Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nha trang (Trang 30 - 35)

6. Kết cấu đề tài

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Tính đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có thêm 04 chi nhánh NHTMCP đi vào hoạt động, nâng tổng số tổ chức tín dụng trên địa bàn lên 33 đơn vị với tổng số điểm giao dịch là 147 điểm. Thị trường Khánh Hịa khơng lớn nhưng bị chia sẻ bởi nhiều ngân hàng làm tăng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn. Các NHTMCP có nhiều chính sách cạnh tranh về cả huy động vốn lẫn cho vay khiến chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, do đó thị phần bị chia sẻ là điều không tránh khỏi. Mặt dù vậy, trong giai

đoạn 2009 – 2013 tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng vẫn duy trì ở mức tăng trưởng ổn định, bền vững.

Bảng 2.1: Hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 – 2013.

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Stt Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm 2011 Năm2012 Năm 2013

1 Tổng doanh thu 157 246 389 436 482,00 Tốc độ tăng trưởng 9,79 56,69 58,13 12,08 10,55 2 Tổng chi phí 123 183 276 326 371,00 Tốc độ tăng trưởng 18,27 48,79 50,82 18,12 13,80 3 Tổng LN trước thuế 34 63 113 110 111,00 Tốc độ tăng trưởng -12,82 85,29 79,37 -2,66 0,91 4 Tổng Tài sản 1.703 2.250 2.731 3.559 3.989,00 Tốc độ tăng trưởng 38,12 32,12 21,38 23 12,08 5 Tổng vốn huy động 1.612 2.541 2.998 3.688 4.088,00 Tốc độ tăng trưởng 37,66 57,63 17,99 23 10,85

6 Tổng dư nợ cho vay 1.574 1.709 2.273 2.587 3.245,00

Tốc độ tăng trưởng 42,83 8,58 33 13,8 25,43

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 - 2013)

Tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế trong năm 2011 và 2010 tăng mạnh so với năm 2009, năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng với tốc độ chậm lại ở mức 12,08% đối với doanh thu và 18,12% đối với chi phí và sang năm 2013 giảm so với năm 2012 ở mức 10,55% đối với doanh thu và 13,8% đối với chi phí. Kết quả là làm cho chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng cũng biến động rõ rệt: Năm 2009 ngân hàng vẫn đạt được chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng nhưng vẫn giảm 14,7% so năm 2008, do Vietcombank Tuy Hòa tiền thân là Phòng giao dịch thuộc Vietcombank Nha Trang được tách riêng khỏi Vietcombank Nha Trang làm giảm một phần doanh số và lợi nhuận trước thuế; Năm 2010, 2011 tổng lợi nhuận trước thuế đều tăng qua các năm và năm 2012, 2013 tăng chậm lại. Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng lớn mạnh và họat động ổn định. Nguyên nhân do trong năm 2011, Vietcombank Nha Trang tiếp nhận thêm Phòng giao dịch Cam Đức của Vietcombank Cam Ranh, nâng

tổng số phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh là 06 phòng. Các phòng giao dịch đã thực hiện tốt công tác huy động vốn và cho vay đối với khách hàng. Bên cạnh đó, thơng qua mạng lưới Phịng giao dịch, đã tiếp nhận thêm được nhiều khách hàng mới, phát triển các mạng lưới dịch vụ khác, giảm áp lực về sự quá tải do lượng khách hàng giao dịch tập trung q đơng tại trụ sở chính. Nhờ đó, cơng tác khách hàng được thực hiện tốt hơn và chu đáo hơn làm tăng khả năng huy động và cung ứng vốn của ngân hàng nên lợi nhuận tăng cao. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát năm 2010: 11,8% và năm 2011: 18,58% làm cho giá cả hàng hóa tăng lên tức là giá cả của các khoản tín dụng tại ngân hàng cũng tăng lên, do đó doanh thu, lợi nhuận và chi phí của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể.

Năm 2012, ngân hàng vẫn đạt được chỉ tiêu lợi nhuận nhưng với tốc độ tăng trưởng giảm 2,66% so với năm 2011. Nguyên nhân do trước tình hình lạm phát cao ở năm 2011 với tỷ lệ vượt mức 18%, Chính phủ đã sử dụng một trong các cơng cụ của chính sách tiền tệ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát là lãi suất, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của ngân hàng: vì với lãi suất huy động thấp, nên đầu tư vào ngân hàng khơng cịn là kênh đầu tư hấp dẫn của người gởi tiền, cùng với lãi suất cho vay trong khung lãi suất cho phép thì lợi nhuận của ngân hàng giảm là điều tất yếu.

Năm 2013, lợi nhuận của ngân hàng tăng so với năm 2012 là 0,91%, đây không phải là mức tăng trưởng mong đợi của ngân hàng nhưng cho thấy sự nỗ lực của tập thể các bộ, nhân viên Vietcombank Nha Trang trong bối cảnh lạm phát ở năm 2011 và điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt năm 2012, năm 2013 NHNN đã dần ổn định được giá trị đồng Việt Nam. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Sự tăng trưởng về tổng tài sản của Vietcombank Nha Trang tập trung trên hai hoạt động chính là cấp tín dụng và huy động vốn. Nguyên nhân là do nền kinh tế tăng trưởng, nhận thức và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng cao. Người dân tin tưởng vào các chính sách điều hành của nhà nước nên đã quen dần với việc sử dụng các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, mạnh dạn đưa đồng vốn ra đầu tư, công khai giao dịch qua ngân hàng.

