Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 71 - 109)

2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân tỉnh

2.3.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa nhân dân tỉnh

dân tỉnh Hưng Yên

2.3.2.1. Kết quả đạt được

Những năm gần đây, trong tổng số án dân sự được giải quyết tại TAND tỉnh Hưng Yên, số lượng tranh chấp quyền sử dụng đất diễn ra phức tạp, số lượng các vụ án gia tăng, tính chấp phức tạp, tranh chấp gay gắt, nhiều vụ việc kéo dài. Theo Báo cáo tổng hợp của TAND tỉnh Hưng Yên từ năm 2016-2020 số án tranh chấp quyền sử dụng đất được thụ lý và giải quyết như sau:

Bảng 2.1. Tranh chấp quyền sử dụng đất được giải quyết tại TAND tỉnh Hưng Yên từ 2016-2019

ĐVT: vụ

Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Thụ lý Thụ lý Thụ lý Thụ lý Thụ lý Tổng số 252 260 346 340 351 Đình chỉ 57 63 75 72 76 Công nhận thỏa thuận 27 15 29 32 42 Tạm đình chỉ 25 37 32 45 40 Đã giải quyết 130 133 194 180 181 Còn lại 15 12 16 11 12

Nguồn: TAND tỉnh Hưng Yên

Qua bảng 2.1. ta thấy, số lượng án tranh chấp quyền sử dụng đất ở Hưng Yên những năm qua (từ 2016-2020) được thụ lý là 1.549 vụ, đã giải quyết 818 vụ (chiếm 52,8%), án bị đình chỉ và tạm đình chỉ cũng khá nhiều, ngồi ra một số vụ đã hòa giải được và Tịa án cơng nhận sự thỏa thuận của các bên. Trong những năm qua, các vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất mà Tòa án hai cấp tỉnh Hưng Yên thụ lý giải quyết chiếm số lượng đáng kể trong tổng số vụ việc mà TAND các cấp của tỉnh Hưng Yên phải giải quyết. Các vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất mà Tòa án hai cấp tỉnh Hưng Yên thụ lý thường có tính chất phức tạp hơn các vụ án tranh chấp dân sự thông thường khác. Nhưng do chủ động nắm bắt tình hình, đề ra nhiều biện

pháp và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, trong đó chú trọng cơng tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm, cho cán bộ, công chức, cũng như tăng cường kiểm tra, phát động các phong trào thi đua gắn với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn... nên công tác xét xử các vụ việc tranh chấp dân sự nói chung cũng như cơng tác xét xử các vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng tại Tịa án hai cấp tỉnh Hưng Yên được đảm bảo, chất lượng xét xử các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất ngày càng được nâng cao, các vụ án hầu hết được giải quyết, xét xử trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Cơng tác hịa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất luôn được đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử quan tâm, thực hiện. Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác hịa giải, trong suốt q trình giải quyết loại vụ việc này, đội ngũ cán bộ, Thẩm phán được phân cơng của Tịa án hai cấp tỉnh Hưng Yên luôn triển khai, thực hiện.

Những vụ tranh chấp mà TAND tỉnh Hưng Yên đã thụ lý giải quyết về cơ bản có các loại tranh chấp sau đây:

+ Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất. + Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. + Tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. + Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

+ Đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm đất, lối đi chung...

Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Hưng Yên, một trong những tranh chấp phổ biến là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Tòa án các cấp tỉnh Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng giải quyết xét xử các loại vụ án, chú trọng việc tranh tụng tại phiên toà theo hướng thực chất, bảo đảm dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật. Cùng với công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án, trong năm TAND tỉnh đã chỉ đạo TAND hai cấp triển khai, thực hiện tốt Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày

16/3/2017 của Hội đồng Thẩm phán - TANDTC về việc công bố bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên Cổng thơng tin điện tử Tịa án.

Tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả giám sát giữa các các cơ quan tư pháp và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, Tòa án nhân dân tỉnh đã triển khai lắp đặt hệ thống truyền hình trực tiếp phiên tịa xét xử của TAND hai cấp, hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2018.

Qua việc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ về cải cách tư pháp đã góp phần hồn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ cải cách tư pháp trong hệ thống TAND nói chung và TAND hai cấp tỉnh Hưng Yên nói riêng.

