Quy định của pháp luật về thủ tục hòa giải tiền tố tụng đối với việc giải quyết

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 45 - 46)

2.2. Quy định của pháp luật việt nam về thẩmquyền giải quyết tranh chấp quyền sử

2.2.1. Quy định của pháp luật về thủ tục hòa giải tiền tố tụng đối với việc giải quyết

giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân

Đối với các tranh chấp dân sự pháp luật có quy định đất có trách nhiệm phải tiến hành hòa giải và tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận nhằm thống nhất ý chí về việc giải quyết vụ việc dân sự. Bởi lẽ, tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp quyền sử dụng đất được hòa giải thành sẽ rút ngắn thời gian xét xử, Tịa án khơng phải tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án giảm bớt gánh nặng cho hệ thống Toà án, tiết kiệm thời gian, chi phí cho Tồ án và cả các bên đương sự. Với ý nghĩa đó Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 đã có quy định cụ thể về việc hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải.

3. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hịa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai….”.

Theo quy định này có thể thấy Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp tiến hành hịa giải. UBND cấp xã có đất tranh chấp sẽ tiến hành phiên hịa giải tạo điều kiện giúp các bên ngồi lại thương lượng, bàn bạc nhằm thống nhất ý chí về phương thức giải quyết tranh chấp. Hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã là thủ tục được quy định trong Luật Đất đai năm 2013 trong trường hợp các bên tranh chấp không tự thoả thuận hoặc không hịa giải được thơng qua hòa giải ở cơ sở. Trong đó hịa giải tranh chấp về quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện thụ lý vụ án tại Tòa án. Yêu cầu khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất nếu khơng được tiến hành hịa giải tại UBND

cấp xã thì coi như là chưa đủ điều kiện khởi kiện. Và Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện. Tuy nhiên, không phải tất cả các tranh chấp về quyền sử dụng đất đều bắt buộc qua thủ tục hoà giải tại cơ sở. Theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì chỉ có tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải qua hoà giải ở cơ sở, còn tranh chấp như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hịa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp khơng phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)