Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 67 - 75)

7. Kết cấu của khóa luận

3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã

hiểm xã hội bắt buộc nói chung và trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng

Thứ nhất, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đồn thể chính trị - xã

hội, tổ chức cơng đồn các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH trên địa bàn quận Đống Đa nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng.

Mặc dù BHXH quận, các phường cùng các ban ngành đồn thể đã tăng cường cơng tác tun truyền trên địa bàn nhưng thực tiễn chưa thu hút được sự quan tâm của NLĐ và NSDLĐ dẫn đến đối tượng tham gia BHXH còn thấp so với thực tế, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ; nhằm tạo điều kiện cho họ nhận thức đúng, hiểu đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH. Từ đó, khắc phục tình trạng NLĐ do thiếu hiểu biết bị các doanh nghiệp lợi dụng, các doanh nghiệp do thiếu hiểu biết mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.

Ngồi ra, cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH phải đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể, linh hoạt vừa nhằm đạt được hiệu quả nâng cao nhận thức cho NLĐ, NSDLĐ cũng như các đối tượng thụ hưởng, vừa có thể trang bị đầy đủ cho NLĐ vốn kiến thức để họ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về BHXH của mình khi bị xâm phạm.

Thứ hai, nâng cao chất lượng dịch vụ và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ

cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành BHXH, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông, tin đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc theo hướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm.

Giải quyết chế độ, chính sách BHXH kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho đối tượng tham gia và thụ hưởng là nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, vì vậy cần chú trọng thực hiện công tác này. Khi NLĐ gặp rủi ro trong cuộc sống, họ luôn mong muốn nhanh chóng nhận được sự trợ cấp của cơ quan BHXH để có thể đảm bảo bù đắp một phần thu nhập thiếu hụt, giúp ổn định

cuộc sống. Trong công tác giải quyết chế độ BHXH thực tế xảy ra trường hợp việc giải quyết chưa kịp thời do những lý do chủ quan và khách quan. Do đó, cơ quan BHXH quận Đống Đa cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng liên thông giữa các bộ phận nghiệp vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ chính sách, nhằm giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH cho người thụ hưởng theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, niêm yết công khai thủ tục liên quan đến các lĩnh vực giải quyết chế độ chính sách để các tổ chức và cá nhân dễ dàng tìm hiểu, thuận tiện khi đến liên hệ cơng việc; tận tình giải đáp các thắc mắc về chế độ để đối tượng hiểu rõ và thực hiện đúng quy định, giảm bớt các thủ tục rườm rà không cần thiết, chuyển đổi tác phong và thái độ làm việc từ hành chính cơng vụ sang tác phong phục vụ. Từ đó, đảm bảo cơng tác chi trả an toàn, hiệu quả, đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người thụ hưởng các chế độ BHXH. Chú trọng việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật, đúng chế độ sẽ đảm bảo quyền lợi cho NLĐ tương ứng với nghĩa vụ đóng góp của họ, quyền lợi được hưởng phù hợp với thời gian và mức đóng BHXH.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ

thông tin vào hoạt động BHXH. Bổ sung quy định về kết nối cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin, chế độ thống kê, báo cáo về bảo hiểm xã hội cùng với quá trình hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội để phục vụ tốt hơn công tác quản lý đối tượng tham gia, hạn chế các hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ để hưởng bảo hiểm.

BHXH quận Đống Đa luôn xác định cải cách TTHC, ứng dụng CNTT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng được các yêu cầu tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong tình hình mới. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, BHXH quận Đống Đa đã tích hợp để thực hiện dịch vụ cơng cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Từ năm 2017, BHXH quận bắt đầu triển khai hình thức kê khai nộp BHXH qua giao dịch điện tử. Trong năm 2019, BHXH quận đã tích hợp, liên thơng các phần mềm nghiệp vụ nhằm kiểm tra, đối chiếu dữ liệu thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT với phần mềm xét duyệt hồ sơ hưởng và chi trả các chế độ BHXH nên đã rút ngắn được thời hạn giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ. Việc ứng dụng

CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ của Ngành đã tạo sự minh bạch, rõ ràng trong quản lý điều hành và đặc biệt giúp nâng cao năng lực hiệu quả trong công tác phục vụ đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, BHXH quận Đống Đa cần thường xuyên cập nhật, nâng cấp, cài đặt phần mềm một cách đồng bộ nhằm thực hiện giải quyết nghiệp vụ đảm bảo an tồn, chính xác và nhanh chóng, khai thác sử dụng dữ liệu hiệu quả.

Thứ tư, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ

BHXH.

Trong mỗi cơ quan, tổ chức, chất lượng của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức đóng vai trị quyết định đến sự hồn thành hiệu quả nhiệm vụ. Vì vậy, việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ là hết sức cần thiết.