Công tác tổ chức bộ tiếp tục được củng cố, tăng cường, đặc biệt là đối với TAND các huyện, thành phố để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Việc sử dụng, đánh giá, cán bộ công chức đảm bảo phù hợp sở trường, năng lực và yêu cầu của nhiệm vụ. Năm 2019, làm quy trình bổ nhiệm mới chức danh Thẩm phán trung cấp cho 01 đồng chí, Thẩm phán sơ cấp cho 02 đồng chí, bổ nhiệm lại Thẩm phán sơ cấp cho 01 đồng chí; bổ nhiệm 01 chức vụ Trưởng phịng TAND tỉnh, 03 chức vụ Chánh tòa chuyên trách; 05 chức vụ Chánh án TAND cấp huyện17.

Về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ, ln được lãnh đạo TAND tỉnh quan tâm. Trong năm đã cử đi học cao cấp lý luận chính trị 03 đồng chí, Trung cấp lý luận chính trị 12 đồng chí. Quyết định cử đi học nghiệp vụ Thẩm tra viên cho 06 đồng chí, Quyết định cử đi học lớp quản lý nhà nước cho 04 đồng chí.

Thực hiện tốt các chính sách về xã hội như các chế độ khen thưởng, nâng lương, chuyển xếp lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ cơng chức Tịa án hai cấp bảo đảm chính xác, đúng kỳ hạn; thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Tiếp tục thực hiện Nghị định 130-NĐ/CP ngày 17/10/2006 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, Lãnh đạo TAND tỉnh tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, quán triệt các văn bản

17 TAND tỉnh Hưng Yên (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm công tác 2020

hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao và xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc mua sắm và sử dụng tài sản công, chủ động triển khai đảm bảo chi tiêu các khoản kinh phí đúng quy định, khơng để xảy ra tiêu cực, lãng phí trong quản lý và chi tiêu ngân sách.

Năm 2019, việc sử dụng kinh phí tại các Tịa án đảm bảo đúng quy định, công tác mua sắm tài sản, trang thiết bị, hoàn tất các cơng trình xây dựng, sửa chữa đều được các Tịa án tiến hành công khai, minh bạch, đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, số lượng kinh phí được cấp cịn eo hẹp so với nhu cầu thực tế, nên cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho việc cải thiện trụ sở, điều kiện, phương tiện làm việc, hoặc bù đắp cho các thiết bị của các đơn vị đã bị hư hỏng, xuống cấp.

Năm 2020, đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp nhằm đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Toà án, tạo thuận lợi cho người dân khi giải quyết công việc tại Tồ án. Tăng cường cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động cả về chuyên môn nghiệp vụ và trong hoạt động quản lý, điều hành; nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện mơ hình “hành chính một cửa”, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án. Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, nhất là các phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến hai cấp và công khai bản án trên cổng thông tin điện tử, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp. Năm 2020, mỗi Thẩm phán chủ tọa xét xử ít nhất một phiên tịa rút kinh nghiệm; công bố 100% các bản án, quyết định phải công bố trên Cổng thơng tin điện tử.

Các phiên tịa diễn ra tại TAND hai cấp đều được ghi hình, ghi âm. Lãnh đạo TAND tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có thể trực tiếp theo dõi phiên tịa tại Tịa án hai cấp của tỉnh để giám sát việc tổ chức phiên tòa. Đồng thời TAND tỉnh phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức 52 phiên tòa rút kinh nghiệm, giúp Thẩm phán nâng cao kỹ năng điều hành phiên tịa, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án. Đảm bảo mỗi Thẩm phán có ít nhất 01 phiên tịa rút kinh nghiệm.

TAND hai cấp luôn quan tâm thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn, chế độ và đảm bảo cho Hội thẩm nhân dân khi xét xử luôn độc lập, tuân theo pháp luật. Năm 2019 TAND tỉnh đã tổ chức được 02 đợt tập huấn nghiệp vụ, đồng thời trang bị đầy đủ

các văn bản, tài liệu và các điều kiện cần thiết khác cho Hội thẩm trong tồn tỉnh. Thơng qua tập huấn, các Hội thẩm có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, có thêm kiến thức pháp luật và các kỹ năng xét xử cùng Thẩm phán giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật.

2.3.2.2. Hạn chế, vướng mắc

Tuy đạt được nhiều kết quả nêu trên, trong quá trình xét xử án tranh chấp quyền sử dụng đất ở Hưng Yên cũng tồn tại một số những hạn chế. Án tranh chấp quyền sử dụng đất được giải quyết chiếm tỉ lệ không cao (từ năm 2016-2020 giải quyết được 52,8% trên tổng số vụ việc được thụ lý). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này.

* Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm về chủ thể

Theo BLDS năm 2015 thay đổi so với BLDS năm 2005 về giao dịch vô hiệu do khơng tn thủ về hình thức. Điều 134 BLDS năm 2005 quy định, trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên khơng tn theo thì theo u cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩmquyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; q thời hạn đó mà khơng thực hiện thì giao dịch vơ hiệu.

Quy định này khi triển khai trên thực tế đã gặp nhiều vướng mắc và khó bảo đảm tính khả thi vì trong nhiều trường hợp, một trong các bên giao dịch không hợp tác để thực hiện quy định về hình thức của giao dịch - mặc dù giao dịch được giao kết trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên nhưng vẫn dẫn tới giao dịch vô hiệu. Điều 129 BLDS năm 2015 quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vơ hiệu, nhưng loại trừ trường hợp sau:

- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó;

- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên khơng phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Như vậy, với quy định này, một giao dịch vi phạm quy định về hình thức nhưng các bên tham gia giao dịch tích cực, thiện chí thực hiện giao dịch (đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch) thì giao dịch không bị vô hiệu. Ngày 26/4/2019, Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án thụ lý số: 28/2018/TLPT- DS ngày 09/11/2018, về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Do bản án dân sự sơ thẩm số 05/2018/DSST ngày 03/10/2018 của TAND thành phố Hưng Yên bị kháng cáo, kháng nghị. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 02/2019/QĐ - PT ngày 31 tháng 01 năm 2019 giữa các đương sự: Nguyên đơn Ông Đỗ Văn C - Sinh năm 1965 và bị đơn Anh Lê Quang V– Sinh năm 1987, đều trú tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Nội dung: Anh Đỗ Văn T – Sinh năm 1973 (đã chết ngày 13/12/2016) là em trai ông C được thừa kế của bố đẻ là cụ Đỗ Văn H một mảnh đất tại thửa số 66, tờ bản đồ số 17, diện tích 200m2 tại thơn P, xã C, TP Hưng Yên. Thửa đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất mang tên anh T. Sau khi anh T mất được vài ngày thì anh Lê Quang V cùng vài người nữa đến nhà ơng và nói là ông T đã bán đất cho anh V. Do vậy, ông C đã sang nhà anh T tìm thấy trong tủ có 01 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh V với anh T được công chứng tại văn phịng cơng chứng B (thành phố Hưng Yên). Theo ông C, trong hợp đồng có nhiều điểm khơng đúng, cụ thể:

1. “Tại điều 7 của hợp đồng ghi là hai bên đã tự đọc lại và ký.” là hoàn toàn khơng đúng vì anh T khơng biết chữ.

2. Ơng C tìm hiểu và biết anh T có vay tiền của anh Lê Quang V, nên anh V đã yêu cầu em ông phải ký hợp đồng chuyển nhượng đất để làm tin, khi nào có tiền trả thì sẽ hủy hợp đồng này đi. Đây là hợp đồng giả tạo để che giấu giao dịch vay tiền giữa hai bên.

3. Tháng 5/2016, anh T xây nhà 3 tầng có tổng diện tích sử dụng khoảng 378m2 trên một phần diện tích đất hiện đang xảy ra tranh chấp, tiền xây nhà hết khoảng hơn 1 tỷ đồng, tiền em ơng có một phần, cịn lại là do anh chị em ơng cho. Do ham chơi đua đòi nghiện ma túy nên năm 2002, T bị bắt về tội mua bán chất ma túy và bị TAND huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên xử phạt 08 năm tù. Năm 2012, vợ chồng T ly hơn, Tịa án đã giao cháu T cho mẹ là cô Bùi Thị Thu P, nhưng cô P không nuôi mà bỏ cháu ở lại với bố. Để T có chỗ ở và làm ăn lâu dài, có điều kiện hồn lương nên gia đình ơng đã tập trung xây nhà cho bố con T, nhưng em ông lại tiếp tục đi vay tiền và sa vào con đường ma túy và chết sau khi bị bắt. Ngôi nhà 3 tầng và đất thuộc sở hữu của em ông. Nay anh T đã chết nên cháu Đỗ Tuấn T là người thừa kế nhà và đất duy nhất của em trai ơng để lại. Ơng thấy trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh T và anh V không thấy chuyển nhượng nhà ở và tài sản trên đất.

4. Ngoài ra hai người còn chuyển nhượng cả 31m2 đất mà anh T em trai ông đã lập hợp đồng tặng cho ông ngày 15/11/2013 đã được Văn phịng cơng chứng huyện A, tỉnh Hưng Yên công chứng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 71 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)