2.2. Quy định của pháp luật việt nam về thẩmquyền giải quyết tranh chấp quyền sử
2.2.4. Thẩmquyền của Tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn
nguyên đơn
Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự của Tịa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tịa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tịa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án. Về căn bản các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 đã kế thừa các quy định của BLTTDS trước đây.
Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt nhất định. Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 35 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì Tịa án nơi
có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những “tranh chấp về bất động sản”. Quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 thì theo hướng cụ thể hơn là “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Quy định này của BLTTDS năm 2015 dường như đã đi theo hướng giới hạn hơn thẩm quyền của Tịa án nơi có bất động sản chỉ đối với trường hợp có đối tượng tranh chấp là bất động sản chứ không bao hàm cả trường hợp tranh chấp về quyền tài sản liên quan đến bất động sản. Quy định này thực chất được xây dựng trên quan niệm cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp. Xét về thực tế thì các hồ sơ, giấy tờ về bất động sản do cơ quan quản lý nơi có bất động sản nắm giữ, cơ quan này nắm vững thực trạng, nguồn gốc của bất động sản. Do vậy, Tịa án nơi có bất động sản là Tịa án có điều kiện thuận lợi hơn cả trong việc tiến hành các biện pháp xác minh, đảm bảo cho việc giải quyết vụ kiện sát với thực tế sự việc như xem xét, thẩm định tại chỗ (xác minh thực địa); tiến hành định giá tài sản; thu thập tài liệu từ cơ quan nhà đất… Hiện nay, BLTTDS năm 2015 chưa có một quy định có tính định nghĩa chính thức như thế nào là trường hợp “đối tượng tranh chấp là bất động sản” để khi vận dụng có thể bao qt và xác định chính xác Tịa án có thẩm quyền đối với các tranh chấp dân sự.
Ngoài ra, điểm b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 quy định: “Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn…”. Như vậy, quyền tự định đoạt của các đương sự đã được pháp luật đề cao, tơn trọng, theo đó nếu bị đơn đồng ý với nguyên đơn về việc giải quyết vụ án tại Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có tài sản thì Tịa án đó khơng được từ chối thụ lý. Tuy nhiên, đối với tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì các bên khơng được thỏa thuận mà vẫn là Tịa án nơi có bất động sản giải quyết.
Bên cạnh các quy định về xác định thẩm quyền như trên thì để đảm bảo thuận tiện cho nguyên đơn trong việc tham gia tố tụng, Điều 40 BLTTDS năm 2015 kế thừa và tiếp thu quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) đã quy định một số trường hợp nhất định pháp luật cho phép nguyên đơn được lựa chọn một trong số các Tòa án có thẩm quyền giải quyết để yêu cầu giải quyết vụ
việc. Tuy nhiên, quy định này khác với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 ở chỗ nguyên đơn, người u cầu có thể lựa chọn Tịa án mà không cần sự đồng ý của bị đơn, người yêu cầu. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho chủ thể khởi kiện thực hiện việc lựa chọn Tịa án có thẩm quyền giải quyết cho mình, trao cho họ sự chủ động trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong một số trường hợp nhất định như: Nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn; tranh chấp phát sinh từ hợp đồng;…
Việc gửi đơn khởi kiện đến đúng Tịa án có thẩm quyền giải quyết là một yếu tố rất quan trọng để xem xét việc thụ lý vụ án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác thì Tịa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, nếu gửi đơn khởi kiện đến sai Tịa án có thẩm quyền xét xử theo cấp hay theo lãnh thổ thì sẽ phải chuyển đơn khởi kiện sang đúng Tịa án có thẩm quyền. Do đó, để tránh mất thời gian, công sức người khởi kiện phải hết sức chú ý đến vấn đề này để đảm bảo đơn khởi kiện của mình có thể được thụ lý nhanh chóng.
2.3. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của tồ án nhân dân
Như đã trình bày trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ trình bày về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Toà án cấp sơ thẩm.