7 Điề u4 Quy định số 6 của Cơ quan quản lý công nghiệp và thương mại Trung Quốc ngày 19/8/2014 về Các biện pháp tạm thời kiểm tra ngẫu nhiên thông tin được doanh nghiệp công bố
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước
sau:
- Về nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước. Một số nguyên tắc khi xây dựng, cập nhật quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước như yêu cầu về nội dung phù hợp, chính xác, kịp thời, hiệu quả; tận dụng nguồn dữ liệu sẵn có; hạn chế việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu; ưu tiên mục tiêu sử dụng dài hạn và dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Về quản lý, khai thác thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước. Các thông tin của doanh nghiệp nhà nước được công khai trên Cổng thông tin doanh nghiệp; đồng thời quy định việc quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy chế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
- Về kinh phí xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước. Các nguồn kinh phí bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn viện trợ, tài trợ và các nguồn khác.
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước tin của doanh nghiệp nhà nước
(i) Thứ nhất, nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước về công bố thông tin.
58
Bên cạnh các chế tài xử phạt mang tính răn đe thì việc nâng cao ý thức của các doanh nghiệp nhà nước trong việc công bố thông tin là yếu tố cần thiết. Nhận thức được trách nhiệm công bố thông tin là điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn của Nhà nước và cũng là của toàn dân để thực hiện hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh đó đóng vai trị quan trọng và xương sống không chỉ của nền kinh tế quốc dân mà của cả đời sống xã hội. Thực tế cho thấy ý thức chấp hành cũng như tự giác công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua là rất thấp.
Việc nâng cao ý thức có thể thực hiện thông qua các cuộc họp, hội thảo giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy được vốn của Nhà nước, tiền của dân cũng chính là tài sản của chính bản thân họ đã đóng góp vào, do đó phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng hợp lý và công khai minh bạch thông tin. Giải pháp liên quan đến nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc công bố thơng tin có thể sẽ gặp nhiều khó khăn vì nó sẽ liên quan đến các nhóm lợi ích trong các doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, để thay đổi tư duy và nhận thức là điều không phải dễ, nhất là khi nó đã có tính hệ thống và tiền lệ như từ trước đến nay. Để thực hiện có hiệu quả địi hỏi phải có một q trình và sự nỗ lực từ nhiều phía. Khi các doanh nghiệp Nhà nước ý thức được trách nhiệm của họ đối với tài sản chung của Nhà nước và của nhân dân thì doanh nghiệp này sẽ chủ động công bố thông tin và chấp hành tốt các quy định.
(ii) Thứ hai, tăng cường quản lý việc công bố thông tin của các doanh nghiệp Nhà nước
Công tác quản lý và giám sát các doanh nghiệp nhà nước là rất cần thiết không chỉ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà cả việc công bố thông tin. Điều này giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu (Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, địa phương) có thơng tin đầy đủ phục vụ cho
59
việc đưa ra ý kiến chỉ đạo và đáp ứng nhu cầu giám sát của người dân và các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy rằng mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước còn rất thấp và các doanh nghiệp nhà nước địa phương cơng bố ít thơng tin hơn các doanh nghiệp nhà nước là Tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Ngành. Điều này thể hiện công tác quản lý và trách nhiệm đôn đốc việc công bố thông tin của các cơ quan đại diện chủ sở hữu còn nhiều thiếu sót và chưa nghiêm túc, đặc biệt là ở cấp tỉnh, thành phố và địa phương.
Các doanh nghiệp nhà nước không công bố thông tin hoặc cơng bố khơng đầy đủ thì trách nhiệm đầu tiên là thuộc về người quản lý trực tiếp điều hành doanh nghiệp đó, tiếp đến là người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu. Do đó, cần đơn đốc và nhắc nhở các doanh nghiệp nhà nước về việc nghiêm túc thực hiện công bố thông tin và yêu cầu các doanh nghiệp này định kỳ phải báo cáo, đánh giá, kiểm điểm, giải trình về tình hình thực hiện các quy định về cung cấp thông tin. Để có thể mang lại sự khởi sắc trong việc công bố thông tin cho doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi các cơ quan đại diện chủ sở hữu, cụ thể là người đứng đầu phải chỉ đạo, giám sát một cách chặt chẽ và kiên quyết, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và nhân dân về việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước mà mình quản lý.
(iii) Thứ ba, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp
Công tác quản trị doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động của đơn vị và góp phần minh bạch thông tin. Quản trị doanh nghiệp sẽ làm giảm chi phí đại diện và bất cân xứng thơng tin giữa chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước sự bất cân xứng thông tin là khá lớn khi người chủ sở hữu là toàn dân và Nhà nước nắm bắt được rất ít thơng tin so với người quản lý doanh nghiệp. Do đó, vấn đề quản trị trong doanh nghiệp nhà nước cần được xem xét điều chỉnh và đổi mới một cách hợp lý. Cụ thể:
60
Tách biệt giữa Chủ tịch công ty/Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc. Sự tách biệt giữa Chủ tịch công ty/Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc sẽ đảm bảo sự chuyên biệt, độc lập và khách quan trong việc điều hành doanh nghiệp.
Hiện nay trong rất nhiều doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước địa phương Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên đảm nhận cả vị trí trong Ban Giám đốc. Điều này sẽ làm giảm chức năng giám sát cũng như tính khách quan của Chủ tịch công ty và Hội đồng thành viên. Đồng thời, trách nhiệm cơng bố thơng tin có thể khơng được thực hiện nghiêm túc vì lợi ích của một số cá nhân.
