Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH bắt

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 55 - 62)

7. Kết cấu của khóa luận

2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc trên địa bàn

2.3.1. Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH bắt

địa bàn quận Đống Đa

2.3.1. Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Đống Đa bắt buộc trên địa bàn quận Đống Đa

Trải qua hơn 25 năm hoạt động, BHXH quận Đống Đa đã đạt được những kết quả to lớn trong tất cả các mặt công tác. Đặc biệt trong những năm gần đây được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BHXH Thành phố Hà Nội, của Quận ủy, HĐND, UBND quận Đống Đa và sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phấn đấu chung sức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức… BHXH quận Đống Đa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Các chế độ bảo đảm quyền lợi cho NLĐ (chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…) đã bước đầu thiết lập hành lang pháp lý bảo vệ chặt chẽ hơn cho người lao động khi người lao động tham gia vào quan hệ lao động. Số lượng người được giải quyết chế độ bảo hiểm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất… khơng ngừng tăng lên, góp phần hỗ trợ vật chất và động viên tinh thần, góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và thân nhân của NLĐ. Trong năm 2020 BHXH quận được giao kế hoạch thu là 4.826 tỉ đồng, đến tháng 12/2020 tổng số thu là 4.839 tỉ đồng, đạt 100,27% kế hoạch được giao, so với cùng kỳ năm 2019 thu tăng 377 tỉ đồng (tăng 8.5%); trong đó số người tham

gia BHXH bắt buộc đã phát triển được 188.681 người, đạt 100.1% kế hoạch năm, hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ 95% số người thuộc diện phải tham gia, so với cùng kỳ năm 2019 đã phát triển thêm 494 người (tăng 0.26%).

Tình hình chi trả các chế độ BHXH bắt buộc năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Các chế độ Nguồn chi trả

Ngân sách Nguồn quỹ

1 Ốm đau và Thai sản - 378.213

2 TNLĐ, BNN - 2.282

3 Hưu trí và Tử tuất 952.738 3.131.755

Tổng 952.738 3.512.250

4.464.988

(Nguồn: BHXH quận Đống Đa)

Từ số liệu trên cho thấy mức chi trả của BHXH dành cho các chế độ BHXH bắt buộc là rất lớn; trong năm 2020 quận có 13.103 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, với tổng số tiền thu được là 4.839.046 triệu đồng. BHXH thực hiện chi trả chế độ ốm đau, thai sản chỉ từ nguồn quỹ BHXH vì chế độ này khơng có nguồn từ ngân sách nhà nước. Tổng số tiền chi trả cho các chế độ ngày càng tăng thể hiện quyền lợi và đời sống của NLĐ trên địa bàn quận ngày càng được đảm bảo.

2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Đống Đa

- Trong công tác quản lý nhà nước:

Bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của cơ quan BHXH quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất… công tác quản lý nhà nước vẫn còn một số vấn đề bất cập như: chưa nắm được hết số lượng đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc; Các quy định về thủ tục, hồ sơ tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH còn chưa thật thuận tiện, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thống kê, điều hành, giám sát chưa có sự liên thơng trong hệ thống từ đó dẫn tới những khó khăn trong giảm thiểu thủ tục hành chính đối

với người tham gia và thụ hưởng BHXH; Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng nên NLĐ nói riêng, người dân nói chung chưa hiểu sâu, hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình; cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa có tính hiệu quả cao, cịn lồng ghép với nhau. Chế tài xử phạt vi phạm hành chính vẫn cịn thấp, chưa đủ sứa răn đe các doanh nghiệp, công tác xử lý những trường hợp vi phạm vẫn chưa được thực hiện một cách thấu đáo.

Một số chỉ tiêu kế hoạch giao chưa sát, chưa có những biện pháp hiệu quả để chỉ đạo đẩy nhanh cơng tác phát triển đối tượng, vẫn cịn lúng túng trong việc xử lý, khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH bắt buộc.

Cơng tác phối hợp thanh tra, kiểm tra cịn hạn chế, hình thức.

