Yêu cầu hoàn thiện pháp luật BHYT

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm y tế ở việt nam từ thực tiễn tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật BHYT

Một là, hoàn thiện các quy định pháp luật BHYT đảm bảo việc thực thi

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT toàn dân.

Từ những thành tựu đã đạt được từ khi BHYT ra đời cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã nhìn nhận BHYT là một chính sách ASXH lớn cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nhằm hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân. Trên cơ sở đó, Đảng ta đã khẳng định và đưa ra quan điểm chỉ đạo, đường lối, chủ trương hướng tới BHYT tồn dân thơng qua các văn kiện tại các kỳ họp nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 23/2/2005 Bộ Chính trị đã thơng qua Nghị quyết số 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, quan điểm chỉ đạo là “Phát triển

BHYT tồn dân, nhằm từng bước đạt tới cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế” [4]. Sau đó, ngày 22/11/2012 Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết số 21-NQ/TW, tinh thần quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết về BHYT là một trong những chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột của hệ thống ASXH, thể hiện tiến bộ công bằng xã hội, đảm bảo ổn định phát triển bền vững kinh tế - xã hội và phát triển đất nước, trên cơ sở đó mở rộng và hồn thiện chế độ, chính sách BHYT để phù hợp với tình hình mới phát triển của đất nước [5]. Trên quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã có những điều chỉnh kịp thời và nhanh chóng bằng việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 68/2013/QH13 [20]. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 20/3/2013 phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020, cùng với hàng loạt các văn bản khác của các Bộ Ngành liên quan. Đến nay, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục

62

tiêu đề ra tại Nghị quyết số 21-NQ/TW [5] Do đó mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số như Nghị quyết 20-NQ/TW [3] đặt ra là hồn tồn có khả thi.

Từ các quan điểm chỉ đạo, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với chính sách BHYT, có thể thấy việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật BHYT, đảm bảo việc thực thi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT toàn dân từ thực tiễn thực hiện Luật BHYT hiện hành là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra trong tình hình mới hiện nay.

Hai là, hoàn thiện các quy định pháp luật BHYT đảm bảo khắc phục

những bất cập còn tồn tại và tiếp thu các thành tựu BHYT của thế giới áp dụng vào chính sách BHYT ở nước ta.

Bên cạnh thành quả đã đạt được từ việc thực hiện pháp luật về BHYT hiện nay. Qua thực tiễn thực hiện các hoạt động BHYT tại các địa phương trên cả nước, đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập nhất định như một số văn bản hướng dẫn còn thiếu rõ ràng, đồng bộ, chồng chéo với các văn bản quy phạm pháp luật khác, gây lúng túng, khó khăn trong q trình thực hiện cho các ban ngành ở địa phương ở các hoạt động như: Phạm vi hưởng BHYT, mức hưởng BHYT, tổ chức KCB BHYT, thanh toán BHYT… Do đó, yêu cầu đặt ra là các quy định pháp luật BHYT phải hướng tới khắc phục những bất cập còn tồn tại trong pháp luật BHYT hiện hành, đảm bảo khắc phục những vướng mắc, khó khăn trong q trình thực hiện pháp luật về BHYT là thực sự cần thiết.

Ngoài ra, ở những nước tiên tiến trên thế giới, quá trình phát triển BHYT tồn dân đã đạt được nhiều thành tựu vượt trội, việc đúc kết và học hỏi các giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHYT từ các nước đã thành công sẽ giúp con đường đi tới BHYT tồn dân ở nước ta được nhanh chóng và thuận lợi. Vì vậy, hồn thiện các quy định pháp luật BHYT trên cơ sở tiếp thu các thành tựu từ chính sách, pháp luật BHYT của thế giới, áp dụng vào chính sách, pháp luật BHYT tại nước ta cũng là một yêu cầu đặt ra cần được quan tâm để con đường đi tới BHYT toàn dân ở nước ta sớm được hoàn thành.

63

các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của hệ thống y tế quốc gia

Q trình hồn thiện pháp luật BHYT phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo đồng bộ với khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư y tế, trình độ y khoa… của hệ thống y tế trong nước. Bởi lẽ, một chính sách BHYT chỉ phát triển được khi điều kiện kinh tế - xã hội ở đất nước đó phát triển. Pháp luật về BHYT nếu khơng bao quát được hết, không đồng bộ và khai thác được các lợi ích tối đa mà hệ thống y tế có thể mang lại sẽ tạo nên sự lãng phí nguồn lực từ xã hội. Bên cạnh đó nếu pháp luật về BHYT về chế độ hưởng của người tham gia BHYT vượt quá khả năng cung cấp dịch vụ CSSK của dịch vụ y tế thì các quy định về BHYT sẽ là hình thức, khơng thực tiễn. Do đó, để hồn thiện các quy định pháp luật BHYT cần phải phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kết hợp hài hòa, đồng bộ với khả năng cung ứng của hệ thống dịch vụ y tế đất nước.

Bốn là, hoàn thiện các quy định pháp luật BHYT đảm bảo quyền được

CSSK của con người, đáp ứng nhu cầu KCB và CSSK của nhân dân

Như đã biết quyền được CSSK là một trong những quyền con người thiêng liêng được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận trong các Tuyên ngôn về quyền con người và trong các bản Hiến định. Ở Việt Nam, nhà nước là của dân, do dân và vì dân, từ đó Đảng và Nhà nước ln xác định sức khỏe của người dân là điều kiện cơ bản nhất để phát triển con người, xã hội và xem việc đảm bảo quyền được CSSK của người dân là một quyền cơ bản của con người. Tại văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta là Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám chữa bệnh. Các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng bị nghiêm cấm”. Do đó, sức khỏe của người dân được Nhà nước ta bảo vệ và không phân biệt địa vị, giàu nghèo, dân tộc, tơn giáo… đều có quyền bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế. Vì vậy, hồn thiện các quy định pháp luật BHYT phải dựa trên cơ sở đảm bảo quyền con người là quyền được CSSK, các quy định pháp luật phải tạo

64

điều kiện để mọi người dân trong xã hội đều có khả năng, điều kiện được

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm y tế ở việt nam từ thực tiễn tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)