Khái quát tình hình kinh tế xã hội và cơ quan thực hiện BHYT

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm y tế ở việt nam từ thực tiễn tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và cơ quan thực hiện BHYT

BHYT

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Thường Xuân - Vị trí địa lý và đặc điểm dân cư - Vị trí địa lý và đặc điểm dân cư

Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hố, được thành lập năm 1837 (năm Minh Mạng thứ XVIII) với tên gọi Châu Thường, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đổi tên là huyện Thường Xuân. Cách thành phố Thanh Hóa 54 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc. Phía Tây giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An và 17 km đường biên giới giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào. Phía Đơng giáp huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn. Phía Nam giáp huyện Như Xuân và Như Thanh.

Huyện Thường Xuân có tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, theo số liệu thống kê năm 2016 tổng diện tích đất tự nhiên huyện Thường Xuân là 110.717,35 ha trong đó diện tích đất nơng nghiệp chiếm 99.685,48 ha, diện tích đất phi nơng nghiệp 9.551,83 ha, diện tích đất chưa sử dụng 1.480,04 ha. Địa hình tồn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống Đơng và Nam. Có nhiều dãy núi như Chịm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442 m so với mặt nýớc biển. Ðịa hình bị chia cắt bởi các sông: Sông Khao, sông Chu, sơng Đặt, sơng Đằn. Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ. Các xã vùng cao chủ yếu là ruộng bậc thang không chủ động tưới tiêu, bị rửa trôi mạnh. [26]

Theo báo cáo kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm; Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 tồn huyện có 15 xã, 01 thị trấn với 124 thôn, khu phố (có 9 xã thuộc khu vực III; 4 xã khu vực II; trong đó có 13 xã có thơn đặc biệt khó khăn); Tổng dân số là 95.663 người; Gồm 3 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 56,1%; dân tộc Mường chiếm 3,4% và dân tộc Kinh chiếm 40,5%. Dân cư phân bố không đều, tập trung phần lớn ở vùng giữa và vùng thấp. Còn một số bộ phận nhỏ một số hộ gia

45

đình sống theo du canh, du cư do việc giải phóng mặt bằng làm các nhà máy thủy điện, khi di chuyển tới nơi ở mới khơng thích hợp, người dân lại quay lại nơi ở cũ để dựng các lều lán tạm tại các khu vực lòng hồ thủy điện [6]. Tổng số hộ gia đình là 22.877 hộ; tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 1.653 hộ chiếm tỷ lệ 7,23%; tổng số hộ cận nghèo là 6.964 hộ, chiếm tỷ lệ 30,44% [24].

- Tình hình kinh tế - xã hội và lao động

Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và cả nước song vẫn ở mức thấp so với mức tăng trưởng của tỉnh và đang từng bước chuyển dịch theo hướng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, thương mại. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 18,4%; Cơ cấu các ngành kinh tế lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 27,9%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 40,2%, Thương mại và dịch vụ chiếm 31,9%. [23]

Tổng thu ngân sách huyện, xã thực hiện năm 2019 đạt 891,8 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách huyện, xã năm 2019 là 830, 5 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản năm 2019 ước đạt 1.237,8 tỷ đồng, đạt 94,2 % kế hoạch đề ra, bằng 108,81% so với cùng kỳ năm 2018; Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng năm 2019 đạt 1.782,6 tỷ đồng, bằng 126,66% so với năm 2018, đạt 109,6% kế hoạch; Tổng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ năm 2019 đạt 1.410,9 tỷ đồng, bằng 117,8% so với cùng kỳ, đạt 102% kế hoạch, thương mại hai chiều với nước bạn Lào đạt 289,2 triệu đồng. [23]

Tổng số doanh nghiệp tính đến thời điểm 30/11/2019 là 68 doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp tư nhân nhỏ, ngành nghề hoạt động chủ yếu là chế biến sản phẩm từ keo, quế; Xây dựng; Du lịch; Kinh doanh giống cây trồng nông – lâm nghiệp và may mặc [25].

Về tình hình lao động trên địa bàn huyện người dân chủ yếu người dân làm nông – lâm nghiệp, du lịch, lao động tự do thường xuyên đi làm ăn xa ở các tỉnh, thành phố đô thị khác và một phần nhỏ xuất khẩu lao động sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… Lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên

46

có 65.529 người, chiếm 68,5% dân số tồn huyện, lực lượng lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên có việc làm dự kiến 56.600 người, chiếm 86,3% lực lượng trong độ tuổi lao động, trong đó lao động nơng – lâm nghiệp, thủy sản chiếm 69,2%, phi nơng nghiệp chiếm 31,8%. Thu nhập bình qn đầu người tới tháng 10/2019 khoảng 30 triệu đồng/người/năm [7].

