Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong việc

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm y tế ở việt nam từ thực tiễn tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong việc

việc thực hiện pháp luật BHYT tại huyện Thƣờng Xuân

Bên cạnh những thành tựu kết quả đạt được trong công tác thực hiện pháp luật về BHYT. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc thực hiện pháp luật về BHYT ở Thường Xuân vẫn còn xảy ra một số tồn tại, hạn chế nhất định, cụ thể:

Một là, về công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT còn chậm ở đối tượng học sinh và hộ gia đình tự đóng:

Tỷ lệ bao phủ BHYT ở huyện Thường Xuân năm 2017, 2018 và năm 2019 lần lượt là 86,57%, 87,78%, 87,05%, kết quả này đã đạt và hoàn thành kế hoạch do BHXH tỉnh đề ra, nhưng về mặt bằng chung so với các huyện khác trên địa bàn cả nước vẫn còn thấp hơn.

Còn gần 13% dân số trên địa bàn huyện Thường Xuân chưa tham gia BHYT chủ yếu rơi vào các nhóm đối tượng khó phát triển và cũng là khó khăn chung trên cả nước như những NLĐ tự do, hộ gia đình làm nơng – lâm nghiệp, một số hộ gia đình du canh, du cư và một số người thường xuyên đi ra nước ngoài lao động tại Trung Quốc… Điển hình như tại xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân ở khu vực ven Hồ Cửa Đặt hiện có hơn 15 gia đình đang sinh sống bằng nghề chài lưới, đánh cá; những hộ gia đình này thường xuyên di chuyển khơng có nhà cửa cố định tại một địa điểm mà thường xuyên di chuyển và để kiếm sống nên rất khó để tiếp cận và phát triển thẻ BHYT đối với những hộ này. Số đối tượng do NSNN đóng và hỗ trợ đóng có xu hướng giảm do tác động từ việc thay đổi cơ chế chính sách và các dự án hỗ trợ một phần kinh phí cho người tham gia BHYT đã hết hạn và chưa có sự thống nhất về nguồn kinh phí này. Hàng năm, việc phát triển tăng số lượng tham gia BHYT của đối tượng học sinh và gia đình cịn tương đối chậm.

Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển chậm đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn huyện là do tình hình kinh tế, đời sống của người dân trên địa bàn

57

huyện cịn nhiều khó khăn, thu nhập bình qn đầu người hàng tháng trên địa bàn huyện thấp; Nhận thức một số bộ phận NLĐ, NSDLĐ về các chế độ chính sách, pháp luật về BHYT chưa đầy đủ, dẫn tới việc người dân không hiểu rõ và không tham gia BHYT đặc biệt ở nhóm đối tượng hộ gia đình tự đóng.

Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT trên địa bàn huyện chưa thực sự đạt hiệu quả do huyện có địa bàn rộng, trình độ dân trí của một số bộ phận người dân cịn thấp, dân cư chủ yếu làm nơng, lâm nghiệp và do nguồn kinh phí dành cho cơng tác tun truyền còn hạn hẹp, nên người dân chưa có cách nghĩ, thói quen dự phòng khi ốm đau.

Hai là, về giải quyết chế độ quyền lợi hưởng BHYT, trong cơng tác

KCB BHYT cịn chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK của người dân

Nhìn chung, trên địa bàn huyện Thường Xuân, các trạm y tế xã, thị trấn đã có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác KCB, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu KCB chăm sóc sức khỏe cho những người tham gia BHYT. Điển hình tại các xã vùng ven giáp biên giới như xã Bát Mọt, xã Yên Nhân, xã Xuân Chinh, xã Xuân Lộc là các xã cách xa trung tâm huyện, đường đi lại khó khăn, cơ sở vật chất tại trạm y tế xã rất nghèo nàn, chỉ bố trí 01 phịng khám đã xuống cấp, 01 giường bệnh và khơng có máy móc kỹ thuật để phục vụ việc KCB…

Đối với bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân, bên cạnh một số y bác sỹ có tay nghề, cịn phần lớn y bác sỹ là những người trẻ mới ra trường nên trình độ cịn hạn chế, trình độ chun môn KCB so với khu vực thành phố và các huyện đồng bằng khác còn thấp. Cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị cịn nghèo nàn khơng đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu KCB cho người dân. Ngoài ra, do huyện Thường Xuân giáp ranh với nhiều huyện lân cận, theo quy định pháp luật những người tham gia BHYT ở những huyện giáp ranh vẫn có thể KCB tại các cơ sở y tế ở địa bàn lân cận mà quyền lợi hưởng vẫn được đảm bảo, do đó Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải do số giường bệnh ít khơng đủ đảm bảo khi có dịch bệnh hoặc khi số người KCB tăng đột biến. Bên cạnh đó, do việc cho phép thơng

58

tuyến ở tuyến huyện nên số lượng người tới KCB tại trạm y tế xã, thị trấn không lớn làm tăng số lượng KCB BHYT tại bệnh viện đa khoa huyện tăng cao.

Hàng năm số lượng người tham gia KCB BHYT tăng, tuy nhiên số lượng giám định viên giám định BHYT cịn rất ít ỏi với biên chế 01 người, việc phải giám định rất nhiều hồ sơ đã gây ra áp lực lớn cho giám định viên. Mặt khác, giám định viên không được đào tạo qua chuyên môn y dược, việc này dẫn tới tình trạng người khơng có chun mơn ngành y nhưng lại giám định ngành y là khơng đảm bảo chính xác tuyệt đối trong kết quả giám định.

