7. Kết cấu của luận văn
1.2. Quy định pháp luật về BHYT tại Việt Nam
1.2.1. Đối tượng tham gia BHYT
Nhìn lại lịch sử từ khi hình thành tới nay, BHYT đã trải qua hơn 30 năm từ khi chính sách BHYT bắt đầu được thử nghiệm thí điểm “áp dụng thử
chế độ bảo hiểm sức khỏe” từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước,
đối tượng tham gia BHYT ở nước ta không ngừng được tăng lên cả về quy mô và thành phần tham gia theo từng năm. Với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về lộ trình hướng tới BHYT tồn dân, BHYT đã được ghi nhận tại các văn kiện của Đảng và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật về BHYT, từ hai hình thức bắt buộc và tự nguyện, hiện nay chính sách về BHYT đã quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc.
Trên cơ sở Luật BHYT năm 2014 [19] và Nghị định 146/2018/NĐ-CP [1] hiện nay đối tượng tham gia BHYT được chia làm 6 nhóm, cụ thể:
Thứ nhất, nhóm người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng
Đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm NLĐ và NSDLĐ cùng đóng được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật BHYT năm 2014 [19] và Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP [1] theo đó nhóm đối tượng này gồm: NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; Cán bộ, công chức, viên chức; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Đây là nhóm đối tượng cơ bản có tính truyền thống, chiếm số đơng trong xã hội và là nhóm đối tượng truyền thống của BHYT không chỉ ở Việt Nam mà cả nhiều nước trên thế đặt mục tiêu bao phủ đầu tiên. Bởi lẽ, những người thuộc nhóm đối tượng này đang trong độ tuổi lao động sản suất, là lực lượng chủ đạo trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, việc gặp rủi ro về sức khỏe ở những người này là điều khó thể tránh khỏi trong quá trình lao động, nên họ cần được bảo vệ và CSSK. Mặt khác, đây là nhóm đối tượng có nguồn thu nhập ổn định, việc đóng phí BHYT đối với họ sẽ dễ dàng
21 và thuận lợi hơn những người khác trong xã hội.
Thứ hai, nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật BHYT năm 2014 [19] và Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP [1] nhóm do tổ chức BHXH đóng gồm: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức, lao động hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ; NLĐ nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành; NLĐ nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ở nhóm này, tại khoản 2 Điều 12 Luật BHYT năm 2014 có quy định cả người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, tuy nhiên hiện nay tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP [1] đã chuyển đối tượng này sang nhóm đối tượng do NSNN đóng.
Nhóm đối tượng do tổ chức BHXH đóng chiếm số lượng đông đảo trong xã hội với mục đích nhằm đảm bảo việc bảo vệ và CSSK cho những người không còn khả năng lao động hoặc bị mất việc làm. Chi phí đóng BHYT được BHXH đài thọ, nguồn đóng phí này BHXH trích từ tiền hoạt động kinh doanh của quỹ BHXH, chính vì vậy tỷ lệ người tham gia BHYT ở nhóm này thường là cao nhất so với các nhóm đối tượng khác.
Thứ ba, nhóm do ngân sách nhà nước đóng
Nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng tại nước ta hiện nay được pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật BHYT năm 2014 [19] và Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP [1] gồm những người có cơng với cách mạng, xây dựng đất nước và những người “yếu thế” trong xã hội khơng có khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động.
Đối tượng tham gia BHYT của nhóm này là những người được sự ưu tiên của Nhà nước, bởi vì họ là những người có cơng trực tiếp hoặc gián tiếp với xã hội và đất nước hoặc những người khó khăn, khơng có khả năng lao
22
động. Nhà nước đưa ra chính sách này nhằm mục đích tri ân cơng ơn của những người có cơng với cách mạng, đã góp cơng sức của mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngồi ra, Nhà nước cịn đóng cho người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa… nhằm đảm bảo công bằng cho mọi người dân đều có quyền được CSSK bản thân, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Nhà nước ta. Mặt khác, với thế hệ tương lai ở nhóm đối tượng này là trẻ em dưới sáu tuổi, Nhà nước cũng quan tâm đầu tư CSSK, bởi các em là trụ cột của nước nhà, sức khỏe được chăm sóc đầy đủ thì các em mới có đầy đủ thể chất, tinh thần cống hiến cho quốc gia mai sau.
