2.2. Quy định của pháp luật việt nam về thẩmquyền giải quyết tranh chấp quyền sử
2.2.2. Quy định của pháp luật về thẩmquyền của Tòa án theo loại việc
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tịa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.
BLTTDS năm 2015 được xây dựng dựa trên Hiến pháp năm 2013 và theo đó nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS năm 2015. Đáng chú ý là sự bổ sung khoản 2 Điều luật này: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, đây có thể nói là sự thay đổi quan trọng nhất của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tiếp cận công lý của người dân được thực hiện. Chính vì vậy cách quy định của BLTTDS năm 2015 khác so với BLTTDS năm 2004 (BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011). Theo BLTTDS năm 2004 (BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011), Tịa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khác về dân sự khác mà pháp luật có quy định ngồi các tranh chấp được BLTTDS quy định. Điều này có nghĩa Tịa án chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khác về dân sự nếu có một văn bản pháp khác đang có hiệu lực thi hành quy định vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án. Khác với điều này,
các điều khoản cuối cùng của các Điều 26, 28, 30, 32 BLTTDS năm 2015 quy định “… trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”, điều này có nghĩa, Tịa án chỉ có quyền từ chối thụ ý giải quyết các tranh chấp dân sự khi pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác.
Ví dụ: Về việc xác định Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất. Trước đây khi Luật Đất đai năm 2013 chưa có hiệu lực thì tranh chấp quyền sử dụng đất sẽ được giải quyết theo hướng dựa trên việc có hay khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất. Nói cách khác, nếu chủ thể có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp lệ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2003 thì Tịa án sẽ giải quyết theo thủ tục TTDS Ngược lại, nếu chủ thể khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp lệ khơng được khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết mà phải giải quyết ở UBND nơi có đất đang tranh chấp. Hiện nay, khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thì đối với đất khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp lệ; các đương sự có quyền lựa chọn TAND hoặc UBND là nơi giải quyết tranh chấp. Quy định như vậy có phần hợp lý hơn bởi có như vậy mới đảm bảo được quyền tiếp cận công lý của công dân.