Thực trạng xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của khóa luận

2.2.3. Thực trạng xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã

xã hội bắt buộc

Trong những năm qua, BHXH quận Đống Đa luôn quan tâm, chú trọng đến công tác giải quyết đơn thư, tranh chấp, khiếu nại tố cáo liên quan tới việc thực hiện BHXH. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đôn đốc thu, thu nợ và phát triển đối tượng; đã gửi văn bản đôn đốc hàng tháng đến 100% các đơn vị nợ đóng bảo hiểm theo đúng quy định; tiến hành lập biên bản 100% các đơn vị chậm đóng, nợ đọng. Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm giảm tỉ lệ nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH - một trong những hành vi vi phạm pháp luật BHXH bắt buộc nổi cộm trên địa bàn. Năm 2020 đã tiến hành 13 cuộc thanh tra liên ngành đối với 13 đơn vị về việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH; kiểm tra 80 đơn vị nợ BHXH, thu hồi 68% tổng số nợ, truy thu 03 đơn vị; thực hiện kiểm tra 10 đại lý thu. Phối hợp với Bưu điện trung tâm 3 rà soát dữ liệu đơn vị và lao động lệch với dữ liệu thuế đạt 55,4%, đã thực hiện 3.093/5.588 đơn vị lệch lao động, sau rà soát đã phát triển được thêm 382 lao động tăng mới ở các đơn vị tham gia. Rà soát các đơn vị chưa tham gia BHXH theo danh sách, sau rà soát đã phát triển mới được 287 đơn vị với 546 lao động.

BÁO CÁO THANH TRA, KIỂM TRA, THU NỢ, KHỞI KIỆN NĂM 2020

STT TTKT trước khi TTKT

đã nộp sau TTKT

1 Thanh tra liên

ngành quận 13 1,545,067,031 1,092,038,042 70.7%

2 BHXH Quận Kiểm

tra đơn vị sử dụng

LĐ 80 10,123,881,849 8,933,168,607 88.2%

3 Thanh tra truy

thu 17 1,010,277,683 911,088,098 90.2%

(Nguồn: BHXH quận Đống Đa)

Các biện pháp nêu trên đã đã góp phần hạn chế tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, số nợ đã giảm hơn so với những năm trước; quyền lợi của người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp đang nợ đóng BHXH được giải quyết kịp thời hơn. Tuy nhiên, mặc dù tình trạng chậm đóng BHXH tại các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm hằng năm, nhưng tổng số tiền chậm đóng vẫn cịn cao gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Bên cạnh đó, hành vi vi phạm vi nghĩa vụ đóng phí BHXH của người sử dụng lao động cho người lao động cũng rất đa dạng. Ngoài việc hồn tồn khơng đóng phí cho người lao động, người sử dụng lao động còn dùng nhiều cách như tách tiền lương thành các khoản phụ cấp, trợ cấp khác nhau làm giảm mức tiền lương tham gia bảo hiểm; thỏa thuận với người lao động để hỗ trợ trực tiếp một khoản tiền thay cho việc đóng BHXH; Một số doanh nghiệp khơng đủ khả năng về tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn không tiến hành giải thể, phá sản mà duy trì sản xuất kinh doanh cầm chừng sau đó tìm cách chuyển nhượng tài sản cho nhà đầu tư khác mà không xử lý các khoản nợ trong đó có khoản nợ bảo hiểm xã hội hoặc bỏ trốn. Đối với các doanh nghiệp phá sản, sau khi thanh lý tài sản thường chỉ trả đủ số tiền nợ có bảo đảm (nợ thế chấp ngân hàng) nên khơng cịn tiền để nộp tiền nợ bảo hiểm xã hội. Các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội phần lớn khi trả lương đã trích phần trách nhiệm phải đóng của người lao động nhưng khơng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội mà sử dụng vào mục đích khác.

Trên thực tế trong lĩnh vực BHXH, các loại tranh chấp xảy ra vô cùng đa dạng; tình hình tranh chấp thực tế và vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp chủ yếu liên quan đến loại tranh chấp về việc người sử dụng lao động trốn đóng BHXH cho người lao động. Theo con số của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ thời điểm luật có hiệu lực đến nay, Cơng đồn các cấp đã gửi khoảng trên 3.000 hồ sơ doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sang tòa án các cấp đề nghị khởi kiện. Mặc dù vậy, đến nay, số hồ sơ được thụ lý và khởi kiện là không đáng kể do vướng mắc về xác định loại tranh chấp lao động và tư cách đương sự.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)