Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (Trang 59 - 63)

4 Điều 21 Nghị định 7/2021/NĐ-CP

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

68/2014/QH13. Do vậy, cần thiết phải điều chỉnh quy định rõ đối tượng phải thực hiện công bố thông tin và nội dung công bố thông tin phù hợp với đối tượng là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp số 59/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, tại Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), việc minh bạch hóa trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quy định rất cụ thể. Theo đó, khi có yêu cầu bằng văn bản của một bên khác (quốc gia khác), một bên phải kịp thời cung cấp các thông tin sau liên quan tới một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc một doanh nghiệp nhà nước độc quyền với các thông tin cơ bản như tỷ lệ cổ phần, chức danh của người quản lý, doanh thu hàng năm, tổng tài sản trong 3 năm gần nhất, các hình thức miễn trừ, báo cáo tài chính hàng năm đã kiểm tốn.

Do đó, để triển khai thực hiện nhiệm vụ này, việc hoàn thiện các quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với các quy định đang có, làm cơ sở thực hiện các nghĩa vụ của Việt Nam quy định tại Hiệp định CPTPP.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nƣớc bố thông tin của doanh nghiệp nhà nƣớc

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp nhà nước

(i) Thứ nhất, hoàn thiện quy định về thời điểm, hình thức và phương tiện cơng bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

Qua thực trạng công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, có thể thấy việc nhận biết doanh nghiệp nhà nước không thực hiện công bố thông tin, chậm công bố thông tin theo thời hạn do pháp luật quy định hiện nay là

53

khá khó khăn. Một phần do các trang web của doanh nghiệp nhà nước được thiết kế mục chứa các thông tin được công bố khác nhau, một phần do trang thông tin điện tử của doanh nghiệp nhà nước không hiển thị thời điểm thông tin được đăng tải.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, cần quy định doanh nghiệp nhà nước phải trực tiếp công bố thông tin trên trang thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều này có thể tạo ra những lợi ích khá rõ ràng như thông tin của các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp theo một trình tự giống nhau, với cách thức truy cập, tìm kiếm cũng giống nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể dễ dàng tìm kiếm và so sánh thơng tin giữa các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng dễ dàng thu thập được số liệu doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện công bố thông tin qua trang thông tin của Bộ, từ đó xác định được các doanh nghiệp nhà nước không công bố thông tin theo quy định.

Cách thức này hiện nay cũng đang được áp dụng tại Hàn Quốc. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước tại Hàn Quốc sẽ thực hiện công bố thông tin trên trang web http://www.alio.go.kr – hệ thống thông tin mở trên nền tảng internet về các tổ chức công đã được tạo lập tại Hàn Quốc vào năm 20055. Còn ở Trung Quốc, mặc dù hệ thống công bố thông tin ở cấp độ quốc gia chỉ có thể được đăng tải thơng tin bởi các cơ quan có thẩm quyền, nhưng một số hệ thống cơng bố thông tin ở cấp độ địa phương như Bắc Kinh cho phép các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp đăng tải thông tin6.

Đồng thời, khi đã quy định doanh nghiệp nhà nước trực tiếp thực hiện đăng tải thông tin trên trang thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì trang thơng tin của Bộ cần được thiết kế hiển thị thời điểm thông tin được đăng tải,

5 Gregory Smith, Le Duy Binh, Jim Colvin, Transparency of State Owned Enterprises in Vietnam 6 HoganLovells, The Brand New Enterprise Information Public Disclosure System – More 6 HoganLovells, The Brand New Enterprise Information Public Disclosure System – More Transparency or Less? http://www.hoganlovells.com/files/Uploads/Documents/1095910-

The_Brand_New_Enterprise_Information_Public_Disclosure_System__More_Transparency_or_Less .pdf truy cập ngày 08/10/2020

54

góp phần tăng cường tính minh bạch trong việc thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, trong lĩnh vực công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, pháp luật cũng yêu cầu tổ chức là đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử có hiển thị thời gian đăng tải thông tin. Qua đó, tạo thuận lợi nhất định trong việc phát hiện và xử phạt các doanh nghiệp chậm công bố thông tin theo quy định, tăng cường tính răn đe đối với các doanh nghiệp có ý định trì hỗn cơng bố thơng tin.

(ii) Thứ hai, tăng mức độ chế tài đối với vi phạm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

Để doanh nghiệp nhà nước có thể chấp hành tốt các quy định về công bố thơng tin thì cần thiết phải đưa ra chế tài xử phạt nghiêm khắc mang tính răn đe, nhất là khi các doanh nghiệp này rất chậm chạp và thờ ơ trong việc công bố thông tin như hiện nay. Điều 27 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ có quy định phạt tiền tối đa là 15 triệu đồng đối với doanh nghiệp vi phạm quy định về công bố thông tin. Tuy nhiên, việc phạt tiền các doanh nghiệp nhà nước sẽ không mang lại kết quả, vì tiền của các doanh nghiệp này là tiền của dân, và do đó sẽ khơng có tác động đến quyết định cơng khai thơng tin của doanh nghiệp.