Trong tổ chức thực hiện:

Ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động chưa cao, chưa coi việc tham gia BHXH là trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện. Nhiều người sử dụng lao động trốn đóng BHXH để cắt giảm chi phí, thậm chí, nhiều người lao động cũng muốn người sử dụng lao động khơng đóng BHXH mà trả thêm vào lương. Còn tồn tại trường hợp người sử dụng lao động chỉ tham gia BHXH cho một bộ phận NLĐ trong doanh nghiệp. Một số khác chỉ đóng lương thấp, tăng các khoản chi ngoài lương để trốn tránh đóng BHXH.

Hình thức xử phạt hành vi vi phạm pháp luật BHXH bắt buộc chưa đủ sức răn đe, nên vẫn tồn tại tình trạng nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH. Chẳng hạn tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa khơng q 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khơng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp”. Mức xử phạt như vậy là quá nhẹ nên nhiều trường hợp NSDLĐ xây dựng nhiều bảng lương để phục vụ việc trốn thuế hoặc giảm mức đóng BHXH bắt buộc.

Cịn có những quy định cùng một lúc điều chỉnh trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, khi áp dụng phải dẫn chiếu rất nhiều các văn bản pháp luật.

Đối tượng hưởng một số chế độ như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn còn bị thu hẹp đối với người lao động nước ngoài theo diện hợp đồng lao động. Điều này chưa bảo đảm tính bình đẳng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính, trả kết quả sớm hoặc đúng hạn cho người dân vẫn còn chưa được như mong muốn.

Chính sách BHXH chưa đảm bảo sự ổn định, các chế độ BHXH dài hạn (hưu trí, tử tuất) có đặc điểm là thời gian đóng và thời gian hưởng có sự tách bạch và phát sinh trong thời gian dài, thiếu tính cạnh tranh với các sản phẩm bảo hiểm thương mại. Bên cạnh đó, chính sách BHXH có nhiều sự thay đổi, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia, điều đó ảnh hưởng tới niềm tin của người dân vào chính sách.

Cụ thể, thống kê tại quận Đống Đa cho thấy những người hưởng chế độ BHXH 1 lần tập trung ở độ tuổi 20 đến 39 chiếm 79% trong giai đoạn 2014- 2020. Trong số đó, có hơn 50% số người hưởng BHXH 1 lần chỉ có dưới 03 năm đóng BHXH. Trình độ học vấn và chun mơn của NLĐ cịn thấp, hầu như cịn là cơng nhân và chưa được đào tạo nghề. Nguyên nhân là do NLĐ khơng có nhiều kiến thức về tài chính, thiếu hiểu biết, phải đối mặt với nhiều khoản tài chính cần chi trả trước mắt, đặc biệt là do dịch Covid-19. Hơn nữa, chính sách BHXH một lần cũng khá dễ tiếp cận, được coi như là một cơng cụ tài chính trước mắt. Tuy nhiên hậu quả lâu dài mà nó mang lại là khơng thể duy trì liên tục thu nhập cho NLĐ, sẽ ảnh hưởng đến NLĐ khi đã về già.

2.3.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế vướng mắc trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Đống Đa

Trong quá trình xây dựng và phát triển, BHXH quận Đống Đa đã có những thành tựu được các cấp ghi nhận. Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của BHXH Thành phố Hà Nội, của Quận ủy, HĐND, UBND quận Đống Đa và sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, của các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương và sự phấn đấu chung sức của tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức BHXH quận Đống Đa. Tập thể lãnh đạo và đội ngũ cơng chức, viên chức và người lao động tồn ngành đã

phát huy truyền thống đoàn kết, có sự đồng thuận cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực thi các nhiệm vụ chính trị; một số các nguyên nhân cốt lõi quyết định sự thành cơng đó chính là:

Để tăng tính linh hoạt cho thị trường lao động và tạo sự cơng bằng, bình đẳng giữa người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế, đối tượng tham gia BHXH từng bước được quan tâm theo hướng mở rộng độ bao phủ BHXH bắt buộc với nhiều phương pháp tiếp cận nhằm gia tăng hơn nữa tỷ lệ số người tham gia BHXH bắt buộc một cách ổn định.

Cùng với sự nỗ lực của ngành BHXH Việt Nam, BHXH quận Đống Đa đã tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đối tượng tham gia BHXH, số lượng đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia BHXH tăng lên hàng năm cả về số tuyệt đối và số tương đối bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người thụ hưởng trên cơ sở giảm dần sự chênh lệch về mức hưởng BHXH giữa các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thuộc khu vực tư và khu vực nhà nước. BHXH quận Đống Đa đã triển khai thực hiện một cách minh bạch, cụ thể về quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan tới BHXH bắt buộc, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, giám sát, thanh tra, kiểm tra BHXH bắt buộc theo đúng quy định pháp luật.

Từng bước tiếp cận một số nội dung đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BHXH, tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ, công chức đáp ứng đủ năng lực, phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ.

BHXH quận Đống Đa đã phối hợp chặt chẽ với Bưu điện thành phố và Ngân hàng Liên Việt Post Bank chi trả trực tiếp cho đối tượng và các loại trợ cấp hàng tháng kịp thời.

Bên cạnh những nguyên nhân đem lại thành cơng nói trên cũng cịn những hạn chế chưa được khắc phục như sau:

Nhận thức của người lao động về lợi ích của BHXH cịn hạn chế, nhiều người chưa có hiểu biết rõ ràng về chính sách BHXH; mặt khác, thói quen phịng ngừa rủi ro chưa được hình thành, người lao động chỉ thực sự thấy cần bảo hiểm khi rủi ro hoặc sự cố xảy ra.

Sự phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan, ban ngành liên quan chưa chặt chẽ, thường xuyên.

Công tác giải quyết bảo hiểm xã hội cịn gặp nhiều khó khăn.

Cơ sở dữ liệu chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý BHXH.

Công tác chỉ đạo, giám sát chưa thực sự kịp thời phát hiện và xử lý nhanh gọn triệt để các sai phạm của cán bộ công chức.

Tiểu kết chương 2

Chính sách BHXH ở Việt Nam ln song hành cùng yếu tố chính trị - xã hội, đường lối, quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nước. Đống Đa là một trong các quận nội thành của thành phố Hà Nội có tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nhanh. Điều đó vừa là thuận lợi vừa là thách thức trong công tác thực hiện và phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ở địa bàn quận. Có thể nói, trong thời gian qua việc thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc tại Quận Đống Đa đã đạt được kết quả tương đối tốt. Công tác tuyên truyền, vận động, được triển khai tương đối ổn, số người tham gia BHXH bắt buộc tăng ở quận Đống Đa. Cơng tác thu nhìn chung đều đạt theo yêu cầu cũng như chỉ tiêu do BHXH thành phố Hà Nội giao. Công tác chi trả các chế độ BHXH luôn đáp ứng kịp thời đúng theo quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm ngày càng được chú trọng.

Như vậy, bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn cịn những điểm hạn chế cần khắc phục; cụ thể như sau: việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đối tượng BHXH vẫn chưa sâu rộng. Thủ tục tham gia BHXH hiện nay vẫn còn rườm rà, gây mất thời gian, thời hạn giải quyết hồ sơ vẫn cịn khá chậm. Tình trạng trốn đóng BHXH, kê khai khơng trung thực của chủ sử dụng lao động vẫn còn, các đối tượng lập hồ sơ giả để giải quyết các chế độ BHXH vẫn cịn nhiều thách thức. Tình trạng chậm đóng, nợ đọng vẫn chưa giải quyết triệt để, hiện nay trên địa bàn quận lên tới 1.706 đơn vị nợ đóng BHXH, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHXH và sự an tồn của nguồn quỹ BHXH. Về chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ cơng chức BHXH cịn khá hạn chế,

chưa thực sự hồn thành tốt và hiệu quả u cầu cơng việc đặt ra. Công tác quản lý, giám sát các cơ quan, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động còn lỏng lẻo dẫn tới việc kiểm sốt kê khai đảm bảo tính đúng đắn của thực thi BHXH bắt buộc chưa cao.

Chương 3.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

BẮT BUỘC TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)