Thời gian qua, bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, diễn biến phức tạp hơn so với dự báo. Kinh tế thế giới phục hồi chậm sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế; rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng; xu hướng bảo hộ thương mại và cạnh tranh chiến lược giữa các nước, đối tác lớn ngày càng gay gắt. Trong khi đó, khoa học - cơng nghệ phát triển rất nhanh cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động sâu rộng trên nhiều phương diện đến các nước trên thế giới. Đại dịch Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng rất nặng nề đến tất cả các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến tình trạng suy thối kinh tế nghiêm trọng đến cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Tỉnh đã bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đồng bộ, kịp thời, hiệu quả trên các lĩnh vực với tinh thần quyết tâm cao, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Sự điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực; đặc biệt từ đầu năm 2020 đến nay, đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”.
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và nâng cao mức sống của người dân là những mục tiêu hàng đầu. Sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn không những phụ thuộc vào tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào sự tương tác giữa các tỉnh lân cận với nhau. Việc thu hút vốn đầu tư đã góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập của người lao động, học hỏi tiến bộ cơng nghệ nước ngồi,… Trong thời gian qua, đã ban hành những cơ chế, chính sách tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, thơng thoáng, đặc thù tạo bức phá trên nhiều lĩnh vực, hoàn thiện các quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế; trong đó hướng trọng tâm hồn thiện, khớp nối kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng; hạ tầng các KKT, KCN, CCN; ưu tiên đầu tư phát triển trên các khu vực miền núi, nông thôn, các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản; hỗ trợ đầu tư phát triển giáo dục, y tế; xã hội hoá đầu tư các lĩnh vực văn hoá xã hội;... Tất cả các yếu tố trên đã góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh năm 2019 đạt 33.067 tỷ đồng, chiếm 33,4% GRDP và tăng gần 31 nghìn tỷ đồng so với năm 2004. Trong đó, vốn đầu tư thuộc
nguồn vốn nhà nước quản lý đạt 9.061 tỷ đồng, chiếm 27% tổng số vốn, tăng gần 08 nghìn tỷ đồng so với năm 2004; vốn huy động từ khu vực ngoài nhà nước đạt 14.401 tỷ đồng, chiếm 44% tổng số vốn, tăng khoảng 13 nghìn tỷ đồng so với năm 2004; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 9.604 tỷ đồng, chiếm 29% tổng số vốn, tăng gần 10 nghìn tỷ đồng so với năm 2004.
Dưới sự tác động, ảnh hưởng chung bởi đại dịch Covid-19, tình hình vốn đầu tư thực hiện trong năm 2020 gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ và giáo dục,… tác động đến kế hoạch sản xuất cũng như tâm lý của các nhà đầu tư, ngồi những dự án đang đầu tư thì chủ đầu tư thận trọng trong đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chỉ phần ít chủ đầu tư có đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất kinh doanh và thực hiện một số cơng trình chuyển tiếp đây là ngun nhân chính dẫn đến năm 2020 vốn đầu tư thực hiện giảm mạnh (-11,5%) so với năm 2019. Tính chung năm 2020, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh thực hiện 29.259 tỷ đồng, chiếm 30,9% GRDP và tăng khoảng 26 nghìn tỷ đồng so với năm 2004. Trong đó vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước quản lý thực hiện 8.923 tỷ đồng, chiếm 31% tổng số vốn, tăng khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng so với năm 2004; vốn huy động từ khu vực ngoài nhà nước thực hiện 13.176 tỷ đồng, chiếm 45% tổng số vốn, tăng gần 12 nghìn tỷ đồng so với năm 2004; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7.160 tỷ đồng, chiếm 24%, tăng gần 7 nghìn tỷ đồng so với năm 2004.
