6. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất của hộ
3.3. Các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
gia đình, cá nhân.
- Cần sớm ban hành Luật Quy hoạch để chấm dứt quy hoạch treo, quy hoạch chồng chéo.
- Cần hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật đất đai. Cần phải có văn bản dƣới luật để làm rõ nội hàm chế định về đất đa và làm rõ hơn nữa quyền và nghĩa vụ của Nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai. Vấn đề giá đất, chuyển mục đích sử dụng đất cần đƣợc Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ, đặc biệt là đất nông nghiệp và đất đơ thị vì hai loại đất này có sự biến động rất lớn trong gia đoạn hiện nay.
- Cần hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính về đất đai, giá đất. Thuế sử dụng đất và thuế tài nguyên môi trƣờng cần đƣợc triển khai để bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững; tìm giải pháp kiềm chế lạm phát để từng bƣớc hạn chế tăng giá bất động sản; hoàn thiện các quy định về bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng; điều tiết về tài chính đối với phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do ngƣời sử dụng đầu tƣ.
- Tập trung nguồn lực đầu xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu để vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin cho công tác quản lý, đồng thời phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội; tạo điều kiện để thực hiện quản lý đất đai công khai, minh bạch và thuận lợi trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
- Cần đẩy mạnh thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một bảo đảm của Nhà nƣớc đối với ngƣời sử dụng đất; cần quản lý đất đai theo địa hạt.
- Cần nâng cao trình độ của cán bộ Toà án, thẩm phán trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai; nâng cao trình độ cán bộ của UBND các cấp trong hoạt động quản lý đất đai; tăng cƣờng công tác giáo dục pháp luật về đất đai cho cán bộ và nhân dân; tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đất đai nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai.
- Nhanh chóng kiện toàn bộ máy quản lý đất đai một cách thống nhất, nhất là việc xây dựng hệ thống quản lý đất đai công khai minh bạch, công khai thông tin. Ngồi ra, cần đảm bảo kinh phí hợp lý để Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phát huy hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
- Cần chú trọng nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi tuyển chọn cán bộ làm công tác này, cần phải kiểm tra chặt chẽ về khả năng làm việc, chuyên ngành đào tạo; tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho lực lƣợng cán bộ địa chính, đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp; nâng cao tinh thần trách nhiệm và tƣ cách đạo đức. Cán bộ địa chính khơng nên kiêm nhiệm các cơng việc khác; đồng thời cần có đủ cán bộ địa chính để thực hiện vai trị quản lý đất đai, nhất là trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kịp thời xử lý nghiêm minh và triệt để, tránh tối đa tình trạng tiêu cực, sách nhiễu, hạn chế tối đa tình trạng bao che, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu tinh thần tự giác khi xảy ra sai phạm. Chỉ vậy, cơ quan công quyền mới thực sự có đƣợc niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân, qua đó thúc đẩy tiến
độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3.4. Các giải pháp tăng cường tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức người dân:
Cần tăng cƣờng, phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai dƣới nhiều hình thức. Từ đó, hộ gia đình, cá nhân mới có thể nhận thức đƣợc trách nhiệm và quyền lợi của mình, tự giác thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo đảm quyền sử dụng đất của mình. Các vấn đề pháp luật đƣợc đƣa ra phải thật cụ thể, chính xác, mang tính thực tiễn cao liên quan trực tiếp tới quyền lợi của ngƣời dân. Ngoài ra, khi hộ gia đình, cá nhân hiểu biết pháp luật, biết đƣợc các quy định cần thiết về quyền sử dụng đất sẽ giúp cho ngƣời sử dụng đất, ngƣời sở hữu tài sản trên đất không mất nhiều thời gian khi thực hiện các quyền của họ. Đâycũng giúp các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền giảm bớt đƣợc gánh nặng trong công tác vận hành, quản lý đất đai của các chủ thể nói chung và của hộ gia đình, cá nhân nói riêng trong thời gian tới.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về quyền của hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng đất và pháp luật về quyền của hộ gia đình, cá nhân Việt Nam nói chung và tại thị xã Mỹ Hào nói riêng trong sử dụng đất cũng nhƣ đánh giá thực trạng lĩnh vực pháp luật về đất đai tại Chƣơng 1 và Chƣơng 2, Luận văn đã đề cập phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng đất nhằm đáp ứng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng và các yêu cầu của quá trình hội nhập.
KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm đổi mới cho thấy, chính sách, pháp luật đất đai đã có nhiều thay đổi và phát triển, đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực đặc biệt quan trọng này. Hệ thống chính sách, pháp luật đất đai đã từng bƣớc đƣợc xây dựng và hoàn thiện để phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; từng bƣớc mở rộng quyền cho ngƣời sử dụng đất; quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa, đƣợc giao dịch trên thị trƣờng bất động sản; khuyến khích tích tụ ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại; xây dựng nông thôn mới; thu hút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, làm cho đất đai trở thành nguồn nội lực ngày càng quan trọng để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói chung và thị xã Mỹ hào nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thực tế những năm qua cho thấy trong quản lý và sử dụng đất đai của Việt Nam và địa phƣơng thị xã Mỹ Hào còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là những vấn đề nổi cộm trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng đất đai; chính sách đền bù, bảo đảm cuộc sống đối với những cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất; thậm chí cịn có hiện tƣợng một số cán bộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm phục vụ cho mục tiêu riêng của cá nhân, gia đình... Trong sử dụng, thì nguồn lực đất đai chƣa đƣợc khai thác đầy đủ để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đặc biệt là đất nông nghiệp. Việc tích tụ ruộng đất quy mơ nhỏ, tự phát; sử dụng đất trang trại và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ với quy mô hẹp, phân tán, hiệu quả sử dụng thấp; thị trƣờng chuyển quyền sử dụng đất trong khu vực nông thôn, đất nông nghiệp chƣa phát triển; việc thu hồi đất nơng nghiệp để sử dụng vào mục đích khác đang tồn tại nhiều vấn đề cần tháo gỡ...Đối với đất
phi nông nghiệp, hiệu quả sử dụng thấp, cơ cấu tổ chức không gian, hệ thống dân cƣ, đô thị mất cân đối; hệ số sử dụng đất đô thị chƣa cao; việc quản lý, sử dụng đất xây dựng cơng trình giao thơng, thủy lợi, đƣờng điện và đất hành lang an tồn cơng trình cịn hạn chế; quỹ đất, chỉ số bình qn diện tích các loại đất phục vụ cho y tế, giáo dục, thể dục thể thao thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu; quản lý, sử dụng đất của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, đất các khu cơng nghiệp... cịn hạn chế, hiệu quả sử dụng chƣa cao. Đối với đất chƣa sử dụng việc sử dụng cịn lãng phí, nhiều diện tích đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tƣ nhƣng tiến độ đầu tƣ chậm, cịn để hoang phí.
Để chính sách, pháp luật đất đai thực sự đi vào cuộc sống, giải quyết đƣợc những vƣớng mắc, bất cập liên quan đến đất đai, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai đặt ra vấn đề mà cả hệ thống chính trị cần sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đất đai, tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản dƣới luật nhằm cụ thể hố chính sách, pháp luật về đất đai, bảo đảm phù hợp với Luật Đất đai năm 2013 và điều kiện thực tế của đất nƣớc nói chung và của địa phƣơng nói riêng; đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp để tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đất đai có hiệu quả trong thời gian tới./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
( Gồm sách, Tạp chí, luận văn…)
+ Cơng trình nghiên cứu, đề tại, luận văn:
- Bùi Thị Thúy Hƣờng “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Quản lý đất
đai, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. (năm 2015)
- Hồ Quang Huy, Suy nghĩ về khái niệm quyền sử dụng đất đăng trên https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2168, truy cập ngày 20/4/2020
- Trần Quang Huy và Nguyễn Quang Tuyến (Chủ biên) “ Pháp luật
về kinh doanh bất động sản” , Nxb Tƣ pháp. (năm 2009)
- Nguyễn Văn Khánh, Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai Việt Nam,
Tạp chí KHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn (Năm 2013, tr.1-14) - Phạm Thị Hƣơng Lan (2018), Bình luận Khoa học Luật Đất đai năm 2013, Nxb Lao động, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Minh (2013), Hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Thành Luân, “Bản chất pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt Nam”, đăng trên https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-phat- luat/ban-chat-phap-ly-cua-quyen-su-dung-dat-o-viet-nam, truy cập ngày 02/4/2020
- Nguyễn Thị Hồng Nhung (2012), Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr. 20-21.
- Đỗ Thị Tâm “Đánh giá việc thực hiện một số quyền sử dụng đất
trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học Nơng nghiệp
Việt Nam (Năm 2017, tr.642 – 651).
- Phạm Hƣơng Thảo: “Pháp luật về quyền của người sử dụng đất ở
Việt Nam” , Luận văn Thạc sĩ luật học - Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội (Năm 2015)
- Nguyễn Thùy Trang: “Điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ở”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Tháng 3/2017)
- Nguyễn Quang Tuyến: “Địa vị pháp lý người sử dụng đất trong các
giao dịch dân sự, thương mại về đất đai” - Luận án Tiến sỹ, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội (Năm 2013)
- TS.Châu Thị Khanh Vân “Chủ thể giao dịch quyền sử dụng đất
theo quy định của Luật đất đai” ( Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 2+3 năm
2019)
- Đặng Hùng Võ: “Sở hữu tư nhân về đất đai là tất yếu”, (http://www.sgtt.com.vn, truy cập ngày 18/2/2017)
- Nguyễn Thị Vân Anh: “Bàn về quyền sử dụng đất” ( Tạp chí Tài ngun và Mơi trƣờng, tháng 3/2013, tr.15-17)
- Lê Hồng Hạnh : “Bản chất pháp lý của quyền sử dụng đất trong
pháp luật Việt Nam” (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 8/2017)
+ Sách, Giáo trình:
- Bộ Tƣ pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa và Nxb Tƣ pháp, Hà Nội
- Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật đất đai, trang 92, Nxb Công an nhân dân
+ Văn bản pháp luật:
- Bộ luật dân sự 2015 số 91/2013/QH13
- Quốc hội, Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13
- Chính phủ: Chỉ thị số 299/TTG ngày 10/11/1999 Về công tác đo đạc, phân hạng, và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nƣớc.
- Chính phủ: Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, ban hành ngày 15/5/2014.
- Chính phủ: Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, ban hành ngày 06/01/2017.
- Chính phủ: Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tƣớng chính phủ về chấn chỉnh và tăng cƣờng công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai./