2.2.3 .Lựa chọn thị trường mục tiêu
3.1 Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp
3.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch
Khơng ai có thể phủ nhận vai trị to lớn của du lịch.Du lịch đang trở thành hiện tượng phổ biến và quan trọng trong đời sống hiện tại.Hàng năm ,ngànhdu lịch đóng góp vào mức tăng trưởng lơơiị tức nhanh và lớn nhất thế giới .Nghành này cũng sử dụng một số rất lớn nhân lực trong vô số loại công việc .Du lịch đã trở thành mội ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của một quốc gia và đem lại hiệu quả kinh tế cao .
Ngày nay, trên thế giới, du lịch đang phát triển với tốc độ nhanh. Do hiệu quả nhiều mặt của hoạt động du lịch, các nước đều tập trung phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế nhằm tăng nguồn ngân sách ,cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế, tạo cơng ăn việc làm... Du lịch ngày nay không chỉ giới hạn ở một quốc gia mà lan toả khắp châu lục,nhu cấu du lịch cũng từ chỗ là nhu cầu cao cấp đã trở thành nhu cầu bình thường hàng ngày. ở những khu đơ thị thì du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong những ngày cuối tuần, những ngày nghỉ để lấy lại cân bằng sinh thái của nhịp sống đã bị phá vỡ do sự cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Theo nhận xét của tổ chức du lịch thế giới ( WTO) ,những năm gần đây người dân đi du lịch nhiều
hơn ,thực hiện những chuyến đi hành trình ngắn ngày hơn .Ranh giới giữa thị trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch nội địa của các nuớc trên thị trường thế giới, đang có xu hướng xố dần. Ttrong khu vực Châu á-Thái Bình Dương, tương lai của ngành du lịch cũng có những diễn biến rất sôi động .Lượng khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài ngày càng tăng, mặc dù từ tháng 1-tháng8 năm 2003,Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch sars nhưng lượng khách du lịch ra nước ngoài vẫn đạt 11,84 triệu lượt, tăng 15%so vơối cùng kỳ năm 2002 . Lượng khách ấn Độ ra nước ngoài được đánh giá là đông nhất thế giới, người dân ấn Độ cũng rất quan tâm đến những chương trình tuyên truyền, quảng bá về du lịch của các quốc gia khác trên thế giới.
Theo hội đồng du lịch thế giới WTTC ( World Travel and Tourism Council) thì hàng năm ngành du lịch đóng góp trên 2500 tỷ USD vào tổng thu nhập hay 5,5% của nền kinh tế thề giới. Hàng năm du lịch cũng thu hút trên 112 triệu việc làm hay cứ 15 người làm việc trên thế giới thì có một người làm việc trong ngành du lịch.
Hoà vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch thế giới, du lịch Việt Nam cũng là một bộ phận của du lịch thế giới nên nó cũng chịu ảnh hưởng của xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu. Việt Nam coi du
là khoảng 592.000 lượt và 8,5 triẹu lượt khách nội địa . Đến năm 2002, Việt Nam đã đón được 2,6 triệu lượt khách quốc tế và 13 triệu lượt khách nội địa. Mục tiêu của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được xác định đến năm 2010 là đón được 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế (tăng gấp 3 lần so với năm 2002) và 20-25 triệu lượt khách nội địa (tăng gấp 2 lần so với năm 2000 ), thu hút thêm khoảng 100.000 lao động trực tiếp và 1 triệu lao động gián tiếp cho xã hội, đưa tổng sản phẩm du lịch đạt khoảng 6% tổng GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cho thời kỳ 2001-2010 đạt 11,5-12%/năm.
Năm 2000, với sự thành cơng của chương trình “ Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” cùng với đó là sự hoạt động trở lại của hệ thống khách sạn, nhà hàng đã tạo ra một bước ngoặt mới trong tiến trình phát triển du lịch của Việt Nam. Nó tạo đà cho sự phát triển của du lịch trong những năm tiếp theo.
