Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

7. Kết cấu của khóa luận

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

buộc

Thứ nhất, nhà nước ta cần có lộ trình mở rộng vững chắc diện bao phủ

về BHXH, đặc biệt cần tạo bước đột phá trong nhận thức về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cần mở rộng quan tâm tới tồn bộ người có quan hệ lao động, kể cả lao động là người nước ngồi (có th mướn, sử dụng lao động và trả lương) thay vì chỉ quy định áp dụng đối với người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên như trong Luật BHXH hiện hành. Bởi vì thực tế hiện nay quan hệ lao động có thể được thơng qua HĐLĐ, hoặc có thể thỏa thuận bằng văn bản, hoặc không bằng văn bản. Nếu quy định phải có HĐLĐ mới thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì vừa khơng phát triển BHXH hết được số lao động, lại vừa tạo “lỗ hổng” để người lao động và chủ sử dụng lao động dừng ký HĐLĐ để chuyển sang thỏa thuận bằng hình thức khác để ngừng đóng BHXH. Khi đó mục tiêu mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH sẽ khó mà thực hiện được.

Thứ hai, phải xây dựng chính sách BHXH ổn định để người lao động

(cả người sử dụng lao động) tự nguyện tham gia BHXH, kể cả ở hình thức bắt buộc thì “sản phẩm” BHXH phải thực sự hấp dẫn người tham gia, các chế độ BHXH phải đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp rủi ro hoặc sự kiện làm giảm hoặc mất nguồn thu nhập từ lao động. Hơn nữa, những cam kết của Nhà nước đối với người tham gia (thơng qua chính sách BHXH) phải được đảm bảo trong suốt quá trình tham gia BHXH của NLĐ. Chính sách BHXH ổn định sẽ tạo sự tin tưởng cho người dân, vừa tăng tính tự giác đối với đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, vừa khuyến khích người tham gia BHXH tự nguyện. Khi người lao động có lịng tin, sẽ hạn chế số người rời bỏ hệ thống, nhận BHXH một lần.

Thứ ba, Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều sản phẩm bảo hiểm

thương mại cạnh tranh với sản phẩm BHXH, đáng kể là các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp bởi các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù, các

sản phẩm của các DN bảo hiểm nhân thọ cũng đảm bảo nguồn tài chính cho người tham gia khi gặp rủi ro, góp phần ổn định cuộc sống, nhưng để thực hiện chức năng của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền an sinh cho người dân, Nhà nước vẫn phải mở rộng phạm vi bao phủ của chính sách BHXH, bảo đảm phù hợp với xu hướng chung của pháp luật quốc tế về BHXH bắt buộc.

Do đó, để thu hút người lao động tham gia BHXH, cần sửa đổi thủ tục đăng ký tham gia và hưởng chế độ BHXH sao cho đơn giản, thuận tiện, tránh gây phiền hà.

Thứ tư, cần tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH

bắt buộc.

Trong thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH hiện nay, thực trạng các doanh nghiệp nợ đọng BHXH đang là vấn đề nhức nhối, gây nhiều khó khăn cho cơng tác BHXH. Có thể thấy, quy định pháp luật hiện hành trong việc xử lý các hành vi vi phạm về BHXH chưa đủ mạnh để khiến các đối tượng tham gia BHXH nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 quy định NSDLĐ chậm đóng, đóng khơng đúng mức quy định, đóng khơng đủ số người hay khơng đóng BHXH bắt buộc cho tồn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì bị xử phạt mức tối đa là 75.000.000 đồng, trong khi đó, trên thực tế có đơn vị sử dụng lao động vi phạm việc đóng BHXH lên đến hàng tỉ đồng, cho thấy sự chênh lệch giữa quy định pháp luật so với thực tế. Mức phạt 75.000.000 đồng khơng đủ tính nghiêm khắc để xử lý hành vi này. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về BHXH như vậy là thấp, nên xảy ra thực trạng doanh nghiệp sẽ chọn cách nộp tiền phạt BHXH đồng thời nợ BHXH để lấy vốn kinh doanh sẽ có lợi hơn. Vì vậy, thiết nghĩ, pháp luật nên điều chỉnh theo hướng tăng các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội với mức phạt tiền tối đa khoảng 150.000.000 đồng, để đảm bảo sự nghiêm minh quy định của pháp luật trong việc tham gia BHXH, hạn chế tình trạng trốn đóng BHXH.

Để các DN thực thi đúng pháp luật về BHXH, cần thực hiện các biện pháp như: Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH; Xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm pháp luật về đóng BHXH; Thơng báo về việc đóng BHXH hàng năm đến người lao động và người sử dụng lao động, hoặc tuyên truyền, hướng dẫn người lao động tra cứu thời gian đóng BHXH

để người lao động giám sát, phát hiện sai phạm kịp thời; Tăng cường trách nhiệm của tổ chức cơng đồn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)