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH trên địa bàn quận cần khơng ngừng cập nhật, tiếp cận, tìm hiểu hệ thống văn bản pháp luật để công tác triển khai thực hiện pháp luật về BHXH trên thực tiễn đạt hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời. Hơn nữa, với vai trị là cơ quan trực tiếp giải quyết chế độ, chính sách về BHXH cho NLĐ, BHXH quận Đống Đa cũng như các cán bộ thực hiện công tác BHXH cần quan tâm đến việc tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân và NLĐ, từ đó phát hiện những vướng mắc, bất cập để kịp thời đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia BHXH tiết kiệm được thời gian, chi phí, tạo niềm tin từ phía người tham gia BHXH.

Thực tế hiện nay, trên tồn thành phố Hà Nội nói chung và trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng vẫn cịn một số cán bộ cịn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tiếp công dân, chưa được đào tạo chuyên sâu về BHXH. Vì vậy, để thực hiện cơng tác chun mơn hiệu quả, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ BHXH là một yêu cầu tất yếu. Cơ quan BHXH cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của ngành; đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành BHXH, phù hợp với tiến trình hiện đại hóa ngành

BHXH và hội nhập quốc tế. Đồng thời, công tác tuyển dụng cán bộ mới cũng cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan nhằm tuyển dụng được những người thực sự có năng lực và tâm huyết với ngành BHXH.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động

thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Đống Đa.

Công tác thanh tra, kiểm tra là phương thức quản lý đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. Nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH bắt buộc, BHXH quận Đống Đa cần chủ động, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan như Thanh tra quận, Liên đoàn Lao động quận, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, Sở Y tế…tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra và kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những sai sót trong việc thực hiện chính sách BHXH.

Hơn nữa, cần bố trí đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác kiểm tra; tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hằng năm và kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý và giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ; theo dõi chặt chẽ, đôn đốc, kiểm tra và tham mưu xử lý kịp thời sau kết luận thanh tra, kiểm tra. Tiến hành xử lý nghiêm đối với những cán bộ thanh tra, kiểm tra sai phạm trong việc quản lý và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực BHXH, góp phần đảm bảo thực hiện tốt chính sách, pháp luật về BHXH.

Tiểu kết Chương 3

Trong nội dung của Chương 3, tác giả đã đưa ra yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc như: bảo đảm phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bảo đảm đồng bộ với các chế độ BHXH khác, phù hợp với đời sống của NLĐ và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia khác trong q trình hồn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo việc hoàn thiện pháp luật nhất quán, xuyên suốt.

BHXH bắt buộc tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội phải hướng tới tiêu chí ngày càng đáp ứng tốt hơn qyền lợi cho người tham gia BHXH bắt buộc, bảo đảm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo đảm phù hợp với xu hướng chung của pháp luật quốc tế.

Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc nói chung và tại quận Đống Đa nói riêng.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là nhân tố quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Tại Việt Nam, trải qua quá trình lịch sử lâu dài cùng với sự thay đổi của những thời kì khác nhau, chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần to lớn trong việc ổn định đời sống của người lao động thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và ổn định chính trị - xã hội đất nước. Trong bối cảnh nước ta đang trên đà phát triển kinh tế song song với an sinh xã hội, việc mở rộng đối tượng tham gia và tăng cường tính bền vững của chế độ bảo hiểm xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ Đảng, Nhà nước nỗ lực bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội; chú trọng bảo đảm tính bền vững trong các chính sách dân số và phát triển, chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người, hướng đến việc làm bền vững, phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ tồn dân thơng qua cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, bền vững.

Nội dung của pháp luật về bảo hiểm xã quy định các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, góp phần tạo lập hành lang pháp lý vững chắc hướng tới bảo vệ người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội cho thấy, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành đã dần đi vào cuộc sống, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, đảm bảo ổn định xã hội và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập như việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cịn chậm, tình trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội xảy ra còn khá phổ biến... Trong tương lai cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế bất cập của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện hành.

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như thực tiễn thực hiện tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, luận văn

đã hệ thống hóa các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc đồng thời chỉ ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế đó, luận văn đã đưa ra yêu cầu và kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc nói chung và trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2014): Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2018): Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội.

3. Bộ Chính trị (2012): Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020.

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012): Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 5. Chính phủ (2015): Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ quy định về sửa đổi một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

6. Vụ bảo hiểm xã hội (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế

độ bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ.

7. Nguyễn Hiền Phương (2015), Bình luận khoa học một số quy định của

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,

Trường Đại học Luật Hà Nội.

8. Dương Xuân Triệu (2000): Cơ sở khoa học hồn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội, Đề tài khoa học cấp bộ.

9. Nguyễn Hiền Phương (2015), Những điểm mới về chế độ bảo hiểm theo

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Tạp chí Luật học, số 10/2015.

10. Nguyễn Hữu Chí và Bùi Thị Kim Ngân (2015), Một số bình luận pháp

lý liên quan đến Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Tạp chí Luật học,

số 6/2015.

11. Phạm Lan Hương (2012), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội.

thực tiễn ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Chính phủ (2018): Báo cáo số 16 - BC/CP ngày 10/5/2018 của Chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)