U cầu hồn thiện pháp luật về cơng bố thông tin của doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (Trang 57 - 59)

4 Điều 21 Nghị định 7/2021/NĐ-CP

3.1. u cầu hồn thiện pháp luật về cơng bố thông tin của doanh nghiệp nhà nƣớc

LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

3.1. u cầu hồn thiện pháp luật về cơng bố thông tin của doanh nghiệp nhà nƣớc nghiệp nhà nƣớc

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về công bố công khai thông tin hoạt

động của doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước là chủ thể độc lập, có tư cách pháp lý rõ ràng, hoạt động kinh doanh. Đó chính là tiền đề kinh tế và pháp lý quan trọng nhất để doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại một cách độc lập, từ đó doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước trên thực tế thì rõ ràng pháp luật phải có những quy định cụ thể, minh bạch về công bố thông tin để doanh nghiệp nhà nước còn phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Hơn nữa, để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và bảo vệ lợi ích của mình với tư cách là chủ sở hữu, nhà nước cần thiết phải thực hiện hoạt động giám sát. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước cần phải chú trọng hoàn thiện các quy định về giám sát việc sử dụng vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước. Đó vừa đảm bảo được yêu cầu khách quan xuất phát từ chức năng quản lý nhà nước với doanh nghiệp, vừa đảm bảo được yêu cầu bảo vệ lợi ích của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu.

51

Thứ hai, tạo ra khung pháp lý chung, thống nhất về việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, đáp ứng yêu cầu quản trị hiện đại và cam kết hội nhập quốc tế.

Bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay như: sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài; yêu cầu hoàn thiện mơi trường pháp lý… Vì thế, để doanh nghiệp nhà nước có thể phát triển, cạnh tranh trong bối cảnh mới, trọng tâm là phải hồn thiện chính sách pháp luật theo các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế tốt nhất; góp phần phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam; chủ động hội nhập quốc tế mà trước mắt là khu vực ASEAN.

Để thực hiện mục tiêu hội nhập, Việt Nam đã tham gia Dự án “Liên kết giao dịch ASEAN” (Asean Trading Link) - một phần chiến lược thống nhất thị trường 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, và là một trong sáu thành viên đầu tiên (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán ASEAN với 30 cơng ty có vốn hóa lớn nhất trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tham gia thị trường này, địi hỏi các chính sách pháp luật phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của khối ASEAN, trong đó có các quy định về quản trị công ty, công bố thông tin, đặc biệt công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần…; đồng thời bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nâng cao tính minh bạch, nhằm tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực, qua đó tăng khả năng thu hút vốn cũng như tiếp thị thương hiệu của công ty.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp

nhà nước phải cụ thể hoá các quy định về yêu cầu công bố thông tin tại Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 và Hiệp định CTPPP.

52

Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định thống nhất khái niệm doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, đối tượng phải thực hiện các quy định về doanh nghiệp nhà nước sẽ khác so với các quy định tại Luật số 68/2014/QH13. Do vậy, cần thiết phải điều chỉnh quy định rõ đối tượng phải thực hiện công bố thông tin và nội dung công bố thông tin phù hợp với đối tượng là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp số 59/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, tại Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), việc minh bạch hóa trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quy định rất cụ thể. Theo đó, khi có yêu cầu bằng văn bản của một bên khác (quốc gia khác), một bên phải kịp thời cung cấp các thông tin sau liên quan tới một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc một doanh nghiệp nhà nước độc quyền với các thông tin cơ bản như tỷ lệ cổ phần, chức danh của người quản lý, doanh thu hàng năm, tổng tài sản trong 3 năm gần nhất, các hình thức miễn trừ, báo cáo tài chính hàng năm đã kiểm tốn.

Do đó, để triển khai thực hiện nhiệm vụ này, việc hoàn thiện các quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với các quy định đang có, làm cơ sở thực hiện các nghĩa vụ của Việt Nam quy định tại Hiệp định CPTPP.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)