Khái quát về địa bàn nghiên cứ u quận Đống Đa thuộc thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

7. Kết cấu của khóa luận

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứ u quận Đống Đa thuộc thành phố Hà Nội

phố Hà Nội

Quận Đống Đa là một trong những quận nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đơng bắc giáp quận Hồn Kiếm, phía đơng giáp quận Hai Bà Trưng, phía nam giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp quận Cầu Giấy.

Quận Đống Đa có diện tích 9.96 km², dân số thường trú trên 410 nghìn người, đông nhất trong các quận, huyện nội thành của Hà Nội; số người trong độ tuổi lao động khoảng 228.000 người. Địa bàn quận có khoảng trên 16.000 doanh nghiệp, là nguồn lực quan trọng góp phần đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách, phát triển kinh tế của Quận. So với giai đoạn 2010 - 2015, hiện số doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tăng 44%, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng 21%. Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế ln đạt hai con số, bình quân tăng 11,92%/năm. Năm 2019, trên địa bàn quận có 108 doanh nghiệp Nhà nước, khoảng 14.257 doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, 234 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Các doanh nghiệp đã tạo giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của quận Đống Đa và thành phố Hà Nội, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 22 vạn lao động sinh sống trên địa bàn Quận cũng như của thành phố Hà Nội; Hiện BHXH quận đang quản lý 8.145 đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động với 188.5 ngàn người cùng tham gia BHXH, BHTN. Bên cạnh đó, Đống Đa là quận có số người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH rất lớn (khoảng 80.000 người; với số tiền chi trả hàng tháng trên 300 tỉ đồng) với đặc thù như trên nên lãnh đạo quận Đống Đa rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng đời sống cho người dâ, thực hiện BHXH, BHYT, trong đó đặc biệt chú trọng BHXH bắt buộc.

lợi cũng như đặt ra nhiều thách thức đối với công tác thực thi pháp luật về BHXH, chi trả BHXH của cơ quan BHXH quận Đống Đa, khi mà đối tượng người lao động khơng chỉ đơng mà cịn đa dạng và phức tạp.

Cùng với sự phát triển của hệ thống BHXH thành phố Hà Nội, BHXH Quận Đống Đa được thành lập ngày 12/7/1995 của Giám đốc BHXH Hà Nội; Trụ sở đóng tại số 44 phố Trần Hữu Tước - quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020; Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa đã lớn mạnh không ngừng về mọi mặt, hiện có 05 tổ nghiệp vụ với tổng số cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng là 80 người. Với phương châm “lấy chất lượng phục vụ đặt lên hàng đầu”, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa đã có nhiều bước đổi mới trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế trên địa bàn, đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng trong việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn, góp phần xây dựng quận Đống Đa trở thành trung tâm thuộc thành phố xanh - văn minh - hiện đại.

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc tại quận Đống Đa

2.2.1. Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nhận thức tầm quan trọng của pháp luật về BHXH đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế, BHXH quận Đống Đa luôn chú trọng thực hiện tốt các quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trên địa bàn quận. Đặc biệt, kể từ khi Luật BHXH năm 2014 ra đời, BHXH quận Đống Đa đã triển khai kịp thời những quy định mới nhằm đảm bảo công tác tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn

thi hành cơ bản đã khắc phục được những bất cập, bảo đảm quyền lợi của NLĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH quận trong công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn. Sự nỗ lực, phấn đấu của BHXH quận đã đạt được kết quả nhất định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (giai đoạn 2017 - 2020) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 2018 2019 2020 1 Tổng số đơn vị Đơn vị 9.780 10.991 12.275 13.103 2 Tổng số lao động Người 151.617 169.103 188.253 183.005

(Nguồn: BHXH quận Đống Đa) Từ bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung tình hình tham gia BHXH bắt buộc của quận Đống Đa giai đoạn 2017 - 2020 tăng dần qua các năm. Sự gia tăng về số đơn vị là do có nhiều đơn vị, doanh nghiệp mới được hình thành, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong điều kiện kinh tế - xã hội của quận trên đà phát triển và dần đi vào ổn định. Sự gia tăng số người tham gia là do số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tăng lên, một số đơn vị, doanh nghiệp mở rộng quy mô nguồn nhân lực cùng với nhận thức của các đơn vị sử dụng lao động về vai trò quan trọng của BHXH ngày càng được nâng cao nên nhiều đơn vị đã thực hiện tham gia BHXH bắt buộc cho hầu hết số lượng lao động

của mình.

Đặc biệt, kể từ ngày Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2016), đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng, tạo điều kiện cho các nhóm NLĐ tham gia, do đó số đơn vị và số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng lên đáng kể. Điều này thể hiện quy định của Luật BHXH năm 2014 đang dần đi vào thực tiễn, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao quyền lợi của NLĐ.

Bảng 2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc theo khối quản lý năm 2020.

(Nguồn: BHXH quận Đống Đa)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Đống Đa nhìn chung đã theo đúng quy định của pháp luật. Trong cơ cấu khối quản lý tham gia BHXH bắt buộc, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối quản lý tham gia BHXH bắt buộc, tiếp theo sau là khối hành chính sự nghiệp Đảng, đồn.

Kết quả này đạt được là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành có liên quan và đặc biệt là hoạt động của cơ quan BHXH quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật BHXH bắt buộc tới các đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và NLĐ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của họ. Nội dung công tác tuyên truyền tập trung vào những điểm quan trọng, điểm mới của Luật BHXH sửa đổi, bổ sung, các văn bản hướng dẫn thi hành mới ban hành về chính sách BHXH… Ngồi ra, BHXH quận cũng duy trì chế độ tiếp công dân hằng tháng tại trụ sở của cơ quan BHXH quận nhằm hỗ trợ người lao động giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các quy định về BHXH, đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ. Từ đó, các cơ quan, đơn vị và NLĐ trên địa bàn quận được tiếp cận, nắm bắt dễ dàng, kịp thời, đầy đủ thơng tin về chính sách BHXH, nhận thức về pháp luật và ý thức trách nhiệm của họ dần được nâng cao nên số lượng đối tượng chủ

STT Khối Số đơn vị Số lao động

1 Khối hành chính sự nghiệp, Đảng, Đồn 340 29,107

2 Khối doanh nghiệp nhà nước 108 14,227

3 Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 131 4,575

4 Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh 382 133,649

5 Khối ngồi cơng lập 9,885 1,050

6 Khối hợp tác xã 115 234

7 Khối xã, phường, thị trấn 9 381

động tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, BHXH quận cịn tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong quản lý doanh nghiệp như phối hợp với phòng Kinh tế, phòng LĐTBXH, chi cục Thuế, chi cục Thống kê rà soát, cập nhật danh sách, các đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc để yêu cầu doanh nghiệp tham gia, nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp trốn đóng BHXH ngày từ khi mới thành lập. Đồng thời, thực hiện khảo sát, nắm chắc tình hình lao động đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn mà chưa tham gia để có giải pháp tuyên truyền, vận động tham gia.

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH bắt buộc ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong số các khối đơn vị đóng BHXH nhưng thực tiễn thực hiện trên địa bàn quận vẫn xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp này chậm tn thủ, cố tình khơng đóng, hoặc tn thủ rất hạn chế quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc. Họ có hành vi trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH, đóng khơng đầy đủ số lượng NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, đóng thiếu thời gian của NLĐ... Thực trạng này diễn ra ảnh hưởng khơng nhỏ tới quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)