4 Điều 21 Nghị định 7/2021/NĐ-CP
2.2.2. Một số nhận xét đánh giá về thực trạng thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước
thông tin của doanh nghiệp nhà nước
(i) Những kết quả đạt được trong công tác công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước
Một là, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin trong 3 năm
thực hiện Nghị định số 81/2015/NĐ-CP đã tăng đáng kể, trong năm 2016, số lượng doanh nghiệp mới chỉ đạt khoảng 38%, năm 2017 khoảng hơn 44% và năm 2018, tỷ lệ này đã đạt hơn 70% số doanh nghiệp thuộc đối tượng công bố thông tin thực hiện.
46
nhà nước đã tạo ra sự minh bạch và công bằng trong xã hội, được dư luận, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đánh giá cao. Các báo cáo công bố thông tin đã tạo điều kiện cải thiện cho việc chia sẻ, minh bạch hóa thơng tin trong nội bộ doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan chủ sở hữu, giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; giúp dư luận và xã hội bước đầu có thể tiếp cận được các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Ba là, công khai công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước giúp
thuận lợi trong thực hiện giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả công bố công khai thông tin đã bước đầu giúp các cơ quan nhà nước có cơng cụ hữu ích trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, hạn chế tình trạng sử dụng vốn lãng phí, thất thốt, tham ơ...
(ii) Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong công tác công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước
Một là, một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện công bố thơng tin
cịn mang tính hình thức. Việc minh bạch thông tin tự nguyện chưa được thực hiện nghiêm túc; trách nhiệm công bố thông tin chưa được chú trọng. Các doanh nghiệp nhà nước chưa phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận liên quan thông qua quy chế nội bộ về công bố thông tin.
Hai là, tỷ lệ doanh nghiệp công khai công bố thông tin đã tăng theo
từng năm, tuy nhiên vẫn có doanh nghiệp chưa thực hiện công bố thông tin theo quy định. Đặc biệt, tại một số địa phương, hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện công bố thông tin, đặc biệt tại các công ty nông, lâm nghiệp, khai thác cơng trình thuỷ lợi, thuỷ nơng.
Ba là, thời gian thực hiện cơng bố thơng tin cịn chậm so với quy định
tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp chưa nghiêm túc thực hiện hoặc một số nội dung công bố thông tin phải báo
47
cáo cơ quan chủ sở hữu phê duyệt hoặc chấp thuận nên thời gian công bố thông tin quá hạn so với quy định.
Bốn là, các cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa thực hiện đầy đủ công
bố thông tin của các doanh nghiệp do mình làm đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP. Cụ thể, nhiều Bộ/địa phương chưa xây dựng chuyên mục riêng về công bố thông tin; chậm phê duyệt các nội dung công bố thông tin theo thẩm quyền; chưa thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về việc thực hiện công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Năm là, Nghị định số 81/2015/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể về việc
cơng bố thông tin qua mạng điện tử của doanh nghiệp và nội dung này mới được triển khai trong nghị định 47/2021/NĐ-CP. Trong 5 năm thi hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được các loại báo cáo công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước bằng bản giấy hoặc các file điện tử trên địa chỉ mail: info@business.gov.vn. Việc scan bản giấy hoặc tải các file điện tử để đăng lên Cổng thông tin doanh nghiệp rất thủ công, tốn nhiều thời gian, công sức nên hiệu quả không cao.
Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên và còn kém hiệu quả. Đây cũng là một khâu quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một chức năng thiết yếu của quản lý, nhưng cũng là tiền đề cho việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm có liên quan chặt chẽ tới việc thống kê vi phạm, mang ý nghĩa tích cực, giúp cho việc phát hiện, khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm. Mục đích của hoạt động này là nhằm phòng ngừa vi phạm, phân tích, đánh giá các vi phạm, tác động của các vi phạm và từ đó, có những kết luận, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình vi phạm. Kết quả của hoạt động
48
thanh tra, kiểm tra có thể là cơ sở chủ yếu cho việc xác định quan điểm, phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật và đường lối xử lý kịp thời trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hạn chế bớt các hậu quả phát sinh.
Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vi phạm trong việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước còn chồng chéo, bng lỏng hoặc cố tình làm khơng tốt dẫn đến kết quả là sự đánh giá tình hình vi phạm pháp luật công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước rất khó biết được chính xác. Điều này dẫn tới nhiều vụ việc khi phát hiện ra thì doanh nghiệp đã đổ bể, thiệt hại vô cùng lớn. Việc xử lý trách nhiệm pháp lý đối với công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước khi đó thực sự khó khăn.
Như vậy, việc ban hành Nghị định mới về công bố thông tin sẽ nhằm điều chỉnh các quy định hiện hành đảm bảo phù hợp với thực tiễn và khắc phục các hạn chế, tồn tại trong thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp Nhà nước nêu trên.
49
Kết luận chƣơng 2
Từ cơ sở lý luận được phân tích ở chương 1, trong chương 2 luận văn, tác giả trình bày quy định pháp luật hiện hành về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước cũng như thực tiễn áp dụng trong thời gian qua. Có thể thấy các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước đã và đang từng bước phát huy tác dụng, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực, bảo đảm việc doanh nghiệp nhà nước công khai thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, công tác công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong cả nước. Những bất cập trên là cơ sở tại chương 3 luận văn trình bày một số giải pháp khắc phục.
50
CHƢƠNG 3