Năm 2005: 4,7 bác sĩ và 17,5 giường bệnh/vạn dân.

Một phần của tài liệu Bao_cao_NQ_39 (Trang 41 - 45)

học công nghệ, nhất là trên các lĩnh vực tỉnh đang cần. Hiện trạng trình độ cơng nghệ chung của các ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt mức trung bình tiên tiến. Trong đó, ngành cơng nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô, do đặc thù của ngành là cần vận hành dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nên các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều cho máy móc thiết bị và đào tạo con người. Vì vậy, hệ số đóng góp cơng nghệ của ngành đạt mức 0,72 (mức tiên tiến). Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc các ngành cơng nghiệp cịn lại do chưa có sự đầu tư nhiều nên trình độ cơng nghệ cịn khá thấp; máy móc thiết bị chủ yếu là máy bán tự động hoặc máy vạn năng chuyên dùng; vốn đầu tư cho thiết bị cơng nghệ cịn thấp; xuất xứ của thiết bị công nghệ chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan; thơng tin sản xuất cịn sơ sài46.

Các hoạt động KH&CN đã có bước chuyển biến tích cực đáng kể, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, ngành, nhất là trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên.... Vai trò của các nguồn lực đã có tác động trực tiếp đến q trình phát triển KT-XH trong thời gian qua, trong đó, việc ứng dụng KH&CN phục vụ CNH, HĐH tại địa phương đã góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp. Yếu tố công nghệ thơng tin đã trở nên quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào q trình phát triển của địa phương, góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và nền kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Một số lĩnh vực KH&CN của tỉnh được chú trọng thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội, như: Các mơ hình ứng dụng KH&CN trong nơng nghiệp từng bước đi vào sản xuất; vai trị, vị trí và tầm quan trọng của tiến bộ kỹ thuật của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực đã được quan tâm; các đề tài, dự án tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc của sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản (cây trồng, vật ni); các dự án thuộc Chương trình nơng thơn miền núi, đã triển khai tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xây dựng các mơ hình sản xuất có giá trị, cung cấp được nguồn giống con vật nuôi, cây trồng, nguồn dược liệu cho địa phương....; các dự án đã hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho người dân quy trình tiến bộ kỹ thuật, vận dụng ứng dụng vào thực tế sản xuất, góp phần giải quyết tốt việc bảo quản, chế biến nơng thuỷ sản góp phần nâng cao đời sống, phát triển KT-XH vùng nông thôn miền núi Quảng Nam. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều đề tài đã nghiên cứu ứng dụng thành công các tiến bộ vào trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo an toàn cho người lao động. Ngoài ra, các nghiên cứu ứng dụng, hợp tác KH&CN đã hướng đến phát triển các sản phẩm chủ lực như sản phẩm Sâm Ngọc Linh, cơ khí, ơ tơ, dệt may, da giày, quế Trà My, các loại dược liệu quý, sản phẩm du lịch, thủ cơng mỹ nghệ, làng nghề truyền thống…, góp phần 46 Theo kết quả đánh giá đề tài khoa học và cơng nghệ cấp tỉnh về “Đánh giá trình độ cơng nghệ một số nhóm ngành cơng nghiệp chủ lực của tỉnh Quảng Nam, đề xuất giải pháp quản lý và chính sách đổi mới cơng nghệ của tỉnh giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn 2030” do Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện trong năm 2016.

xây dựng sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Trong lĩnh vực đổi mới và phát triển cơng nghệ: đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới và phát triển công nghệ, nâng cao năng suất lao động của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Nhiều doanh nghiệp đã thực sự quan tâm và mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, nâng cao năng suất chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.6. Về phát triển thông tin và truyền thông

Hoạt động thông tin và truyền thông không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân, các đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển KT-XH chung của tỉnh, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 đơn vị chủ yếu cung cấp dịch vụ bưu chính là Bưu điện tỉnh Quảng Nam và Chi nhánh Bưu chính Viettel Quảng Nam. Ngồi ra cịn có 20 chi nhánh, văn phòng đại diện cung cấp dịch vụ bưu chính, chủ yếu ở địa bàn 02 thành phố: Tam Kỳ, Hội An. Hiện có, 189 điểm bưu điện văn hố xã, 65 bưu cục. 100% xã có điểm phục vụ bưu chính. Cơng tác chuyển phát thực hiện kịp thời, hơn 90 % số xã có đường thư chuyển phát hàng ngày.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 05 doanh nghiệp viễn thông, gồm: Viettel Quảng Nam, Mobifone tỉnh Quảng Nam, Viễn thông Quảng Nam, Trung tâm thơng tin di động Tồn cầu (Gtel); Trung tâm Di động khu vực 2 Vietnamobile; 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực internet, gồm: Viettel Quảng Nam, Viễn thông Quảng Nam, FPT Quảng Nam, Chi nhánh SCTV Quảng Nam. Tính đến hết năm 2021, tồn tỉnh phát triển được 2062 trạm BTS. Về sóng thơng tin di động 3g, 4g, cáp quang đến cấp xã, thôn: Cấp xã: 100% xã/ phường/ thị trấn (241/241) có hạ tầng cáp quang kéo đến trung tâm xã; 100% xã/ phường/ thị trấn (241/241) được phủ sóng thơng tin di động 3G/4G đến trung tâm các xã. Cấp thơn: 96,5 % thơn/ khối phố (1197/1240) có hạ tầng cáp quang kéo đến trung tâm thôn; 97,5 % thơn/ khối phố (1210/1240) được phủ sóng thơng tin di động 3G/4G đến trung tâm thôn. Về truyền thanh cơ sở: Tồn tỉnh có 01 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và 18 đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố, 241 đài truyền thanh cơ sở, trong đó, 7 đài truyền thanh hữu tuyến, 12 đài vừa hữu tuyến vừa vô tuyến, 162 đài truyền thanh vô tuyến FM, 60 đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thơng thực hiện nhiệm vụ tiếp, phát sóng, tun truyền trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2021, Sở Thông tin và Truyền thông đã xem xét, thẩm định hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông cho 51 xã tại 15 huyện/ thị xã/ thành phố. Dự kiến năm 2022, toàn tỉnh đầu tư mới 33 đài truyền thanh cơ sở (100% công nghệ thông tin - viễn thơng).

