Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên ảnh hưởng đến giả

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 67 - 71)

2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân tỉnh

2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên ảnh hưởng đến giả

đến giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại TAND tỉnh Hưng Yên

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Hưng n có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, khơng có núi đồi nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Hưng n có diện tích tự nhiên trên 926 km2, dân số 1,2 triệu người, với 55 vạn người trong độ tuổi lao động, đa số đều là lực lượng lao động trẻ, khoẻ, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo gần 40%. Lao động trong công nghiệp, xây dựng chiếm 10,7%;

Lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 78,9%; Lao động trong các ngành dịch vụ chiếm 10,4%15.

* Tài nguyên thiên nhiên

Hưng Yên mang đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi, địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nơng nghiệp 61.037 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, tồn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp.

2.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2019, kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 9,72% so với năm 2018, đây là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất từ năm 2011 trở lại đây, trong đó quan trọng nhất là sự tiếp tục giữ được sự ổn định và phát triển trên cả ba khu vực.

Hoạt động xây dựng tiếp tục phát triển mạnh, bên cạnh xây dựng nhà ở dân cư, trong năm 2019, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được tỉnh tiếp tục quan tâm và kêu gọi đầu tư. Nhiều dự án đầu tư bất động sản, cơng trình giao thơng trọng điểm, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu đơ thị mới được xây dựng. Do đó, năm 2019, ngành xây dựng duy trì mức tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng 17,31% và đóng góp 0,94 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Hưng Yên cũng được xác định là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời những năm gần đây, quy hoạch một số huyện, thị của Hưng Yên là vùng phụ trợ cho Vùng thủ đô như Văn Giang… Kinh tế và xã hội của Hưng Yên cũng đang phát triển nhanh với mức tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao trên 9% một năm. Hưng Yên cũng phát triển đa dạng các ngành kinh tế: nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ trong đó ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là công nghiệp – xây dựng (62,15%); thứ hai là dịch vụ (22,74%) và cuối cùng nông nghiệp ở Hưng Yên chỉ chiếm có 8,44%. Có thể thấy rằng, kinh tế chủ đạo được ưu tiên phát triển hiện nay ở Hưng Yên là công nghiệp với nhiều khu công nghiệp được phê duyệt, xây dựng và triển khai hoạt động như khu công nghiệp Phố Nối A, Dệt may

Phố Nối, Thăng Long 2… Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung thêm 3 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020. Cụ thể, gồm: khu cơng nghiệp sạch (quy mơ diện tích là 143,08 ha; vị trí tại xã Hồng Tiến - huyện Khối Châu và xã Xuân Trúc - huyện Ân Thi), khu công nghiệp số 03 (quy mơ diện tích là 159,71 ha; vị trí tại xã Hồng Tiến - huyện Khối Châu, xã Lý Thường Kiệt - huyện Yên Mỹ và xã Xuân Trúc - huyện Ân Thi) và khu công nghiệp 01 (quy mơ diện tích là 263,85 ha; vị trí tại xã Lý Thường Kiệt và xã Tân Việt - huyện Yên Mỹ, xã Xuân Trúc - huyện Ân Thi).

UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 17/4/2018, bảo đảm tuân thủ quy định tại Điều 58 Luật Đất đai, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan. Có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa bị chuyển đổi theo quy định tại Điều 134 Luật Đất đai.

Đồng thời, thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển các khu cơng nghiệp với các cơng trình nhà ở cơng nhân, các cơng trình xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động trong khu công nghiệp; bảo đảm việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp; xây dựng phương án đảm bảo hành lang an tồn đối với các khu cơng nghiệp hiện hữu nằm dọc theo các tuyến đường chính (cao tốc, quốc lộ). Có kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh để hỗ trợ các khu công nghiệp trong trường hợp cần mở rộng các tuyến đường kết nối với khu cơng nghiệp.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng và thu hút các dự án thứ cấp đối với phần diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th cịn lại chưa lấp đầy. KCN Lý Thường Kiệt (300 ha) và KCN Tân Dân (200 ha) cũng chuẩn bị điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động. Đến năm 2020 tỉnh Hưng Yên có 45.700 ha đất nơng nghiệp, chiếm 49,13%; đất phi nông nghiệp là 47.322 ha, chiếm 50,87%; đất đô thị 10.112 ha, chiếm 10,87%. Đối với các khu chức năng, đến năm 2020, khu sản xuất nơng

nghiệp có 39.507 ha đất, chiếm 42,47%; khu phát triển công nghiệp 8.771 ha, chiếm 9,43%; khu đô thị 3.463 ha, chiếm 3,72%; khu thương mại - dịch vụ có 444 ha, chiếm 0,48%; khu dân cư nơng thơn có 20.083 ha, chiếm 21,59%. Từ 2016-2020, 14.902 ha đất nông nghiệp được chuyển sang phi nông nghiệp; 918 ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp; 187 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở16.

Do đó, UBND tỉnh đã xác định cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người dân nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững; công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp khơng có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai.

UBND tỉnh Hưng Yên xây dựng định hướng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, bảo đảm thuận lợi cho việc phát triển, tăng cường các liên kết sản xuất trong khu công nghiệp; triển khai đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đúng tiến độ, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và bảo đảm tính khả thi của quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn; xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, bảo đảm phù hợp với tốc độ triển khai các khu công nghiệp; triển khai phương án đào tạo, tạo việc làm mới cho số lao động thuộc diện bị thu hồi đất; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng nhà ở cơng nhân và các cơng trình phúc lợi xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp để bảo đảm điều kiện sống, làm việc của người lao động.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế đồng thời lại nằm trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm nên đất đai ở Hưng Yên những năm gần đây có giá trị trao đổi lớn, nên càng hay xảy ra tranh chấp.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)