Về tổng dư nợ vay của Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2009 - 2013 tăng đều qua các năm. Năm 2011, cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng Vietcombank Nha Trang cũng đã tích cực mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tư nhân, cá thể.

Xét về thành phần khách hàng vay vốn: Dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn như Tổng công ty Khánh Việt, Công ty CP Dệt May Nha Trang, Công ty TNHH NN một thành viên Yến Sào Khánh Hòa …

Cho vay theo ngành hàng: Tỷ trọng dư nợ rải đều cho các ngành hàng, trong đó cho vay thủy sản khoảng 12%, khách sạn nhà hàng 10%, thuốc lá chiếm 13%, điện 10%, còn lại là các ngành vận tải 12%, xây dựng 10% …

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Chi nhánh vẫn giữ được thế mạnh về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Tỷ trọng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh chiếm khoảng 30% thị phần trên địa bàn.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Năm 2011, thị trường tiền tệ có nhiều biến động phức tạp, khiến hoạt động kinh doanh ngoại tệ gặp rất nhiều. Do sự biến động và chênh lệch tỷ giá nên nhiều doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ giữ lại không bán hoặc chuyển vốn qua ngân hàng khác dẫn đến nguồn cung ngoại tệ rất khan hiếm. Chi nhánh đã linh hoạt trong cơng tác khách hàng và có nhiều biện pháp chăm sóc khách hàng phù hợp để thu hút nguồn ngoại tệ về cho chi nhánh.

Công tác bảo lãnh: Chủ yếu là bảo lãnh trong nước với những khách hàng truyền thống là Tổng Công ty Khánh Việt, Yến Sào Khánh Hịa, Cơng ty TNHH Minh Phát, Công ty TNHH Kim Môn …

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang 2.2.1 Các sản phẩm huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân

Tài khoản tiền gửi thanh tốn:

Sử dụng sản phẩm này KHCN có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán; Nhận tiền lương hàng tháng; Thấu chi tài khoản; Phát hành thẻ; Phát hành séc; Đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử; Dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua internet VCB- iB@nking; Dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn di động VCB-SMS B@nking; Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại 24/7 VCB-Phone B@nking; Chuyển tiền tự động đối với

những khoản thanh toán định kỳ; Thực hiện các giao dịch nộp, rút, chuyển tiền mua bán chứng khoán, tham gia đấu giá, nhận cổ tức, … trực tuyến với các cơng ty chứng khốn có liên kết với Vietcombank. Khi sử dụng sản phẩm này khách hàng có thể nhận được lợi ích là mọi thơng tin cá nhân được bảo mật cao nhất; Các khoản tiền gửi đều được mua bảo hiểm tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi; Tiền trong tài khoản được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Các sản phẩm tiết kiệm

Tiết kiệm rút gốc từng lần: Là sản phẩm cho phép KHCN có thể rút từng phần tiền gốc trong kỳ hạn gửi mà vẫn được hưởng nguyên lãi suất xác định tại đầu kỳ đối với phần gốc cịn lại. Lợi ích mà sản phẩm mang lại là linh hoạt rút một phần gốc không giới hạn số lần trong kỳ để đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất mà khơng phải tất tốn tài khoản và hưởng nguyên lãi suất ban đầu đối với phần gốc còn lại.

Tiền gửi trực tuyến: Là sản phẩm cho phép khách hàng gửi hoặc rút tiền tiết

kiệm thông qua internet. Sử dụng sản phẩm này, khách hàng có thể truy cập website của ngân hàng để chuyển tiền từ tài khoản Tiền Gửi Thanh Toán với lãi suất thấp sang tài khoản Tiền Gửi Trực Tuyến để hưởng lãi suất cao hơn. Tính ưu việt của sản phẩm là tiện lợi, nhanh chóng, an tồn, bảo mật, sinh lời hiệu quả.

Tích lũy kiều hối: Dành cho khách hàng nhận tiền kiều hối và có nhu cầu gửi

lại nguồn tiền kiều hối này tại ngân hàng để hưởng lãi suất cao và ưu đãi lớn.

Tiết kiệm tự động: Áp dụng cho KHCN có thu nhập định kỳ và ổn định trên

tài khoản không kỳ hạn. Số tiền khách hàng yêu cầu được chuyển tự động theo định kỳ từ tài khoản không kỳ hạn sang tài khoản tiết kiệm tự động với lãi suất cao hơn.

Tài khoản tiết kiệm tự động: Là tài khoản có kỳ hạn do khách hàng đăng ký

để định kỳ chuyển tiền vào.

Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ: Áp dụng cho KHCN có nhu cầu nhận khoản tiền

lãi theo định kỳ để chi trả các nhu cầu tiêu dùng.

Tiết kiệm trả lãi trước: Áp dụng cho KHCN có nhu cầu lĩnh lãi ngay khi gửi

tiền để chi trả các nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Tiết kiệm thường: Có nhiều lợi ích như lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh, kỳ hạn

gửi đa dạng, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, có thể sử dụng sổ tiết kiệm để thế chấp cầm cố vay vốn.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nha trang (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w