Tăng cường vai trò của Ban kiểm sốt. Ban Kiểm sốt đóng vai trị quan trọng trong hoạt động quản trị tài chính của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Ban kiểm sốt thay cơ quan đại diện chủ sở hữu giám sát hoạt động của Ban giám đốc và có tính độc lập khá cao. Tuy nhiên, rất nhiều những sai phạm gần đây của các doanh nghiệp nhà nước đã đặt ra câu hỏi về vai trò của Ban kiểm sốt trong các doanh nghiệp này. Do đó, một điều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nhà nước là Ban kiểm soát cũng như các kiểm soát viên cần phải làm việc theo nguyên tắc giám sát trên tinh thần xây dựng, vì lợi ích của chủ sở hữu, xử lý linh hoạt. Kiểm soát viên cần phối hợp chặt chẽ với người đại diện vì chỉ có người đại diện mới có thể có quyền hạn đưa ra những quyết định xử lý. Chỉ có như vậy thì hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mới có hiệu quả và thông tin mới đảm bảo được sự công khai và minh bạch.
(iv) Thứ tư, hồn tất các báo cáo cần cơng bố
Khác với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước cần phải công bố 9 loại thông tin định kỳ tương ứng với 9 loại báo cáo và kế hoạch. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước cơng bố cịn thiếu rất nhiều loại báo cáo theo quy định, nên việc lập và hoàn thiện các báo cáo sẽ giúp các doanh
61
nghiệp nhà nước chủ động công bố thông tin đầy đủ và đúng thời gian quy định. Đồng thời cũng giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo kịp thời. Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước có hướng dẫn, đưa ra bố cục và các nội dung cần phải có trong từng loại báo cáo. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước cần hồn tất việc lập các báo cáo theo quy định một cách nghiêm túc.
(v) Thứ năm, nâng cao vai trị của truyền thơng trong việc đẩy mạnh công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Truyền thơng đóng vai trị rất quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến người dân trong xã hội. Các thông tin chính xác và kịp thời về các doanh nghiệp nhà nước chỉ đến được với người dân nhờ báo chí, truyền thơng; sức ép của xã hội đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng chủ yếu được thực hiện thông qua phương tiện thơng tin đại chúng. Báo chí cũng là một kênh thơng tin quan trọng, phản ánh thực trạng đời sống kinh tế, trong đó bao gồm tình hình sức khỏe của doanh nghiệp tới các cơ quan quản lý. Thời gian qua, báo chí cũng như truyền thơng đã thể hiện rõ vai trò là cầu nối quan trọng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Để có thể thấy được thực trạng yếu kém, thiếu minh bạch trong hoạt động công bố thông tin cũng như các sai phạm khác của doanh nghiệp nhà nước, cần có sự đóng góp rất lớn từ phía truyền thơng. Từ đó tạo áp lực cũng như sức ép cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghiêm túc việc cung cấp thơng tin. Chính vì vậy mà các cơ quan truyền thơng cần phát huy hơn nữa vai trị của mình, đồng thời phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm, tránh sai sót trong q trình truyền đạt thơng tin. Để đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của thơng tin, địi hỏi các cơ quan cũng như phương tiện truyền thông cần phải hoạt động độc lập, khách quan tránh sự chi phối, tạo áp lực từ các bên trong việc đưa tin. Do đó, tiến trình minh bạch hóa, cơng khai hóa thơng tin của các doanh nghiệp nhà nước để được hiệu quả cao địi hỏi phải có sự đóng góp rất lớn từ phía truyền thơng.
62
Kết luận chƣơng 3
Trong chương ba, tác giả đã đưa ra một số lý do mà doanh nghiệp nhà nước cần phải cơng bố thơng tin, đồng thời đề xuất các chính sách cũng như giải pháp nhằm đẩy mạnh việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Trong đó, cần chú trọng đến việc áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc quy định về công bố thông tin, đồng thời phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu quản lý doanh nghiệp đó. Ngồi ra, cần phải hồn thiện việc lập các loại báo cáo cần công bố theo quy định, tăng cường việc quản lý công bố thông tin, nâng cao vai trị của truyền thơng để tạo sức ép, thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước cung cấp thơng tin. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước liên quan đến yếu tố quản trị với mong muốn sẽ cải thiện được việc công bố thông tin của các doanh nghiệp này.
63
KẾT LUẬN
Minh bạch hóa thơng tin là địi hỏi tự thân mang tính khách quan của sự tồn tại và phát triển của thị trường nói chung. Hoạt động cơng bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước cần được pháp luật điều chỉnh phù hợp để thiết lập trật tự và ổn định thị trường. Là một bộ phận của pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, các quy định pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước đã góp phần rất lớn vào việc bảo đảm tính khách quan, cơng bằng và minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua khung pháp luật này vẫn chưa phát huy được hết vai trị của nó khi mà hoạt động cơng bố thơng tin cịn nhiều bất cập, các hành vi vi phạm pháp luật về công bố thông tin vẫn còn diễn ra phổ biến.
Thực trạng quản lý, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay có thể chịu sự tác động từ nhiều lý do khác nhau. Trong đó khơng thể không kể đến việc ảnh hưởng bởi sự hạn chế của pháp luật cũng như thực thi pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Việc tác giả phân tích chỉ ra những hạn chế, bất cập đã được đề cập trong luận văn này cho thấy, các quy định pháp luật về công bố thông tin cần được nghiên cứu chỉnh sửa phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin. Đồng thời pháp luật phải tạo thuận lợi cho các chủ thể có nghĩa vụ cơng bố thơng tin dễ dàng thực thi.
Luận văn đã chỉ rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện, đồng thời tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Những ý kiến, những đề xuất trong luận văn này góp một vài ý kiến nhỏ vào q trình hồn thiện pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
64