Năm 2021, trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh, lũ lụt, biến đổi khí hậu, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh và đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH. Kịp thời triển khai hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ cùng các chương trình hỗ trợ Nhân dân các vùng bị giãn cách để phịng chống dịch. Nhờ vậy, tình hình an sinh xã hội được đảm bảo; quốc phòng an ninh tiếp tục được củng cố, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Sơ bộ năm 2021 vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh đạt 30.777 tỷ đồng, chiếm 30% GRDP và tăng gần 28 nghìn tỷ đồng so với năm 2004. Trong đó, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước quản lý thực hiện 8.889 tỷ đồng, chiếm 29% tổng số vốn, tăng 7,4 tỷ đồng so với năm 2004; nguồn vốn huy động từ khu vực ngoài nhà nước năm 2021 thực hiện 14.884 tỷ đồng, chiếm 48% tổng số vốn, tăng gần 14 nghìn tỷ đồng so với năm 2004; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7.004 tỷ đồng, chiếm 23% tổng số vốn, tăng gần 7 nghìn tỷ đồng so với năm 2004.
Nguồn vốn đầu tư được tập trung vào những lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm, đã tác động tích cực và đúng hướng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư hạ tầng du lịch và đô thị; nhất là đối với các KCN, CCN, KKT được nâng lên đáng kể, thơng qua đó tăng năng lực sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ,… Trong tổng vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà
nước năm 2004 chiếm gần 50,6% thì đến các năm 2019, 2020 và 2021 chiếm tỉ trọng lần lượt là 27,4%; 30,5% và 28,9%; tỷ trọng vốn đầu tư khu vực Nhà nước trong tổng vốn đầu tư có xu hướng giảm qua các năm, điều đó cho thấy động lực đầu tư của tỉnh đã giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Khu vực ngồi Nhà nước ln tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn đầu tư thực hiện đây là xu hướng tích cực trong q trình cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, trong điều kiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách gặp khó khăn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt nhiều kết quả tích cực, điều đó chứng tỏ lòng tin của nhà đầu tư vào thực tế và triển vọng phục hồi của nền kinh tế của tỉnh.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đã có bước phát triển tồn diện, cải thiện đáng kể trên các lĩnh vực, góp phần thay đổi diện mạo xã hội, đô thị, nông thơn trên địa bàn tỉnh, các dự án có tổng mức đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh54. Một số cơng trình, dự án hồn thành đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh55. Nhiều cơng trình lớn, trọng điểm trên các lĩnh vực văn hố, xã hội, y tế, giáo dục đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, như: Bệnh viện Sản - Nhi, Trường PTTH Trần Đại Nghĩa, Trường PTTH Nguyễn Duy Hiệu...
7.1. Tổng số vốn đầu tư công giai đoạn 2005 - 2020
Tổng số vốn đầu tư công được phân bổ cho phát triển địa phương năm 2020 là 6.689 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 gấp khoảng 11 lần. Tổng số vốn đầu tư công được phân bổ cho phát triển địa phương năm 2021 là 5.015 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 gấp khoảng 8 lần. Tổng số vốn đầu tư công được phân bổ cho phát triển địa phương giai đoạn 2005 - 2019 khoảng 61.672 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư công được phân bổ cho phát triển địa phương giai đoạn 2005 - 2020 khoảng 68.361 tỷ đồng.