Muốn đẩy mạnh việc cơng bố thơng tin cần phải có những chế tài đủ mạnh để quy trách nhiệm đối với ban lãnh đạo của doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp khơng cơng khai hố, minh bạch hóa thơng tin. Giải pháp này đã được nhắc trong Nghị định 81/2015/NĐ-CP dưới hình thức kỷ luật từ hạ bậc lương đến buộc thôi việc và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý hình sự đối với người quản lý doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp công bố thông tin không đầy đủ, không kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sản xuất kinh doanh hoặc gây thất thốt vốn Nhà nước… Có thể thấy rằng chế tài về xử phạt đều đã có, nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn vi phạm các quy định về công bố thông tin. Do đó, cần quyết tâm rất lớn từ phía Chính phủ

55

trong việc nghiêm khắc đưa các doanh nghiệp nhà nước vào lề lối thực hiện công bố thông tin đúng theo quy định. Đồng thời phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan đại diện Nhà nước quản lý doanh nghiệp có vi phạm quy định về cơng bố thơng tin.

(iii) Thứ ba, hồn thiện quy định về bảo đảm tính chính xác của thơng tin được công bố

Bên cạnh tính đầy đủ và kịp thời, một trong những yêu cầu khi công bố thông tin là bảo đảm tính chính xác của thơng tin được công bố. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, ngồi báo cáo tài chính phải được kiểm toán trước khi cơng bố, tính chính xác của các thơng tin khác được cơng bố hồn toàn phụ thuộc vào sự tự giác và trung thực của doanh nghiệp công bố thông tin. Do đó, trong thực tế, có thể xảy ra nhiều trường hợp như thông tin do doanh nghiệp nhà nước công bố thiếu sự rõ ràng, thiếu chính xác so với thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, vấn đề yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải giải trình về các thơng tin đã cơng bố được nhìn nhận như là một yêu cầu cấp thiết.

Liên quan đến vấn đề này, hiện nay trong Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã đề cập đến trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, trong trường hợp báo chí đăng tải thơng tin về vi phạm pháp luật có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, giải trình. Cơ quan báo chí có trách nhiệm đăng tải cơng khai nội dung giải trình trên báo. Trường hợp người có thẩm quyền kết luận về nội dung mà báo chí đăng là khơng đúng sự thật thì cơ quan báo chí phải cải chính, xin lỗi cơng khai trên báo và chịu trách nhiệm trước pháp luật (Điều 12 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018).

Nếu quy định này được chính thức thơng qua thì có thể được coi là một bước tiến hết sức quan trọng, một mặt ràng buộc trách nhiệm giải trình

56

của doanh nghiệp nhà nước liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, một mặt khuyến khích người dân chủ động trong việc thực hiện quyền được tiếp cận thông tin về doanh nghiệp nhà nước.

Ở Trung Quốc, để tăng cường tính chính xác của thơng tin được doanh nghiệp nhà nước công bố, pháp luật nước này quy định Cơ quan quản lý công nghiệp và thương mại cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đóng vai trị là người giám sát q trình cơng bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, cơ quan này sẽ không kiểm tra tất cả các thông tin được các doanh nghiệp nhà nước công bố, mà chỉ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên ít nhất 3% số doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của mình7.

Việc các thơng tin được cơng bố có khả năng bị kiểm tra bởi cơ quan nhà nước sẽ tạo áp lực nhất định khiến các doanh nghiệp nhà nước nỗ lực cơng bố các thơng tin một cách trung thực, chính xác. Đồng thời, với số lượng doanh nghiệp nhà nước bị kiểm tra là không lớn (3%), sẽ khơng tạo nhiều khó khăn đối với cơ quan nhà nước trong việc chuẩn bị nguồn lực để kiểm tra các thông tin được các doanh nghiệp nhà nước cơng bố. Thiết nghĩ, đây cũng có thể là một vấn đề mà Việt Nam có thể tham khảo và cân nhắc ban hành một quy định tương tự, nhằm tăng cường tính tự giác của doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm tính chính xác của các thơng tin được doanh nghiệp cơng bố. Tuy nhiên, trong bối cảnh ở Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý và giám sát quá trình thực hiện cơng bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước, do đó, việc thực hiện kiểm tra thông tin do các doanh nghiệp nhà nước công bố cũng nên do cơ quan này tiến hành. Cụ thể, có thể quy định định kỳ hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phụ trách việc kiểm tra các thông tin được công bố của ít nhất 5% tổng số doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)