Về chính sách ASXH trên địa bàn, huyện Thường Xuân đã thực hiện, giải quyết kịp thời chế độ chính sách, đảm bảo ASXH, đời sống của đại bộ phận nhân dân cơ bản ổn định, liên tục được cải thiện qua các năm. BHXH thực hiện đầy đủ và đúng quy định chế độ BHXH cho các đối tượng. Thực hiện việc in và cấp phát thẻ y tế kịp thời cho các đối tượng đạt chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm.

Bên cạnh những thành tựu kinh tế, xã hội kể trên huyện Thường Xuân vẫn còn là một trong bảy huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa, trình độ văn hóa của người dân cịn chưa cao, đặc biệt là những người dân sống ở những vùng cao các xã trên địa bàn huyện. Tỷ lệ diện tích đất nơng nghiệp và cuộc sống người dân dựa vào nơng nghiệp cịn lớn. Cơng tác cải cách hành chính chưa được quan tâm đúng mức, việc áp dụng công nghệ thông tin, quản trị mạng tại cấp huyện, cấp xã còn quá nghèo nàn, chưa phát huy được hiệu quả.

2.1.2. Cơ quan thực hiện BHYT - BHXH huyện Thường Xuân - Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Thường Xuân - Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Thường Xuân

BHXH huyện Thường Xuân được thành lập năm 1995 với quy mô gồm 14 cán bộ, viên chức và NLĐ, trong đó: Nam là 07 người, nữ là 07 người; Trình độ đào tạo: Đại học: 12 người, cao đẳng: 02, trung cấp 01 người, trình độ VH 12/12 là: 01 người; Đảng viên: 09 người.

Cơ cấu tổ chức BHXH Thường Xuân được chia thành 6 bộ phận chun mơn giúp Giám đốc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh Thanh Hóa, gồm: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính; Bộ phận quản lý thu BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN, BHTN; Bộ phận quản lý và giải quyết chế độ chính sách; Bộ phận Kế toán và quản lý chi BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN, BHTN; Bộ phận Giám định chi KCB BHYT; Bộ phận quản lý cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

47

Ngoài ra cịn có một số cán bộ, nhân viên làm cơng tác hành chính, văn thư, kho quỹ, bảo vệ - tạp vụ. Tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể: Chi bộ Bảo hiểm xã hội huyện: Trực thuộc Đảng bộ huyện Thường Xn; Cơng đồn cơ sở Bảo hiểm xã hội huyện: Trực thuộc Liên đoàn LĐ huyện; Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Trực thuộc Huyện đoàn; Phụ nữ, Cựu chiến binh cơ quan.

- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tại huyện Thường Xuân

Vị trí, chức năng: BHXH huyện Thường Xuân là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thanh Hóa có trụ sở tại khu 2 Thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; Quản lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn huyện Thường Xuân theo quy định. BHXH huyện Thường Xuân chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện Thường Xuân, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và trụ sở riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn: BHXH huyện Thường Xuân được quy định cụ

thể tại Điều 6 Quyết định số: 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2020 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, được nhóm theo các nhóm nhiệm vụ, cụ thể: 1. Xây dựng trình Giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển BHXH huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình cơng tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt; 2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; 3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh; 4. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở KCB BHYT theo quy định; 5. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của BHXH huyện;

48

6. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT theo quy định; 7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT. 8. Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHTN, BHYT cho các tổ chức, cá nhân tham gia; 9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định; 10. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; 11. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn; 12. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thơng tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT cho NLĐ, NSDLĐ hoặc khi NLĐ, NSLDLĐ, tổ chức cơng đồn u cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 13. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thơng tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức; 14. Quản lý viên chức, NLĐ của BHXH huyện; 15. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của BHXH tỉnh; 16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao.

Trong quá trình thực hiện, căn cứ hướng dẫn của BHXH tỉnh, BHXH huyện Thường Xuân đã tích cực tham mưu cho Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cấp ủy chính quyền địa phương triển khai thực hiện công tác BHYT cụ thể như: Tham mưu cho UBND huyện phê duyệt Quyết định về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 - 2020 cho các xã, thị trấn phấn đấu thực hiện; Tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo lập danh sách hộ gia

49

đình tham gia BHYT; Kế hoạch Tổ chức, triển khai lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT. Đồng thời tổ chức họp Ban chỉ đạo thống nhất nội dung phân công cho từng thành viên Ban chỉ đạo; Tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thanh, kiểm tra, đơn đốc và khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT trên địa bàn quản lý.

Ngoài ra, BHXH huyện Thường Xuân còn thường xuyên chủ động thống kê, tổng hợp và đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 21- NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Ban thường vụ huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn huyện và Chương trình hành động của UBND huyện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT ở các cơ quan, đơn vị để báo cáo, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và của BHXH tỉnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm y tế ở việt nam từ thực tiễn tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)