Thủ tục tiến hành xét xử sơ thẩm tranh chấp quyền sử dụng đất được quy định trong BLTTDS năm 2015, theo đó để tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất cần phải thực hiện các thủ tục sau: Bắt đầu phiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.
* Khai mạc phiên tòa sơ thẩm:
Theo Điều 239 BLTTDS năm 2015 có quy định về việc khai mạc phiên toà sơ thẩm. Trước hết, Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau đó, thư ký phiên tịa sẽ báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt. Chủ tọa phiên tòa sẽ là người kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác. Sau đó, sẽ thực hiện phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác; giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Chủ tọa sẽ có trách nhiệm hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có u cầu thay đổi ai khơng.
Ngồi ra, cần yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch. Đây là thủ tục bắt buộc đảm bảo cho phiên toà diễn ra có sự tham gia đầy đủ của những người tham gia tố tụng, kiểm tra lại xem có trường hợp nào hỗn phiên tồ khơng đồng thời cịn nhằm xác lập trật tự của phiên toà trước khi khai mạc.
* Bắt đầu phiên toà
Thủ tục bắt đầu phiên toà được quy định từ Điều 240 đến Điều 246, BLTTDS năm 2015. Mục đích của các thủ tục này là nhằm kiểm tra sự có mặt những người tham gia tố tụng theo giấy triệu tập của Toà án và ổn định trật tự phiên toà. Hơn nữa, để đảm bảo cho việc giải quyết được đúng đắn, xét xử đúng đối tượng, Chủ toạ phiên toà kiểm tra căn cước của các đương sự thông qua việc hỏi để đương sự trả lời trực tiếp về họ tên, tuổi, địa chỉ… và đối chiếu lại lời trình bày của
các đối tượng với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Hơn nữa, các thủ tục này chủ yếu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Việc phổ biến quyền và nghĩa vụ cho họ giúp họ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên toà.
Điều 240 BLTTDS năm 2015 quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định viên, người phiên dịch viên. Thủ tục này đảm bảo cho những người tham gia tố tụng và Kiểm sát viên thực hiện quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng. người giám định, người phiên dịch…
Bên cạnh đó, đối với những vụ án có người làm chứng tham gia tố tụng, để đảm bảo tính khách quan trong lời khai của người làm chứng, Điều 242 BLTTDS năm 2015 quy định biện pháp cách ly người làm chứng khi lời khai của họ có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của những đương sự và người làm chứng khác.
Như vậy, các quy định về thủ tục bắt đầu phiên toà của BLTTDS năm 2015 rất chi tiết và cụ thể. Với quy định của BLTTDS năm 2015 về thủ tục bắt đầu phiên tồ thì vai trị của Thẩm phán – Chủ toạ phiên tồ là rất lớn. Tất cả các hoạt động của Thẩm phán tại thủ tục này nhằm đảm bảo cho việc quản lý vụ án của Toà án được chặt chẽ, đảm bảo cho việc xét xử được đúng đối tượng, đúng thủ tục tố tụng và những người tham gia tố tụng được biết rõ các quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên toà sơ thẩm dân sự.
- Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
Theo quy định tại Điều 244 BLTTDS năm 2015 về vấn đề xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự. Theo quy định của điều luật này thì Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự khi mà những thay đổi, bổ sung của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Quy định này vơ tình đã làm hạn chế quyền tự định đoạt của các đương sự. Sự hạn chế này thể hiện ở chỗ việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà nếu theo hướng rút bớt yêu cầu thì được cịn theo hướng thăng thêm thì khơng được.
Điều 245 BLTTDS năm 2015 quy định về việc phản tố của các đương sự nhưng lại không quy định về thời điểm thực hiện việc phản tố của bị đơn và đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, tại phiên tồn
xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập hay không là một vấn đề chưa được quy định rõ ràng.
Việc đương sự tự thoả thuận, thương lượng giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng dân sự được Nhà nước khuyến khích. Vì vậy, Điều 246 BLTTDS năm 2015 có quy định trước khi xét xử vụ án chủ toạ phiên toà hỏi xem đến thời điểm này các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Tuy nhiên, trong điều luật không quy định trường hợp các đương sự chỉ hoà giải được một phần nội dung vụ án nên dẫn đến những cách hiểu khác nhau và áp dụng không đồng nhất trong thực tiễn xét xử.
* Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm
Từ Điều 247 đến Điều 263 BLTTDS năm 2015 quy định về hoạt động tranh tụng tại phiên tồ. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án và xu hướng đổi mới hoạt động tư pháp ở nước ta.
Tranh tụng tại phiên tịa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án. Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền u cầu họ dừng trình bày những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án dân sự.
Việc không hạn chế thời gian tranh luận thể hiện tính mở rộng tranh tụng, tạo điều kiện cho đương sự có khả năng sử dụng mọi phương pháp chứng minh theo luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Điều 248 BLTTDS năm 2015 quy định về trình tự các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được trình bày tại phiên tồ. Sau khi chủ toạ đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết mà đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của họ và các bên trong vụ án cũng không tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe
các bên đương sự trình bày về các yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.
Sau phần hỏi, khi cần thiết, hội đồng xét xử sẽ công bố tài liêu, chứng cứ của vụ án (Điều 254); cho nghe băng, đĩa ghi âm, ghi hình… (Điều 255), xem xét vật chứng (Điều 256) và hỏi người giám định (Điều 257). Những quy định này nhằm đảm bảo cho việc xem xét vụ án một cách khách quan toàn diện. Tuy nhiên, hiện tại khơng phải Tồ án nào cũng có điều kiện thực hiện được quy định này. Nhiều Toà án cấp huyện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc vẫn còn nghèo nàn, cho nên đòi hỏi sự cần thiết phải tăng cường cơ sở vật chất cho các Toà án.
Như vậy, các quy định của BLTTDS năm 2015 về việc hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là khá chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tiễn xét xử, tại một số phiên toà việc hỏi của hội đồng xét xử cịn nặng nề, mang tính chất mệnh lệnh như xét hỏi, đơi khi có trường hợp ngược lại, hội đồng xét xử lại tạo khơng khí dân chủ q nên các đương sự tranh nhau trả lời… Nhiều trường hợp tại phiên tồ chỉ có chủ toạ phiên tồ hỏi mà các hội thẩm nhân dân không tham gia vào việc hỏi hoặc khơng nắm rõ các tình tiết của vụ án nên nêu những câu hỏi thiếu chính xác, khơng đi đúng vào nội dung cần hỏi…
* Nghị án và tuyên án tại phiên tòa sơ thẩm
Theo quy định tại điều 264, BLTTDS năm 2015 thì việc nghị án chỉ được tiến hành sau khi kết thúc phần tranh luận. Nghị án là phần thủ tục quan trọng, trong đó các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án. Qua hỏi và thẩm tra chứng cứ tại phiên toà, tranh luận cơng khai tại phiên tồ, Hội đồng xét xử đã thấy rõ các tình tiết của vụ án, những vấn đề nảy sinh tại phiên toà cần xem xét. Tất cả các nội dung trên phải được xem xét thận trọng, khách quan thì mới ra được bản án thể hiện tính cơng minh của pháp luật, phù hợp với thực tế và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Trong thực tế phần lớn các phiên toà dân sự đều thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phần nghị án. Song cá biệt cũng có những phiên tồ, khi hội đồng xét xử vào nghị án thì thư ký cũng được gọi vào để ghi biên bản. Hoặc cũng có những phiên toà khi nghị án có ý kiến khơng thống nhất thì Chủ toạ phiên toà lại thuyết phục hội thẩm nhân dân. Nhưng cũng có những trường hợp hội thẩm nhân
dân do chưa nắm chắc hồ sơ, trình độ có hạn nên khi nghị án lại nêu ý kiến chủ quan của mình, hay tự suy diễn mà không dựa vào cơ sở pháp lý làm cho việc nghị án kéo dài và không hiệu quả.
Trong q trình nghị án, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận (Điều 265). Đây là quy định cần thiết vì thực tế nhiều trường hợp khi nghị án, Hội đồng xét xử thấy rằng xuất hiện một số tình tiết cần phải hỏi tại phiên tồ nhưng q trình hỏi đã bỏ sót, các đương sự cũng chưa trình bày quan điểm về vấn đề này hoặc các đương sự lại tự thoả thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án… nhưng không biết phải áp dụng quy định nào của pháp luật để quay trở lại thủ tục hỏi và tranh luận.
Với những trường hợp đã thống nhất được ý kiến về bản án sơ thẩm, Tòa án sẽ nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra bản án, bản án phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, Hội đồng xét xử sẽ tuyên đọc bản án dưới sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Sau khi tuyên án xong thì khơng được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính tốn sai.