Ba là, vẫn cịn tình trạng nợ đóng BHYT:

Như số liệu nợ đóng BHYT tại bảng 2.3 tình trạng nợ đóng BHYT năm 2017 là 276.300.000 đ, năm 2018 là 38.000.000 đ và năm 2019 là 4.063.000đ. Trong đó có một số cơng ty nợ lớn kéo dài như: Công ty TNHH sản xuất gỗ công nghiệp Dokota nợ năm 2017 82.000.000đ; Công ty TNHH sản xuất lâm sản Lê An nợ đọng năm 2017 là 62.000.000đ... Nguyên nhân của việc nợ đóng là do một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện vì lợi ích kinh tế, nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về trách nhiệm của mình mà khơng thực hiện đúng các quy định pháp luật về BHYT, cố ý chậm hoặc khơng nộp phí BHYT cho NLĐ, một số doanh nghiệp đã ngừng sản xuất, tuyên bố phá sản, NLĐ bị nợ lương ảnh hưởng tới việc đóng BHYT của bản thân và gia đình. Mặt khác, lực lượng cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về BHYT của cơ quan BHXH huyện Thường Xuân còn mỏng, trong khi các quy định pháp luật về chế tài, biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về BHYT chưa thực sự đủ sức răn đe.

Bốn là, về công tác quản lý, tổ chức thực hiện pháp luật về BHYT còn

để xảy ra sai sót, cơng tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật BHYT cịn chưa đạt hiệu quả:

Trong những năm qua, thẻ BHYT được cấp phát bằng giấy đã và đang tạo ra nhiều bất cập trong việc bảo quản, quá trěnh sử dụng cho người tham gia BHYT như dễ bị mất, bị rách, hỏng… đặc biệt đối với những người thường xuyên cần tới dịch vụ KCB BHYT thì việc sử dụng thẻ BHYT thường xuyên dẫn tới việc bong chóc, mờ mực hay hư hỏng trên thẻ ảnh hưởng trực

59

tiếp tới việc làm thủ tục KCB BHYT. Việc mỗi người tham gia BHYT đều có mã vạch in trên thẻ, nhưng thẻ BHYT khơng có ảnh thì người tham gia BHYT phải xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh của mình khi làm thủ tục KCB BHYT cũng gây nhiều phiền toái, bất tiện và mất thời gian.

Về phía BHXH huyện Thường Xuân hàng năm vẫn xảy ra tình trạng in sai, in thiếu sót thơng tin như ngày sinh, họ tên… của người tham gia BHYT do lỗi của cán bộ phụ trách, dẫn tới việc phải in lại làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia. Bên cạnh đó việc gia hạn, in lại, cấp thẻ mới bằng giấy cho người tham gia BHYT hàng năm với số lượng lớn cũng gây ra lãng phí khơng cần thiết và thời gian, đây là vấn đề tồn tại, hạn chế chung của pháp luật về BHYT ở nước ta hiện nay. Do đó, cần thiết phải có giải pháp để thay thế loại hình thẻ BHYT bằng giấy cịn nhiều tồn tại và hạn chế hiện nay.

Việc phối hợp giữa BHXH huyện Thường Xuân với các phòng ban của Ủy ban nhân dân huyện, xã vẫn chưa thực sự nhịp nhàng và thống nhất trong công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách về BHYT trên địa bàn huyện, khi triển khai thực hiện đạt kết quả chưa cao như mong đợi, dẫn tới việc một số bộ phận người dân vẫn chưa hiểu và chưa nhận thức được hết lợi ích khi tham gia BHYT, vì thế chưa tin tưởng để tham gia BHYT đặc biệt đối với nhóm đối tượng hộ gia đình.

Qua cơng tác quản lý, tổ chức BHXH Thường Xuân vẫn còn các tồn tại một phần nguyên nhân là do chính sách BHYT hiện nay vẫn cịn vướng mắc ở một số chế độ, vì theo quy định của pháp luật cịn chưa đầy đủ hoặc chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời dẫn đến các cơ quan BHXH Thường Xuân lúng túng trong khâu công tác tổ chức thực hiện, làm ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người dân.

60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thường Xuân là một huyện miền núi có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm so với các thành phố, huyện khác trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, mức thu nhập bình quân đầu người chưa cao đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT của địa phương.

Qua việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cơ quan BHXH huyện Thường Xuân đã đạt được nhiều thành tích, kết quả đáng khen ngợi trong việc phát triển mở rộng đối tượng tham gia BHYT, thu chi BHYT, thủ tục KCB BHYT, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, xử lý vi phạm và giải quyết chế độ cho người dân trên địa bàn huyện. Quyết tâm thực hiện chính sách BHYT theo Nghị quyết của bộ chính trị, quốc hội, chính phủ và kế hoạch chỉ tiêu đề ra của BHXH tỉnh Thanh Hóa… đã và đang tạo ra nhiều phản hổi tích cực từ phía người dân, tạo sự tin tưởng về lợi ích của BHYT mang lại.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tích, kết quả đã đạt được, BHXH huyện Thường Xuân trong quá trình thực hiện pháp luật về BHYT còn để xảy ra một số tồn tại hạn chế như: Việc phát triển đối tượng tham gia BHYT ở học sinh và hộ gia đình tự đóng BHYT, nợ đóng BHYT, cơng tác KCB BHYT, cơng tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật… Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay từ thực tiễn thực hiện pháp luật BHYT ở huyện Thường Xuân cần có các biện pháp để hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHYT ở huyện Thường Xuân trong tương lai.

61

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

HIỆN TẠI HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm y tế ở việt nam từ thực tiễn tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)