Năm 2002, ngành du lịch đã khởi động một loạt các chủ trương, đi sâu vào những vấn đề cốt lõi của phát triển du lịch trong thời gian tới từ năm 2004 – 2010. Trước hết là việc tiếp tục quán triệt kết luận 179-TP /TW của Bộ chính trị về phát triển du lịch trong tiến trình đổi mới bằng hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện ngành du lịch tăng trưởng liên tục. Trong 3 năm từ 1999, mỗi năm tăng 700.000 lượt khách quốc tế và tăng 2,5 triệu lượt khách nội địa.
Xu thế hợp tác trong kinh doanh du lịch đã tạo cho Việt Nam đầy triển vọng, với truyền thống 4.000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có nền văn hóa phi vật thể còn lưu giữ trong các cơng trình kiến trúc, trong nghệ thuật ẩm thực...
Năm 2003, SEAGAME 22nd lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và Việt Nam đã đăng cai rực rỡ, điều này đã tạo cơ hội lớn để Việt Nam quảng bá sản phẩm của mình với bạn bè trong khu vực và trong thế giới. Năm 2003, du lịch Việt Nam đã không đạt được nhiều thành tích như năm 2002 nhưng nó lại là năm khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên dập tắt được dịch SARS sớm nhất thế giới và khu vực.
Năm 2004 là năm có vị trí quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm, năm có tính chất bức phá cả về chất và lượng, tạo đà cho việc thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững.
* Đối với thành phố Hà Nội.
Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước nên Hà Nội sẽ có được lợi thế để phát triển du lịch. Thực tế trong những năm gần đây, du lịch Hà Nội đã có sự tăng trưởng vượt bậc.
Năm 1997 Hà Nội đón được khoảng 391.000 lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu đạt 1.062 tỷ
trong công việc giao lưu với các tỉnh trong cả nước Hà Nội sẽ là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong những năm qua sự đóng góp của du lịch Hà Nội vào sự phát triển của kinh tế thành phố gia tăng đáng kể. Sự phát triển của hệ thống nhà hàng, khách sạn trong các khu du lịch, khu vui chơi giải trí đã làm cho Hà Nội có một diện mạo hấp dẫn, sinh động hơn.
Hà Nội có lợi thế về tiềm năng du lịch. Vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố đến năm 2010 đều có chủ trương đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thập niên đầu của thế kỷ 21, xứng đáng với tiềm năng to lớn của Hà Nội.
Trong chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam trong “ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995- 2010” trong đó Hà Nội được xác định là đầu mối phân phối khách du lịch lớn của cả nước. Hà Nội là một cực quan trọng của tam giác tăng trưởng về du lịch ở phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Với mục tiêu phát triển du lịch, Hà Nội đặt ra là năm 2010 Hà Nội thu hút khoảng 3400- 3900 ngàn lượt khách quốc tế và doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.882,7 triệu USD.
Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên lượng khách du lịch đến Việt Nam và Hà Nội có nhiều biến đổi. Quý I năm 2004, Việt Nam đón được 743.478 lượt khách du lịch quốc tế, tăng 4,3 % so với cùng kỳ
năm 2003. Thị trường khách chủ yếu là: khách Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, úc...trong đó thị trường khách Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đạt 84.220 lượt khách và tăng 34,5% so với năm 2003. Trong thị trường Hà Nội, lượt khách du lịch đến Hà Nội đạt 875.000 lượt khách đạt 21% kế hoạch trong năm đó, khách du lịch quốc tế 175.000 lượt, đạt 18,4% kế hoạch năm, khách du lịch nội địa đạt 600.000 lượt khách đạt 22% kế hoạch năm, thu nhập từ du lịch ước tính đạt 900 tỷ đồng trong đó doanh thu nhà hàng, khách sạn đạt 400 tỷ đông.