năng thanh tốn cao sẽ có xu hướng cơng bố nhiều thơng tin hơn như là một tín hiệu về hoạt động hiệu quả cho người chủ sở hữu.
1.2. Pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nƣớc
1.2.1. Khái niệm pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước nhà nước
Hoạt động cơng bố thơng tin của doanh nghiệp nói chung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp, thông tin được coi là “tai, mắt của quản lý”. Trước hết thông tin về hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho lợi ích của bản thân doanh nghiệp, giúp cho những người quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những quyết định quản lý kịp thời chính xác. Tiếp nữa là giúp cho đại diện chủ sở hữu nhà nước nắm được hoạt động của doanh nghiệp để có những biện pháp quản lý có hiệu quả. Các thơng tin này cịn giúp ích cho các đối tác trong việc quyết định lựa chọn các giao dịch thương mại với doanh nghiệp. Thực tiễn đã chứng minh rất nhiều doanh nghiệp, kể cả những tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới bị phá sản vì vi phạm chế độ công bố thông tin. Chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay được quy định chủ yếu tại Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014. Nghị định số 81/2015/NĐ-CP quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay nghị định 81/2015/NĐ-CP được thay thế bằng Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên nội dung về công bố thông tin của Doanh nghiệp Nhà nước khơng có nhiều thay đổi.
Do đó, có thể hiểu Pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin
19