Thứ tư, nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Đây là nhóm đối tượng mà theo các quy định cũ tham gia BHYT với hình thức tự nguyện. Hiện nay, sau khi Luật BHYT năm 2014 [19] được ban hành tại khoản 4 Điều 12 và Nghị định 146/NĐ-CP [1] có hiệu lực thi hành tại Điều 4, những người thuộc nhóm đối tượng này có trách nhiệm phải tham gia BHYT. Nhóm này gồm các đối tượng như: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Học sinh, sinh viên; Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
Trên thực tế, đây là những đối tượng có điều kiện hồn cảnh kinh tế khó khăn, nếu phải đóng tồn bộ chi phí BHYT thì thường sẽ khó có khả năng đóng. Thực tiễn cho thấy, đây cũng là nhóm đối tượng khó phát triển ở nhiều địa phương tại nước ta. Vì vậy, các quy định hiện hành quy định phí tham gia BHYT của nhóm đối tượng này được Nhà nước hỗ trợ một phần, nhằm giúp họ có đủ khả năng để tham gia và hưởng quyền lợi từ BHYT, góp phần ASXH và vì mục tiêu BHYT tồn dân.
Thứ năm, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
Đây là bước đi quan trọng và đột phá của Đảng và Nhà nước ta, là tấm lưới để mọi đối tượng trong xã hội đều có thể tham gia BHYT, nhằm hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân. Những đối tượng thuộc nhóm đối tượng này được quy định mới tại Luật BHYT năm 2014 và quy định cụ thể hơn theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP [1] bao gồm những người thuộc
23
hộ gia đình có tên trên hộ khẩu, sổ tạm trú, trừ các đối tượng đã quy định ở các nhóm khác... Tuy nhiên, để phù hợp với Luật cư trú năm 2020 quy định về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, thì khái niệm hộ gia đình tham gia BHYT đã được sửa đổi bổ sung. Do đó, hiện nay nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
Phần lớn những người ở nông thôn và một bộ phận không nhỏ những NLĐ tự do chưa có ý thức tham gia BHYT, thì quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình được coi là một biện pháp mạnh mẽ, tăng độ bao phủ của BHYT. Trên xu thế phát triển chung, chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao, kéo theo đó là chi phí dịch vụ y tế ngày càng cao, gánh nặng về tài chính lên các thành viên khác khi trong gia đình có người ốm đau, bệnh tật là không hề nhỏ. Việc tham gia BHYT sẽ giúp các thành viên trong gia đình được yên tâm hơn về việc được CSSK của bản thân và những thành viên khác.
Thứ sáu, nhóm người sử dụng lao động đóng
Đây là những đối tượng được Nghị định 146/2018/NĐ-CP [1] quy định bổ sung và mở rộng so với Luật BHYT năm 2014 [19]. Những người thuộc nhóm đối tượng này là các thân nhân của những người đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phịng và an tồn xã hội cho đất nước. Bởi lẽ, những người đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phịng và an tồn xã hội ln phải là lực lượng tiên phong đi đầu trong công cuộc bảo vệ đất nước kể cả trong thời chiến và thời bình. Việc họ có đủ thời gian, sức lực để có điều kiện chăm lo sức khỏe cho những người thân của mình là một điều khó thực hiện. Trên cơ sở đó, Nhà nước quy định bổ sung nhóm tham gia BHYT do NSDLĐ đóng mà đối tượng hướng tới là thân nhân những người đang phục vụ trong quân đội, cơng an, cơ yếu… nhằm mục đích tạo sự an tâm công tác, thực hiện nhiệm vụ cho những người đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc, đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội.
Như vậy, qua nghiên cứu các quy định về đối tượng tham gia BHYT ở sáu nhóm đối tượng trên ta có thể thấy đối tượng tham gia BHYT ngày càng
24
được mở rộng và đã bao phủ gần như mọi đối tượng trong xã hội. Sự điều chỉnh kịp thời về đối tượng tham gia BHYT của Nghị định 146/2018/NĐ-CP [1] đã đáp ứng được nhu cầu về chăm sóc y tế của đại bộ phận dân cư, đảm bảo thực hiện tinh thần BHYT toàn dân mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới.