Quy định của pháp luật việt nam về nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền sử

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 39 - 44)

chấp quyền sử dụng đất tại toà án nhân dân

Về cơ bản, trong tố tụng nói chung quy định các nguyên tắc giải quyết chung và các nguyên tắc đặc trưng của lĩnh vực tố tụng đó. Các nguyên tắc chung mà pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính … đều quy định, bao gồm: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc toà án xét xử tập thể, nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, ngun tắc tồ án xét xử cơng khai, nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử v.v... Trong tố tụng dân sự, BLTTDS năm 2015 quy định các nguyên tắc đặc trưng trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất như: Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, nguyên tắc hoà giải, nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh … Trong Luận văn này, tác giả khơng trình bày tồn bộ các ngun tắc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất với tư cách là một loại vụ án tranh chấp dân sự được đề cập trong BLTTDS năm 2015 mà chỉ đi sâu phân tích một số nguyên tắc đặc trưng của quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thơng qua Tồ án.

2.1.1. Nguyên tắc tự định đoạt của đương sự

Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2015 quy định về nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau:

“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong q trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội”.

Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại TAND. Trên cơ sở bảo hộ quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động sử dụng đất đúng pháp luật của các bên. Khi xảy ra tranh

chấp, các đương sự có quyền tự giải quyết với nhau, tự quyết định phương thức và nội dung giải quyết, Nhà nước chỉ tham gia giải quyết khi các đương sự có u cầu.

Trong q trình sử dụng đất, người sử dụng đất không những tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai mà họ cịn có quyền được tự do thoả thuận ý chí trong việc xác lập các giao dịch về quyền sử dụng đất như giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giao dịch về cho thuê quyền sử dụng đất và giao dịch về thừa kế quyền sử dụng đất v.v... Việc xác lập các giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất này hoàn toàn do các bên tự quyết định và được Nhà nước bảo hộ nếu không trái với những quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Vì vậy, khi phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất, một trong các bên hoặc các bên có quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngược lại, họ cũng có quyền từ bỏ quyền lợi của mình bị xâm phạm cho dù đã yêu cầu Nhà nước bảo vệ. Cơ quan tài phán không tự đưa các tranh chấp về quyền sử dụng đất của các bên ra xét xử, giải quyết mà phải có đơn khởi kiện của một trong các bên tranh chấp. Hơn nữa, pháp luật tố tụng cũng quy định rõ, Tòa án chỉ xem xét, giải quyết các vấn đề trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của đương sự, Tòa án không được quyền ra quyết định đối với các vấn đề vượt quá yêu cầu của đương sự. Tịa án phải tơn trọng quyền tự thỏa thuận, tự định đoạt tự nguyện, không vi phạm điều cấm pháp luật của đương sự. Khi các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết mọi vấn đề của vụ án mà không vi phạm điều cấm của pháp luật, Tịa án phải cơng nhận sự thỏa thuận đó của các đương sự và ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật và có giá trị như một bản án. Quyền tự định đoạt còn được thể hiện khi đương sự tham gia hoà giải ở Toà án, quyền rút đơn khởi kiện, quyền thay đổi nội dung đơn khởi kiện, quyền tự do lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau.

Nguyên tắc này được thể hiện trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng: Họ có thể khởi kiện hoặc khơng khởi kiện; trong q trình giải quyết vụ việc, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội các vấn đề liên quan đến vụ kiện. Việc thực hiện quyền năng này của đương sự

không chỉ dừng lại ở việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm mà còn được thực hiện cả trong các giai đoạn của quá trình thi hành bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật.

2.1.2. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ, chứng minh

Chứng cứ trong vụ án dân sự là những gì có thật được đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong q trình tố tụng hoặc do Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Chứng cứ, chứng minh trong trong TTDS đóng một vai trị rất quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án; để xác định chứng cứ nào là có thật, giúp cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan, đòi hỏi Kiểm sát viên và Thẩm phán phải có trình độ nghiệp vụ, có kiến thức xã hội và khả năng nhạy bén trong quá trình xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ và BLTTDS năm 2015 đã có những quy định phù hợp với thực tế, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Theo Điều 6 BLTTDS năm 2015, nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh được quy định như sau:

“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Tịa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”.

