Về tình hình hợp tác, liên kết phát triển vùng

Một phần của tài liệu Bao_cao_NQ_39 (Trang 58 - 60)

8.1. Kết quả công tác phối hợp, liên kết phát triển Vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung điểm miền Trung

8.1.1. Công tác liên kết xúc tiến, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại

Phối hợp tổ chức các hội thảo về: Phát triển hệ thống và trung tâm logistics; hợp tác, phát triển các KKT và các KCN trong vùng; xúc tiến đầu tư, quảng bá du

lịch; phối hợp với các địa phương trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên tổ chức các hoạt động về xúc tiến thương mại và khuyến công; Hội nghị kết nối cung cầu (năm 2017); Hội chợ triển lãm Công Thương duyên hải miền Trung (năm 2017); qua đó, tăng cường kết nối các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp tác trong sản xuất, cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, thương mại và dịch vụ.

8.1.2. Cơng tác liên kết phát triển lĩnh vực du lịch

Phối hợp tổ chức các Hội thảo: Liên kết khai thác du lịch nơng nghiệp, văn hóa, sinh thái dựa vào cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (năm 2019); Diễn đàn liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội (năm 2020) để gắn kết các khu du lịch, khai thác lượng khách du lịch quốc tế theo tuyến hành trình di sản miền Trung qua Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế đến với đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi.

8.1.3. Về liên kết phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng

Hồn thành mở rộng Quốc lộ 1A; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuyến đường ven biển Võ Chí Cơng đang hồn thiện... sẽ kết nối hệ thống đường ven biển của các địa phương trong vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế biển và khai thác du lịch. Đang tổ chức lập Quy hoạch và đầu tư nâng cấp Cảng Chu Lai tiếp nhận tàu 5 vạn tấn và đã trình Bộ Giao thông vận tải về quy hoạch Cảng hàng không Chu Lai, phát triển dịch vụ logistics phục vụ vận chuyển hàng hố thơng qua Cảng Chu Lai, Sân bay Chu Lai

8.1.4. Về liên kết phát triển văn hóa, xã hội

Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ giữa các địa phương trong vùng, như: Giới thiệu và trình diễn dệt thổ cẩm dân tộc Hrê tại Festival Làng nghề truyền thống Huế năm 2017; tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tại tỉnh Quảng Nam năm 2017, 2018; tham gia đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ việt Nam” tại Bình Định năm 2018. Bên cạnh đó, các tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Nam, Bình Định chia sẻ về kết quả hỗ trợ nhau trong bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa tương đồng, đặc biệt là di sản văn hóa dân tộc thiểu số.

8.2. Đánh giá về các thể chế, cơ chế liên kết, phát triển Vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung điểm miền Trung

Cơ chế điều phối vùng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn tồn tại những hạn chế về chức năng, nhiệm vụ; chưa đủ mạnh để tạo thẩm quyền cho bộ máy vùng hiện tại thực hiện sứ mệnh điều phối vùng vì trong q trình theo dõi, đơn đốc thực hiện quy hoạch. Hội đồng Vùng chưa có thẩm quyền trong việc quyết định các dòng ngân sách cho các dự án mang tính liên Vùng. Vì vậy, những định hướng phát triển của Hội đồng vùng ít tác động đến quyết định của các ban, bộ, ngành và địa phương trong Vùng. Việc phân tán nguồn lực theo đơn vị hành chính dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất về phân bổ nguồn lực, hình thành cuộc chạy

đua xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng, khu đô thị, KCN và một số sản phẩm với cơ cấu kinh tế tương tự nhau giữa các tỉnh, thành phố khiến cho một số lĩnh vực khơng sử dụng hết cơng suất, dẫn đến lãng phí nguồn lực. Về tổ chức bộ máy Hội đồng vùng hiện tại chủ yếu thực hiện theo cơ chế kiêm nhiệm, rất cần thành lập thêm các bộ phận giúp việc chuyên nghiệp có nhiệm vụ tư vấn để Hội đồng vùng đưa ra những quyết sách hiệu quả.

Hầu hết các công việc triển khai chỉ dừng ở mức độ xây dựng kế hoạch, chương trình cơng tác, tổ chức hội nghị, hội thảo, gặp gỡ trao đổi nội dung liên kết. Sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chủ yếu dừng lại ở mức độ cam kết thỏa thuận giữa lãnh đạo các địa phương; phạm vi liên kết cịn hẹp, các lĩnh vực liên kết mang tính tự phát, thiếu bền vững. Đặc biệt, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối giữa các địa phương chưa được quan tâm phối hợp xây dựng và quản lý, sử dụng hiệu quả.

Sự phối hợp giữa Ban Điều phối và các địa phương trong vùng chưa toàn diện và thường xuyên. Sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương còn rời rạc, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp, cịn mang tính hình thức. Chưa có khả năng xây dựng định hướng, chiến lược, quy hoạch, hoạch định những chính sách riêng biệt thống nhất cho tồn Vùng, thiếu sự gắn kết, phân cơng giữa các địa phương trong vùng.

Một phần của tài liệu Bao_cao_NQ_39 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w