4 Điều 21 Nghị định 7/2021/NĐ-CP
2.1.3. Nội dung các thông tin do doanh nghiệp nhà nước công bố
2.1.3.1. Thông tin định kỳ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước phải định kỳ công bố các thông tin sau đây:
(i) Chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Ở các nước khác nhau trên thế giới mục tiêu đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thể khác nhau trong từng thời kỳ, phục vụ chiến lược của doanh nghiệp. Nhà nước có thể đầu tư vốn vào doanh nghiệp để duy trì ngành sản xuất cốt lõi hoặc mang tính chất dịch vụ cơng phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp; nhà nước có thể đầu tư vốn vào doanh nghiệp mang tính chất độc quyền hay khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước; nhà nước đầu tư vốn để giải cứu doanh nghiệp trên bờ vực phá sản có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước… Do đó, mỗi doanh nghiệp nhà nước đều đóng vai trị quan trọng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhà nước giúp nhà nước giải quyết các vấn đề đặt ra.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp nhà nước phải soạn thảo, trình bày những chiến lược này tại cơ quan đại diện chủ sở hữu như bộ quản lý, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc hiện nay là Ủy ban quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trước ngày 30 tháng 9 của năm đầu tiên trong xây dựng chiến lược. Dựa trên bản đệ trình đó, đại diện chủ sở hữu nhà nước chấp thuận, phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 của năm đó.
Sau khi được chấp thuận, phê duyệt, doanh nghiệp nhà nước thực hiện công bố chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ đó và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố theo quy định. Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, chiến lược phát triển của doanh nghiệp được thực hiện công bố trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày chiến lược phát triển doanh nghiệp được chấp thuận, phê duyệt.
29
(ii) Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp
Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp Nhà nước được xây dựng, báo cáo đại diện chủ sở hữu trước ngày 30 tháng 9 của năm đầu tiên kỳ xây dựng kế hoạch.
Kế hoạch này được cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định, nghiên cứu, phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 cùng năm.
Doanh nghiệp thực hiện công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển này trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cơng bố theo quy định.
Ngồi các quyền năng cơ bản mà pháp luật quy định cho tất cả các chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp có những đặc điểm đặc thù so với việc quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ thể đầu tư khác không phải nhà nước. Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn ngân sách nhà nước nên việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này bị ràng buộc bởi những quy định chặt chẽ của pháp luật, chịu sự giám sát trực tiếp của các cơ quan đại diện nhân dân (Quốc hội) và thông qua một thiết chế giám sát tài chính đặc biệt đối với ngân sách (Kiểm toán nhà nước). Tuy nhiên, trên thực tế việc thiết lập và vận hành một cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả để giám sát nguồn vốn đầu tư tại doanh nghiệp vẫn là điều khó khăn nhất, là bài tốn khó giải đối với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đặc biệt là các quốc gia trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam.
Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tuyệt đối không thực hiện hoạt động quản lý hàng ngày của doanh nghiệp mà chỉ nên tạo ảnh hưởng gián tiếp thông qua các biện pháp và cơng cụ như: Hình thành hệ thống báo cáo về việc giám sát và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; hợp tác chặt chẽ với kiểm toán độc lập và các cơ quan kiểm tra đặc biệt của Nhà nước; tham
30
gia bằng quyền chi phối đối với việc bổ nhiệm cán bộ quản lý doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo khung khổ pháp luật riêng, phải có quy định pháp luật rõ ràng, minh bạch về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý, v.v.
(iii) Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp
Tương tự như chiến lược phát triển của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm được doanh nghiệp nhà nước xây dựng dự thảo, đệ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước theo các nội dung đã được quy định.
Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt, doanh nghiệp nhà nước thực hiện công bố kế hoạch trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp đồng thời gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố theo quy định. Thời hạn công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp không muộn hơn ngày 31 tháng 3 của năm thực hiện kế hoạch.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải góp phần bảo đảm và nâng cao hiệu quả hoạt động cho cơ quan quản lý điều hành tại doanh nghiệp. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp phải đầy đủ vai trò của một cơ quan định hướng chiến lược và giám sát việc điều hành doanh nghiệp; được giao một cách rõ ràng về các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp và có quyền tự chủ hồn tồn trước chủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác (nếu có). Hội đồng quản trị có nghĩa vụ đối xử công bằng với tất cả các chủ sở hữu. Cơ cấu của HĐQT có thể có các thành viên chuyên trách, không chuyên trách, nhưng tại các DNNN do Nhà nước chi phối hoàn toàn, cần giảm thiểu số lượng thành viên được bổ nhiệm theo phương thức hành chính nhà nước cũng như số lượng thành viên từ Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp. Chủ tịch HĐQT cần có các thẩm quyền
31
quan trọng để thực hiện vai trị của mình và tách khỏi bộ máy điều hành kinh doanh trực tiếp
(iv) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm và 3 năm gần nhất tính đến năm báo cáo
Tương tự như những báo cáo được đề cập ở trên, báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất phải được thực hiện theo chu kỳ. Doanh nghiệp thực hiện công bố trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất, đồng thời gửi báo cáo tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố theo quy định. Thời hạn công bố và gửi báo cáo trước ngày 20 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện báo cáo.
(v) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;
Doanh nghiệp phải xây dựng báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp theo các nội dung quy định.
Thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước bao gồm các chính sách liên quan đến người lao động như chính sách lương, thưởng, đề bạt, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng,… Chính sách này tốt giúp tuyển dụng và đào tạo nhân sự, trong đó có những nhân sự đảm nhiệm kiểm soát nội bộ, đạt yêu cầu, phát huy tác dụng địn bẩy khuyến khích kiểm sốt viên nội bộ nâng cao tính hiệu lực của thủ tục kiểm soát khi vận hành trên thực tế. Chính sách quản trị tốt cũng khích lệ người lao động làm tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hiện thực hóa mục tiêu và kế hoạch của đơn vị. Chính sách đãi ngộ cần bảo đảm tương xứng với mức độ mà người lao động đóng góp vào mục tiêu của đơn vị, cần kịp thời và cần phù hợp với mục tiêu của người lao động. Trong doanh nghiệp, người lao động có mục tiêu chủ yếu là thu nhập, do đó đãi ngộ nên được thực hiện chủ yếu theo hình thức vật chất. Có thể kết hợp đãi ngộ trong ngắn hạn với đãi ngộ trong dài hạn để phát
32
huy nỗ lực của người lao động trong dài hạn, giảm thiểu khả năng về các hoạt động có tác dụng tích cực trong ngắn hạn nhưng tiêu cực trong dài hạn.
Doanh nghiệp thực hiện công bố trước ngày 20 tháng 6 của năm liền sau năm báo cáo. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước phải công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp.
(vi) Báo cáo tài chính 6 tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp
Cho dù có trình độ nghiệp vụ cao, cho dù có quyền lực điều hành doanh nghiệp…thì cũng khơng phải mọi tổ chức, cá nhân đều có thể tự kiểm tra, đánh giá xem bản Báo cáo tài chính – Báo cáo quyết tốn một năm kinh doanh đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân mình hay chưa. Do đó, doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng báo cáo tài chính sáu tháng và báo cáo tài chính năm theo các nội dung quy định và phải được kiểm toán. Đồng thời gửi các báo cáo này đến cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện công bố theo quy định, trước ngày 31 tháng 5 của năm liền sau báo cáo tài chính.
Những thơng tin này do doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước phê duyệt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ (http://www.business.gov.vn) sau khi nhận được chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
2.1.3.2. Thông tin bất thường của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và công bố công khai các thông tin bất thường khi xảy ra một trong các sự kiện sau:
33
- Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
- Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến kinh doanh của công ty;
- Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc bất kỳ giấy phép, giấy chứng nhận khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
- Thay đổi người quản lý công ty, gồm thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch cơng ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Kế tốn trưởng, trưởng phịng tài chính kế tốn;
- Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với một trong số các người quản lý doanh nghiệp;
- Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
- Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập, hoặc bị từ chối kiểm tốn báo cáo tài chính;
- Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thối vốn đầu tư tại các cơng ty khác.
Khi xảy ra một trong các trường hợp trên, doanh nghiệp phải công bố trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Thời hạn báo cáo các thông tin bất thường cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư là không muộn hơn 24 giờ và thời hạn công khai các thông tin bất thường là không muộn hơn 36 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự
34 kiện. kiện.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện công bố các thông tin bất thường của doanh nghiệp trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi nhận được báo cáo của doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện công bố các thông tin bất thường của doanh nghiệp trên cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ (http://www.business.gov.vn) ngay sau khi nhận được báo cáo của doanh