Nhiệm vụ của Tồ án trong TTDS nói chung, khi giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, làm sáng tỏ việc có hay khơng có, tồn tại hay khơng các sự kiện, các tình tiết mà các bên nêu ra. Chỉ khi nào các tình tiết, sự kiện được làm sáng tỏ, được xác định chính xác thì Tồ án mới có thể áp dụng pháp luật được chính xác để giải quyết vụ án.

Để Toà án chấp nhận yêu cầu của mình, đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ. Các bên đương sự cũng có quyền đưa ra chứng cứ để phản đối, chứng minh yêu cầu của bên kia là khơng có căn cứ. Tồ án sẽ khơng chấp nhận u cầu của các bên đương sự nếu u cầu đó khơng có căn cứ.

Việc nâng cao trách nhiệm tự chứng minh của các đương sự đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và khách quan. Đây chính là điểm khác biệt của BLTTDS năm 2015. Theo đó, BLTTDS năm 2015 quy định rõ nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về đương sự. Trong quá trình giải quyết vụ án đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án, nếu đương sự khơng nộp hoặc nộp khơng đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp khơng đầy đủ đó. Tồ án trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong các trường hợp pháp luật có quy định. Do tính chất đặc thù và quan trọng của nguyên tắc trên nên BLTTDS năm 2015 quy định về chứng minh và chứng cứ tại chương VII (từ Điều 91 đến Điều 110).

2.1.3. Nguyên tắc trách nhiệm hịa giải của Tồ án

Nguyên tắc hòa giải là một trong những nguyên tắc nổi bật của pháp luật dân sự nói chung, TTDS nói riêng. Trong đó, những tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về quyền sử dụng đất nói riêng pháp luật tơn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Các đương sự nếu thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết vấn đề thì Tịa án sẽ công nhận sự thỏa thuận đó, nên về cơ bản khi TAND tiến hành giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thì Tịa án sẽ hịa giải vụ án, nếu các bên thỏa thuận được với nhau thì TAND cơng nhận sự thỏa thuận đó của các bên.

Điều 10 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tịa án có trách nhiệm tiến hành hịa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Nếu như trong tố tụng hình sự khơng quy định về hồ giải, trong trường hợp có phần giải quyết về trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự thì các bên có thể thoả thuận với nhau nhưng khơng phải là thủ tục bắt buộc hoà giải. Trong tố tụng hành chính chỉ quy định Tồ án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết

vụ án, thì trong TTDS nói chung, việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất nói riêng quy định hồ giải là thủ tục bắt buộc.

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”12.

Thứ nhất, hịa giải phải tơn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải. Như vậy, khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn quyết định các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề của vụ án. Thứ hai, hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Khi tòa án tiến hành hòa giải để giải quyết vụ án dân sự ngoài yếu tố tự nguyện thỏa thuận của các đương sự thì việc tịa án hịa giải còn phải thỏa mãn các điều kiện: tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hịa giải; phạm vi hịa giải theo pháp luật quy định;

Thứ ba, hịa giải phải tích cực, kiên trì nhằm đạt được kết quả hịa giải. Tích cực để có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án, khơng để việc hịa giải kéo dài vơ ích khi khơng có khả năng hịa giải nhưng lại phải kiên trì giải thích cho đương sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết vụ án và đi sâu giải quyết các mắc mớ trong tâm tư tình cảm của họ.

Hịa giải được tiến hành với hầu hết các vụ án dân sự, trừ những trường hợp không hịa giải được, khơng được hịa giải và những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Ở đây tranh chấp quyền sử dụng đất là loại tranh chấp phải tiến hành hòa giải trừ trường hợp, những vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất phát sinh từ giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Đây chính là các giao dịch vơ hiệu nên khi giải quyết vụ án này tòa án sẽ giải quyết theo hướng tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vơ hiệu vì khi giao dịch vơ hiệu thì về mặt pháp lý quyền và nghĩa vụ của các bên không được nhà nước thừa nhận và bảo vệ nên Tịa án khơng thể tiến hành hịa giải được.

Thủ tục, trình tự hịa giải trong BLTTDS năm 2015 được quy định cụ thể, rõ ràng từ Điều 205 đến Điều 212. Hịa giải có vai trị tích cực để các bên giải quyết tranh chấp, giữ được hịa khí do vậy, TAND cần tăng năng lực và hiệu quả hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất trong triển khai thực hiện trên thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 39 - 44)