hút được sự chú ý và quan tâm của dư luận hơn, từ đó nâng cao trách nhiệm giải quyết vụ việc của cơ quan nhà nước cũng như trách nhiệm khắc phục tình trạng ơ nhiễm của các chủ thể vi phạm.