7.2. Cơ cấu vốn đầu tư công được phân bổ cho phát triển địa phương theongành và lĩnh vực ngành và lĩnh vực
Giai đoạn 2005 - 2020, tổng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh khoảng 68.361 tỷ đồng. Trong đó: Lĩnh vực quốc phịng, an ninh là 2.265 tỷ đồng, chiếm khoảng 3%; lĩnh vực giao thông là 36.785 tỷ đồng, chiếm khoảng 54%; lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi là 9.633 tỷ đồng, chiếm khoảng 15%; lĩnh vực văn hóa, xã hội
54
Cầu Cửa Đại; cầu Đế Võng; cầu Giao Thủy; đường ĐT610 đoạn nối Duy Xuyên với Nông Sơn; các tuyến đường: ĐT605, ĐT 607, ĐT 608, ĐT 609; đặc biệt tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng qua Hội An đến sân bay Chu Lai và tiếp nối Dung Quất (Quảng Ngãi) đóng vai trị rất quan trọng trong định hướng phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp khu vực ven biển; nút giao vòng xuyến 2 tầng giữa Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam với đường trục chính từ Cảng Chu Lai đến cao tốc; dự án thành phần Cải thiện Nơng nghiệp có tưới tỉnh Quảng Nam - VNN; thủy điện Đăk Mi 2; thủy điệnTr'Hy; thủy điện Sông Tranh 4, các tuyến nối từ đường ven biển (129) đến đường Quốc lộ 1A và đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; phát triển mơi trường, hạ tầng đơ thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hội An; dự án KCN cơ khí và ơ tơ Chu Lai Trường Hải mở rộng; dự án mở rộng và đầu tư xây dựng bến cảng Chu Lai;…
55 Nhà máy chế biến gỗ MDF (500 tỷ đồng); Nhà máy thủy điện Đăk Mi 3 (1,3 nghìn tỷ đồng); Nhà máynước giải khát (PepsiCo Việt Nam: 56 triệu USD); nhà máy bia Việt Nam VBL (72 triệu USD); Công ty TNHH nước giải khát (PepsiCo Việt Nam: 56 triệu USD); nhà máy bia Việt Nam VBL (72 triệu USD); Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng (70 triệu USD); nhà máy Bus Thaco (7 nghìn tỷ đồng); nhà máy sản xuất máy nơng nghiệp (500 tỷ đồng); Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl (4,8 nghìn tỷ đồng); Khu du lịch Nam Hội An đi vào hoạt động một số hạng mục như: khu nghỉ dưỡng ven biển, khu vui chơi giải trí...
là 10.263 tỷ đồng, chiếm khoảng 15%; lĩnh vực hạ tầng KKT, KCN là 6.156 tỷ đồng, chiếm khoảng 09%; lĩnh vực khác là 3.259 tỷ đồng, chiếm khoảng 5%.
7.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của tỉnh
Trong bối cảnh ngân sách tỉnh cịn nhiều khó khăn, việc đầu tư hạ tầng kinh tế kỹ thuật của tỉnh chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư công; song, với sự nỗ lực của chính quyền và Nhân dân tồn tỉnh, sự hỗ trợ tích cực từ Trung ương, kết quả đầu tư cơng trên địa bàn thể hiện rất rõ nét, đặc biệt lĩnh vực giao thông, thủy lợi và kết cấu hạ tầng đô thị.
Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí theo hướng tập trung hơn, ưu tiên cho các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án có tính lan tỏa, các dự án tạo ra nguồn thu để đầu tư, nâng cấp đô thị,… Việc bố trí vốn cho các dự án khởi cơng mới được rà sốt chặt chẽ. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị, địa phương và các chủ đầu tư triển khai thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công, Nghị định và các văn bản chỉ đạo liên quan, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Việc ứng trước kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn 2005 - 2020 được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm việc ứng trước kế hoạch phù hợp với quy định của pháp luật. Công tác lập, giao kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh cơ bản được thực hiện kịp thời ngay sau khi Trung ương giao; quy trình, thủ tục tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, đảm bảo theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gắn với việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH từng giai đoạn.
Đầu tư cơng đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Về việc phân bổ vốn đầu tư công cho các dự án giai đoạn 2005 - 2020 tập trung đầu tư các cơng trình kết cấu hạ tầng KT-XH, các cơng trình giao thơng then chốt cơng trình thủy lợi được nâng cấp, đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, KCN, KKT, đầu tư nhiều hơn cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều đó đã góp phần tạo điều kiện phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân, làm thay đổi diện mạo đô thị, xây dựng nông thôn mới. Giải ngân vốn đầu tư cơng đã từng bước được cải thiện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, tỉnh cũng có những chỉ đạo, giải pháp kịp thời, tăng cường đôn đốc triển khai công tác đầu tư cơng, đơn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn nên tiến độ giải ngân qua các năm đã có sự chuyển biến tích cực.