Nhìn chung, phát triển hạ tầng bưu chính viễn thơng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã cơ bản đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo, phục vụ cơng tác quốc phịng, an ninh, phịng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thực hiện chuyển đổi số trên địa

bàn tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo phát triển hạ tầng di động băng rộng cáp quang đến các khu vực, tại các khu vực cịn lõm sóng, trắng về internet băng rộng, các vùng đặc biệt khó khăn, cũng như nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ viễn thông để đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo, chính quyền và người dân trong phát triển kinh tế nâng cao đời sống văn hóa xã hội cũng như phục vụ tốt cơng tác chuyển đổi số trên địa bàn tồn tỉnh.

2.7. Về công tác dân tộc và tôn giáo

2.7.1. Kết quả phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, mức hưởng thụ văn hóa, mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội nên đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Trong đó. thu nhập bình qn đầu người năm 2021 đạt 23,23 (triệu đồng/năm), gấp 7,4 lần so với năm 2004; 100% các xã có đường ơtơ đến trung tâm xã; tỷ lệ thơn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng năm 2021 đạt 91,5%, so với năm 2004 đạt 29,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2021 đạt 44,3% so với năm 2004 đạt 29,5%. Đạt tỷ lệ 99% trẻ em trong độ tuổi đến trường năm 2021 (năm 2004, tỷ lệ học sinh mẫu giáo 51,2%; tỷ lệ học sinh tiểu học 82,2%; tỷ lệ học sinh trung học 57,9%; Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,39% và tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45% năm 2021.

Thông qua đầu tư phát triển KT-XH, hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách giảm nghèo, đời sống của người dân nói chung, của người nghèo, cận nghèo đã được cải thiện rõ rệt, nhất là về y tế, giáo dục, nhà ở; hầu hết các xã nghèo đặc biệt khó khăn đều có đường giao thơng đến trung tâm xã, có điện thắp sáng và phục vụ sản xuất kinh doanh, trường học, trạm y tế đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh cho Nhân dân..., góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, làm thay đổi diện mạo đời sống xã hội người dân, nhất là ở khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số, từng bước cải thiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Đến cuối năm 2020, số hộ nghèo còn 15.357 hộ, tỷ lệ 18,09% (giảm 22,76% so với cuối năm 2015), bình quân mỗi năm giảm 4,55%. Đến cuối năm 2020, khu vực miền núi có 29/94 xã đạt chuẩn NTM; có 28 thơn ở miền núi đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu. Bình qn chung số tiêu chí NTM khu vực miền núi đạt 13,3 tiêu chí/xã, khơng cịn xã dưới 8 tiêu chí. Tuy nhiên, kết quả xây dựng NTM có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, 6 huyện miền núi cao tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM dưới 15%.

Các tuyến đường giao thông kết nối các huyện miền núi và các tỉnh Tây Nguyên đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân khu vực miền núi ngày càng được thuận lợi hơn Hệ thống thủy lợi, tăng năng lực tưới tiêu tiếp tục được nâng cấp, cải tạo. Các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 được đầu tư các cơng trình thủy lợi nhỏ phục vụ tưới. Cơng tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy,

nhiều lễ hội văn hóa của các dân tộc được duy trì tổ chức hằng năm. Thực hiện tốt cơng tác huy động trẻ em trong độ tuổi đến, giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; 09 huyện miền núi được cơng nhận cơ bản hồn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư, thực hiện các dự án định canh, định cư hỗ trợ di

giãn dân đồng bào dân tộc giai đoạn. Hàng năm, thực hiện bình xét ở các địa phương, phê duyệt danh sách người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh; tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có uy tín.

2.7.2. Tình hình quản lý nhà nước về cơng tác tín ngưỡng tơn giáo trong thời gian qua luôn được chú trọng

Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật. Đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà các cơ sở thờ tự, chức sắc tôn giáo trong dịp Tết cổ truyền và các ngày Lễ Trọng của các tôn giáo. Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo góp phần làm cho hoạt động tôn giáo, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh ngày càng được ổn định, đi vào nề nếp. Kịp thời giải quyết thoả đáng các nhu cầu chính đáng của các tơn giáo trên địa bàn tỉnh về xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự, đào tạo, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc và những hoạt động tôn giáo phù hợp với chính sách, pháp luật.

Một phần của tài liệu Bao_cao_NQ_39 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w