Đánh giá kết quả sau phục hình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cấy ghép implant tức thì và đánh giá kết quả sau cấy ghép (Trang 73 - 76)

Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.5.5. Đánh giá kết quả sau phục hình

Đánh giá chức năng ăn nhai

- Tốt: Bệnh nhân có khả năng cắn dễ dàng và thoải mái tất cả các loại

thức ăn kể cả thức ăn cứng.

- Trung bình: Bệnh nhân có khả năng cắn bình thường với răng giả, có thể gặp một chút khó khăn khi cắn thức ăn cứng.

- Kém: Bệnh nhân cắn khó khăn, có thể bị vướng hoặc đau khi cắn và

chỉ ăn được những thức ăn mềm.

Đánh giá chức năng thẩm mỹ

- Tốt: Phục hình có hình thể, kích thước, màu sắc hài hịa như răng thật; khớp cắn đúng, bệnh nhân hài lịng.

- Trung bình: Phục hình có hình thể, kích thước, màu sắc hài hịa gần như răng thật, bệnh nhân chấp nhận.

- Kém: Phục hình có hình thể, kích thước, màu sắc khơng tương đồng

với răng thật; bệnh nhân không chấp nhận.

Khi lắp phục hình, nếu đánh giá thẩm mỹ kém thì làm lại ngay từ ban đầu. Những lần tái khám định kỳ, thẩm mỹ kém cũng được thay thế làm lại.

Những trường hợp implant thất bại có chức năng ăn nhai và thẩm mỹ bị đánh

giá là mức độ kém tại thời điểm theo dõi.

Đánh giá sự thành công và thất bại của cấy ghép

Dựa theo tiêu chuẩn của Misch để đánh giá mức độ thành công của cấy

ghép và yêu cầu điều trị [109], [110].

Bảng 2.6. Phân loại thành công cấy ghép

Nhóm Mức độ Triệu chứng Chăm sóc-điều trị

Thành cơng

Lý tưởng a) Khơng đau khi hoạt động chức năng

b) Không lung lay

c) Mất xương < 2 mm kể từ lần phẫu thuật đầu tiên

d) PD < 4 mm

e) Khơng BoP

Duy trì vệ sinh thơng

thường Đạt yêu cầu Viêm niêm mạc quanh implant

a) Không đau khi hoạt động chức năng

b) Không lung lay c) Mất xương < 2 mm d) PD: 4 mm e) có BoP -Kiểm tra khớp cắn, giảm lực nhai -Tăng lần hẹn vệ sinh -Tăng cường giáo dục

chăm sóc tại nhà Viêm

quanh implant

sớm

a) Khơng đau khi hoạt động chức năng

b) Không lung lay c) Mất xương: 2-4 mm

d) PD: 4 mm

Nhóm Mức độ Triệu chứng Chăm sóc-điều trị Cần can thiệp Viêm quanh implant mức độ vừa

a) Có thể nhạy cảm khi hoạt động chức năng

b) Không lung lay

c) Mất xương > 4 mm (25- 50% chiều dài implant)

d) PD > 6 mm, e) có BoP -Kiểm tra khớp cắn, giảm lực nhai -Lấy bỏ chất bẩn bám dính -Thuốc (kháng sinh, chlorhexidine) -Phẫu thuật (làm sạch, ghép xương) Thất bại Viêm quanh implant tiến triển

Bất cứ điều kiện nào trong những điều kiện sau:

a) Đau khi hoạt động chức năng hay khi gắn vít lành thương

b) Lung lay

c) Mất xương > 1/2 chiều dài

implant

d) PD > 8 mm, có BoP

d) Tiết dịch khơng kiểm sốt e) Khơng cịn tồn tại trong miệng

Lấy bỏ implant

Nguồn từ Misch (2008) [109], [110]

Biến chứng phục hình: gồm các biến chứng liên qua đến vít liên kết

(lỏng, gãy); trụ phục hình (gãy, lỏng); chụp phục hình (mẻ sứ, lỏng gắn), implant (gãy, nhờn ren) [111].

Mỗi implant có thể có nhiều biến chứng khác nhau; nhưng nếu có cùng 1 biến chứng ở 2 thời điểm đánh giá khác nhau thì chỉ tính là 1 trường hợp khi

tính tỷ lệ tích lũy trong khoảng thời gian theo dõi 3 năm.

Cỡ mẫu ở các thời điểm đánh giá: cỡ mẫu ở thời điểm đánh giá nào là

số lượng implant có đánh giá ở thời điểm đó sau khi mang phục hình.

Như vậy, cỡ mẫu lần đánh giá sau sẽ loại bỏ những trường hợp implant

chưa đủ thời gian theo dõi tiếp và những trường hợp implant thất bại trong lần đánh giá trước.

Tỷ lệ tích lỹ: Vì các implant được theo dõi đánh giá vào các thời gian

khác nhau nên khi kết thúc nghiên cứu, các implant có thời gian đánh giá cuối cùng khác nhau. Do đó, trong nghiên cứu có tính tỷ lệ tích lỹ (cumulative

rate), tức các chỉ tiêu theo dõi của tất cả các implant được tính ở thời điểm đánh giá cuối cùng trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cấy ghép implant tức thì và đánh giá kết quả sau cấy ghép (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)